Bạn đang xem bài viết Đáp án tự luận Mô đun 8 Tiểu học Đáp án tập huấn Module 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án tự luận Mô đun 8 Tiểu học giúp thầy cô trả lời nhanh các câu hỏi tự luận, cùng kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học, để đạt kết quả cao trong khóa tập huấn Mô đun 8 của mình.
Qua đó, thầy cô sẽ có thêm kinh nghiệm hoàn thành khóa tập huấn Module 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 8. Vậy mời thầy cô tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Đáp án tự luận Mô đun 8 Tiểu học
Hoạt động 3:
Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?
1. Các tổ chức chính phủ Đảng và Nhà nước
Đảng, Nhà nước ta có vai trò đề ra những chủ trương, chính sách trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học như thông qua việc ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ như Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án 1501 “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.
2. Ban lãnh đạo nhà trường
Ban lãnh đạo nhà trường là người truyền bá, triển khai cụ thể các đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học đến địa phương, đơn vị trường học. Các trường đã thực hiện tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa để việc giáo dục trẻ được đi sâu và rộng hơn.
3. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường
Các cán bộ giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học vào các bài giảng trên lớp để các em dễ tiếp thu hơn.
Giáo viên và các nhân viên khác trong trường cũng là tấm gương đạo đức để các em noi theo và học tập.
4. Các ban ngành đoàn thể
Các ban ngành đoàn thể như đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong cũng đóng vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học. Các tổ chức ban ngành đoàn thể có thế mạnh rất lớn trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống đến học sinh thông qua nhiều hoạt động như tuyên truyền, sinh hoạt, ngoại khóa.
5. Phụ huynh học sinh
Cha mẹ học sinh là người gần gũi nhất với các em, có thể giáo dục đạo đức, lối sống cho các em ngay từ những hoạt động thường ngày. Việc phối hợp với các lực lượng còn lại để định hình và xây dựng nhân cách cho con em là rất cần thiết, đây sẽ là một kế hoạch hài hòa diễn ra song song ở cả nhà trường với gia đình.
6. Các tổ chức xã hội
Ngoài 6 tổ chức chính trị xã hội chính, nước ta còn có rất nhiều tổ chức xã hội phi chính phủ đang không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là một hoạt động rất ý nghĩa và được nhiều tổ chức xã hội chú ý, tuyên truyền thường xuyên.
Hoạt động 8:
Câu 2. Hoạt động: Tổ chức diễn đàn: “Bạn là ai? Bạn cần làm gì để phát triển” phù hợp với nội dung phối hợp nào trong số các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học:
Trả lời:
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục ý thức, thái độ và hành vi đối với bản thân cho học sinh tiểu học (Phối hợp giáo dục cho học sinh năng lực tự nhận thức và tự chịu trách nhiệm)
Câu 3. Kể tên một vài hoạt động giáo dục trong nhà trường thể hiện nội dung “Phối hợp các lực lượng để giáo dục cho học sinh lòng nhân ái; sự sẻ chia; hợp tác, tôn trọng sự khác biệt”
Tổ chức hoạt động từ thiện Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chăm sóc người già, người neo đơn, người yếu thế trong xã hội. Làm việc nhóm trong học tập, sinh hoạt tập thể, hoạt động trải nghiệm, thực hiện các dự án giáo dục. Tìm hiểu sự khác biệt giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa, sự khác biệt về đặc điểm tâm lý con người. Học cách vị tha và rèn kỹ năng sống v.v. Thực hành các tình huống nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. Tổ chức hoạt động đôi bạn cùng tiến hay giúp bạn đến trường v.v. Mời một số chuyên gia về một số lĩnh vực như Âm nhạc, Mĩ thuật để giáo dục cho các em tính nhân văn, biết thưởng thức âm nhạc vì âm nhạc nuôi dưỡng tâm hồn; giáo dục cho các em biết thưởng thức và yêu cái đẹp, sống đẹp, …
Hoạt động 10:
1. Thầy (cô) đã xây dựng và tổ chức phối hợp các lực lượng để thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống nào cho học sinh ở trường tiểu học nơi công tác?
Đã xây dựng và tổ chức phối hợp các lực lượng để thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học nơi công tác:
– Nhóm các chủ đề về khám phá bản thân. Mục tiêu và nội dung giáo dục: Giáo dục HS nhận biết những ưu và nhược điểm của bản thân, những năng lực sở trường của học sinh. Học sinh tự tin thể hiện bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Học sinh biết tổ chức và sắp xếp các hoạt động của bản thân hoặc của nhóm để thể hiện ưu điểm của bản thân.
– Nhóm các chủ đề về Truyền thống quê hương. Mục tiêu và nội dung giáo dục: Giáo dục HS nhận biết những truyền thống lịch sử của quê hương; Tự hào về truyền thống, giá trị lịch sử của quê hương; Có những hành động/việc làm bảo vệ truyền thống lịch sử, quê hương, địa phương.
