Bạn đang xem bài viết Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 12 Đề thi giữa kì 2 Văn 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 12 Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trong giữa học kì 2. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 12 Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Đề ôn thi giữa kì 2 Văn 10 – Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Học sinh đọc bài thơ sau:
NGÔN CHÍ – BÀI 10
(Nguyễn Trãi)
Cảnh tựa chùa chiền,lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,
Náng (4) một ông này đẹp thú này.
(Đào Duy Anh,Nguyễn Trãi toàn tập,NXB Khoa học xã hội,1976)
Chú thích:
(1)Bợ cây: Chăm nom,săn sóc cây.
(2)Mấu ấu:mầm cây củ ấu.
(3)Tiêu sái:Thảnh thơi,thoát tục.
(4)Náng: Có thể,hay.
Chọn đáp án đúng:
Câu 1:Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào?
A.Thể thơ tự do.
B.Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
C.Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
D.Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 2: Dòng nào nói lên đối tượng trữ tình của bài thơ?
A.Cảnh chùa.
B. Đêm trăng.
C. Cuộc sống điền viên nơi thôn quê.
D. Ao cá.
Câu 3:Hình ảnh thơ trong Ngôn chí 10 có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Hình ảnh gần gũi,quen thuộc.
B. Hình ảnh thơ tươi sáng.
C.Hình ảnh xưa cũ.
D.Hình ảnh tưởng tượng.
Câu 4: Nghệ thuật đối thể hiện ở những câu thơ nào?
A. Hai câu đề,hai câu luận.
B. Hai câu thực,hai câu luận.
C. Hai câu luận,hai câu kết.
D. Hai câu kết,hai câu thực.
Câu 5: Dòng nào sau đây nói lên nội dung hai câu đề (Câu 1,2) ?
“Cảnh tựa chùa chiền,lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây”.
A.Sức sống nơi làng quê.
B.Cảnh vật,lòng người.
C.Thú vui tao nhã.
D. Cảnh vật,lòng người ít vướng bận,vui sống.
Câu 6: Dòng nào sau đây nói lên nội dung hai câu luận (Câu 5,6)?
“Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy”.
A.Cảnh vật,lòng người.
B.Thú vui tao nhã.
C.Sức sống nơi làng quê.
D.Ít vướng bận,vui sống.
Câu 7: Câu thơ: “Cảnh tựa chùa chiền,lòng tựa thầy” được hiểu là:
A.Quang cảnh vắng như chùa Bà Đanh.
B.Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa,lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu.
C.Lòng người lạnh bâng,dửng dưng như thầy chùa chân tu.
D.Lòng người như cảnh tĩnh lặng,hoang vắng.
Câu 8: Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong Ngôn chí 10-Nguyễn Trãi?
A. Hiện lên rất đa dạng,sinh động,có sức sống riêng.
B.Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp,với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng, đa dạng,sinh động,có sức sống riêng.
C. Những nét phác hoạ hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ.
D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân.
Trả lời câu hỏi:
Câu 9: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10-Nguyễn Trãi. (1đ)
Câu 10: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện trong hai câu thực của bài thơ.(1đ)
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bợ cây”.
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Nghị luận xã hội về thói quen không làm bài tập ở nhà của học sinh
Đề ôn thi giữa kì 2 Văn 10 – Đề 2
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHẠY GIẶC
Nguyễn Đình Chiểu
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
(Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, 1971)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?
A. Thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
B.Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.
C. Thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
D. Thơ bảy chữ (thất ngôn), vì mỗi dòng có 7 chữ.
2.Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì?
A.Của chủ thể trữ tình về nỗi cảm động trước cảnh đất nước bị chia cắt.
B. Của chủ thể trữ tình về nỗi xót thương người dân lầm than trong chiến tranh chống đế quốc.
C. Chủ thể trữ tình về nỗi đau xót cho dân đen khi thực dân Pháp nổ súng đe dọa.
D.Của chủ thể trữ tình về nỗi xót thương người dân lầm than trong chiến tranh.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung của hai câu thơ sau: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, / Mất ổ bầy chim dáo dác bay”?
A. Nỗi lo sợ
B. Sự đói nghèo
C. Sự mất phương hướng
D. Niềm đau đớn về thể xác
4. Dòng nào dưới đây xác định đúng cách ngắt nhịp trong bài thơ trên?
A. Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3
B. Bài thơ ngắt nhịp 2/2/2
C. Bài thơ ngắt nhịp 3/4
D. Bài thơ ngắt nhịp 4/3
5. Ở hai câu thơ “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của chủ thể trữ tình?
A. Cảm thán, yêu thương
B. Trách móc, thương xót
C. Ngợi ca, tán dương
D. Giận dỗi, thắc mắc
6. Dòng nào dưới đây xác định đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:“Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước, / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”?
A. Điệp từ, phép đối
B. Liệt kê, phép đối
C. Điệp từ, nhân hóa
D. Điệp ngữ, liệt kê
7. Dòng nào dưới đây nói lên tình cảm, cảm xúc bao trùm bài thơ?
A. Yêu quý, trân trọng những người dân đen đã chịu nhiều mất mát trong chiến tranh.
B.Bênh vực dân đen, phê phán xã hội đã đẩy người dân vào tình cảnh nghèo khổ, mất mát, chia lìa.
C. Xót thương cho nỗi mất mát của người dân; căm phẫn đối với những người đã bỏ rơi họ
trong cảnh hoạn nạn, lầm than.
D. Yêu mến, ngợi ca sự dũng cảm, tự giác đấu tranh chống thực dân Pháp của người dân nước Nam; phê phán chính quyền đương thời không giúp đỡ người dân trong chiến tranh.
Trả lời các câu hỏi:
8. Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Cách gieo vần như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của bài thơ? (1 điểm)
9. Từ cảnh tượng về những nỗi mất mát, lầm than của người dân trong chiến tranh được gợi ra trong bài thơ trên, anh chị suy nghĩ gì về giá trị của hòa bình? (1 điểm)
10. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”, qua trải nghiệm cuộc sống của mình, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề vô cảm trước những khó khăn của người khác.(Trả lời từ 4-6 câu văn)(0.5 điểm)
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Nghị luận xã hội về thói quen ỷ lại của thanh thiếu niên
Đề ôn thi giữa kì 2 Văn 10 – Đề 3
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ
Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3 (0.5 điểm): Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai?
A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con
Câu 4 (0.5 điểm): Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây:
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
A. 2/2/2 và 2/3/3
C. 2/2/2 và 2/4/2
B. 2/2/2 và 1/2/5
D. 2/2/2 và 4/4
Câu 5 (0.5 điểm): Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào?
A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đep cao lớn của người cha
Câu 6 (0.5 điểm): Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
“ Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi”
A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ
Câu 7 (0.5 điểm): Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên ?
A. Ca ngợi tình cha con
C. Ca ngợi tình bạn bè
B. Ca ngợi tình bà cháu
D. Ca ngợi tình anh em
Câu 8 (0.5 điểm): Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ ?
A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha
Câu 9 (0.5 điểm): Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên?
Câu 10 (0.5 điểm): Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống( một chuyến về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,…)
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 12 Đề thi giữa kì 2 Văn 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.