Bạn đang xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2024 – 2025 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới – Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều năm 2024 – 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều được biên soạn theo cấu trúc đề minh họa từ năm 2025. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều năm 2024 – 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều, đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 12 Cánh diều.
Đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 12
SỞ GD & ĐT … TRƯỜNG THPT ……… ——————– ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 Năm học: 2024 – 2025 Môn thi: Địa lí 12 Thời gian làm bài:…phút |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm
A. vùng núi, đồng bằng, vùng biển.
B. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
C. vùng núi cao, núi thấp, ven biển.
D. vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Câu 2. Địa điểm nào trên đất liền ở nước ta có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất?
A. Điểm cực Bắc.
B. Điểm cực Nam.
C. Điểm cực Đông.
D. Điểm cực Tây.
Câu 3. Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. than đá, sắt, kẽm, thiếc.
B. đá vôi, dầu mỏ, kẽm, chì.
C. dầu khí, bô-xit, titan, sắt.
D. thiếc, apatit, chì, dầu khí.
Câu 4. Vị trí nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa điển hình ở châu Á nên
A. 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, 1/4 diện tích lãnh thổ là đồng bằng.
B. luôn là nơi đầu tiên đón các đợt gió mùa về ở khu vực Đông Nam Á.
C. có sự phân mùa của khí hậu, các thành phần và cảnh quan tự nhiên.
D. quanh năm chỉ có gió mùa đông hoạt động.
Câu 5. Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?
A. Đai cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
C. Đai nhiệt đới gió mùa.
D. Đai ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 6. Trong các năm gần đây, dân số vùng nào dưới đây có biến động cơ học lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7. Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành gió
A. Đông bắc.
B. Đông nam.
C. Tây bắc.
D. Tây nam.
Câu 8. Trong ô nhiễm môi trường, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường nào sau đây?
A. Không khí, nước.
B. Không khí và đất.
C. Đất, nước, tiếng ồn.
D. Nước và tiếng ồn.
Câu 9. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp phổ biến nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng.
B. Nông thôn.
C. Thành thị.
D. Miền núi.
Câu 10. Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với quốc gia nào sau đây?
A. Lào.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. Cam-pu-chia.
Câu 11. Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có giới hạn nào sau đây?
A. Từ 700-1000m lên 2600m.
B. Từ 600-900m lên 2600m.
C. Từ 900-1200m lên 2600m.
D. Từ 800-1100m lên 2600m.
Câu 12. Nguyên nhân nào làm cho dân cư nông thôn chuyển cư tạm thời ra thành thị?
A. Diện tích đất nông nghiệp giảm.
B. Lối sống ở nông thôn đơn điệu.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Tận dụng thời gian nông nhàn.
……………..
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á – nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về văn hóa và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới; Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong); Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau; Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,.. và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 – bộ sách Cánh diều, trang 4)
a) Vị trí địa lí của nước ta đem lại nhiều thuận lợi cho thiên nhiên nước ta.
b) Với nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú cho phép nước ta phát triển đa dạng hàng hóa.
c) Vị trí địa lí của nước ta gây trở ngại cho quá trình giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.
d) Việt Nam nằm ở khu vực nhận được lượng bức xạ cao, có khí hậu phân hóa theo mùa.
Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau.
Phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 – bộ sách Kết nối tri thức, trang 17)
a) Đoạn thông tin trên nhắc đến nội dung của thiên nhiên phân hoá theo chiều tây – đông.
b) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc trưng miền Nam và khí hậu cận xích đạo gió mùa là đặc trưng của miền Bắc.
c) Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam là do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa.
d) Hệ sinh thái của miền Bắc ít phong phú và đa dạng chủng loại hơn miền Nam.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,… làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 – bộ sách Kết nối tri thức, trang 28)
a) Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên nước ta (năm 2021).
b) Suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở,…là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên đất.
c) Vấn đề sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên đất là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta.
d) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất là do con người.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp,… Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp. Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 – bộ sách Kết nối tri thức, trang 37)
a) Lao động nước ta kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất công nghiệp.
b) Một trong những nguyên nhân làm chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là nhờ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật.
c) Những hạn chế của chất lượng lao động nước ta là thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.
d) Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, lao động nước ta chưa thể hiện được sự năng động, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Lượng mưa và khả năng bốc hơi tại một số tỉnh ở nước ta (mm).
Địa điểm |
Lượng mưa |
Khả năng bốc hơi |
Hà Nội |
1676 |
989 |
Huế |
2868 |
1000 |
TP. Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 – NXB Giáo dục, trang 44)
a) Lượng mưa của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?
b) Trị số cân bằng ẩm của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?
Câu 2. Cho biểu đồ:
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2022)
a) Từ năm 1979 đến năm 2021, trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm bao nhiêu triệu người? (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).
b) Từ năm 2009 đến năm 2019, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tăng bao nhiêu %?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 12
PHẦN I.
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
C |
A |
C |
B |
A |
C |
B |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
D |
A |
D |
D |
B |
C |
D |
A |
D |
PHẦN II.
(Mỗi lựa chọn đúng thí sinh được 0,25 điểm)
Nội dung a |
Nội dung b |
Nội dung c |
Nội dung d |
|
Câu 1 |
Đ |
Đ |
S |
S |
Câu 2 |
S |
Đ |
Đ |
S |
Câu 3 |
S |
S |
Đ |
Đ |
Câu 4 |
S |
S |
Đ |
S |
PHẦN III.
(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
Câu 1.
a) Đáp án đúng là: 1192mm.
b) Đáp án đúng là: 1623mm.
Câu 2.
a) Đáp án đúng là: 1,1 triệu người.
b) Đáp án đúng là: 0,09%.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2024 – 2025 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới – Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.