– Nhóm các chủ đề về Gia đình. Mục tiêu và nội dung giáo dục: Biết được các thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, có tình yêu thương và trách nhiệm với người trong gia đình; Biết thể hiện hành động và việc làm thể hiện sự yêu thương/trách nhiệm với người thân trong gia đình.
– Nhóm các chủ đề về giáo dục giá trị văn hóa dân tộc. Mục tiêu và nội dung giáo dục: Học sinh nhận biết được nét văn hóa của dân tộc, địa phương như: trang phục truyền thống, nghệ thuật, giao tiếp, thói quen sinh hoạt… của một số dân tộc điển hình đang sinh sống tại địa phương; Tự hào về những giá trị văn hóa địa phương, dân tộc; Biết thể hiện ý tưởng hoặc hành động cụ thể giới thiệu nét đẹp của văn hóa dân tộc; bảo tồn và giữ gìn vẻ đẹp trong văn hóa truyền thống của các dân tộc.
2. Thầy (cô) hãy cho biết những khó khăn đã gặp phải trong quá trình xây dựng các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống thể thực hiện việc phối hợp các lực lượng GD?
Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa được thường xuyên và thống nhất. Những ảnh hưởng của mối quan hệ bạn bè đến đạo đức, nhân cách học sinh.
3. Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất và hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học mà thầy (cô) đang công tác?
Hoạt động 13:
Ưu điểm của KH: giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, hướng các em đi đúng chuẩn đạo đức của xã hội.
Hạn chế của KH: đối với học sinh cá biệt
Hướng điều chỉnh, sửa chữa: đưa ra thêm một số kế hoạch riêng biệt cho học sinh cá biệt.
Hoạt động 14:
1. Khi lập kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học, thầy (cô) thường cấu trúc kế hoạch thành mấy phần? Đó là những phần nào?
Cấu trúc kế hoạch gồm 4 phần
+ Kế hoạch
+ Mục tiêu
+ Nội dung
+ Điều chỉnh
2. Khi lập kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học, thầy cô gặp những thuận lợn và khó khăn nào?
Thuận lợi:
– Luôn được sự quan tâm chặt chẽ từ các lực lượng giáo dục
Khó khăn:
– GV cần phân tích xây dựng kế hoạch cụ thể, phân tích kĩ đặc điểm tâm sinh lí của HS.
– GV cần đề xuất những biện pháp để hỗ trợ, giáo dục đạo đức lối sống cho HS
3. Từ thực tiễn việc lập kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho cho học sinh thầy cô hãy chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình này?
Khi lập kế hoạch cần dựa vào điều kiện sẵn có về nhân lực tài lực để thực hiện mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng các hoạt động thực hiện phải phù hợp;Cần tập trung nhiều ở những em có hoàn cảnh đặc biệt.
Hoạt động 17:
Nêu phương án khắc phục những khó khăn khi sử dụng các kênh thông tin trong phối hợp các lực lượng để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học?
Phụ huynh đa số ít biết cách sử dụng các kênh thông tin như website, các trang mạng xã hội. Giáo viên sẽ liên lạc qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp.
Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học
KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Chủ đề: CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn
- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn
- Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham hỗ trợ các hoạt động chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Hiểu được truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.
II. Chuẩn bị
- Nhà trường: Cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với các lực lượng xã hội.
- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, hình thức và địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.
III. Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Kế hoạch nhỏ, tiếp sức đến trường (Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023)
1.1 Mục tiêu hoạt động
Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung: HS chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Hình thức: Lồng ghép vào tiết HĐTN và Đạo đức.
1.3 Đánh giá hoạt động
HS nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
2. Hoạt động 2: Phong trào “Bảo hiểm trao em” (Từ tháng 9/2022 đến cuối tháng 12/2022)
2.1 Mục tiêu hoạt động: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung
- Tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ – Tiếp sức đến trường”.
- Tuyên truyền trong buổi sinh hoạt dưới cờ, họp CMHS đầu năm, họp Ban đại diện CMHS của trường.
* Phương pháp: Lồng ghép vào tiết SHDC, SHL hàng tuần.
* Hình thức: HS thực hiện nuôi heo đất, thu gom giấy, chai và ly nhựa bán.
2.3 Đánh giá hoạt động
HS thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.
3. Hoạt động 3: Phối hợp với CMHS về phong trào “Bảo hiểm trao em”
3.1. Mục tiêu: Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.
3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
* Nội dung: HS về vận động cha mẹ, người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em” .
* Phương pháp: thực hành
* Hình thức:
- HS về nhà vận động cha mẹ và người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.
- GV giải thích kế hoạch với phụ huynh về phong trào để hiểu, hỗ trợ, quyên góp.
3.3 Đánh giá hoạt động
HS vận động được cha mẹ và người thân tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.
Giáo viên lập kế hoạch
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án tự luận Mô đun 8 Tiểu học Đáp án tập huấn Module 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.