Bạn đang xem bài viết PowerPoint STEM Cân thăng bằng Bài giảng STEM lớp 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
PowerPoint STEM Cân thăng bằng được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint, với hiệu ứng, hình ảnh sinh động, đẹp mắt, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án điện tử tích hợp STEM lớp 3 của mình.
PowerPoint STEM lớp 3 Cân thăng bằng giúp các em nhận biết được đơn vị đo khối lượng, thực hành cân với đơn vị đo gam, giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm STEM Thùng rác thân thiện, Đồng hồ sử dụng số La Mã.
Video STEM Cân thăng bằng
Giáo án STEM Cân thăng bằng
BÀI HỌC STEM LỚP 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 8: CÂN THĂNG BẰNG
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung Ôn tập về hình học và đo lường – Ôn tập chung (môn Toán)
Bài 43,44: Ôn tập về hình học và đo lường – Ôn tập chung – sách Toán 3 – KNTT
Bài: Thực hành và trải nghiệm (trang 95, Tập 1) – sách Toán 3 – CTST
Bài: Ôn tập về hình học và đo lường (trang 119, Tập 1) – sách Toán 3 – CD
Mô tả bài học:
Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đơn vị đo khối lượng (gam), phối hợp với một số kĩ năng xé, cắt, dán,.. để làm được đồ dùng học tập “Cân thăng bằng”.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: |
||
Môn học |
Yêu cầu cần đạt |
|
Môn học chủ đạo |
Toán |
– Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g (gam). – Thực hành cân với đơn vị đo gam. – Thực hiện được việc ước lượng khối lượng trong một số trường hợp đơn giản. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường. |
Môn học tích hợp |
Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, ghép, uốn,… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. – Biết phân biệt vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo ở sản phẩm thủ công. |
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản, phế thải làm cân thăng bằng.
– Có thái độ tự tin khi trình bày ý kiến đề xuất phương án, giới thiệu sản phẩm, có ý thức hợp tác khi làm sản phẩm.
– Sử dụng cân thăng bằng để cân một số đồ dùng.
– Có ý thức hợp tác với bạn khi làm sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Các phiếu học tập.
– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm HS).
STT |
Thiết bị/ Học liệu |
Số lượng |
Hình ảnh minh hoạ |
1 |
Móc treo áo |
1 chiếc |
|
2 |
Cốc giấy/ cốc nhựa nhỏ |
2 chiếc |
|
3 |
Dây |
2 chiếc |
|
4 |
Hộp/ bìa các-tông |
1 chiếc |
2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)
STT |
Thiết bị/Dụng cụ |
Số lượng |
Hình ảnh minh hoạ |
1 |
Thước kẻ |
1 cái |
|
2 |
Kéo thủ công |
1 cái |
|
3 |
Bút màu |
1 hộp |
|
4 |
Giấy màu |
1 tập |
3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức |
|
– GV chiếu video và mời HS xem video nghệ thuật giữ thăng bằng. |
– HS xem video. |
GV dẫn dắt: video trên nói về cái gì? (Một chiếc lông chim cân bằng trên 13 cành cọ khô. Không có một thứ gì gắn kết, nhưng tất cả thăng bằng hoàn hảo một cách kì lạ. Bất ngờ chiếc lông chim bị lấy đi, toàn bộ cấu trúc cân bằng kì diệu sụp đổ). Để làm được điều đó, cần phải tính toán được sự thăng bằng của một vật. Chúng ta cùng tìm hiểu cách kiểm tra, tính toán sức nặng của đồ vật nhé! |
|
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) |
|
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Tôi cần, tôi cần” |
|
– GV chia lớp thành các nhóm 6 – 8 HS. – GV giới thiệu cách chơi: – Mỗi nhóm được nhận 1 đồ vật đã biết rõ khối lượng (gam) ví dụ: quả cân, đồng xu,… – Quản trò hô: “Tôi cần, tôi cần” – HS hô: Cần gì, cần gì? – Quản trò yêu cầu các nhóm tìm ra các đồ vật nặng hoặc nhẹ hơn một khối lượng cho trước. Chẳng hạn: quản trò hô “tôi cần 1 đồ vật nhẹ hơn 5 gam”, các nhóm HS thực hiện: nhóm nào tìm được đúng và nhanh nhất được 1 điểm. Sau 5 lượt chơi, nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng. |
– HS theo dõi |
– GV mời quản trò điều khiển trò chơi. |
– Các nhóm tham gia trò chơi. |
– Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội chiến thắng. |
|
– GV mời một vài HS chia sẻ những điều rút ra được thông qua trò chơi. (Chẳng hạn: nhanh mắt, nhanh tay, ước lượng cân nặng của các đồ vật để tìm cho đúng hoặc nhìn thông tin về khối lượng trên bao bì để biết chọn đồ vật có khối lượng phù hợp.) |
– HS chia sẻ những điều rút ra được thông qua trò chơi. |
– GV đặt vấn đề: Trong trường hợp những đồ vật mà chúng ta khó ước lượng được cân nặng, hay một số đồ vật không có bao bì hoặc không ghi thông tin trên bao bì thì chúng ta làm thế nào để xác định được vật đó nặng bao nhiêu gam? |
|
– GV mời HS thảo luận nhóm và chia sẻ cách của nhóm. (chẳng hạn, trong cuộc sống người ta thường dùng dụng cụ để xác định cân nặng của đồ vật như cái cân, cân thăng bằng.) |
– Đại diện nhóm chia sẻ. |
– GV định hướng cho HS: vậy chúng ta cùng làm cân thăng bằng và sử dụng những vật liệu có sẵn, dễ tìm để làm nhé! Cân thăng bằng đảm bảo các yêu cầu sau: + Cân ở vị trí thăng bằng khi vật ở hai đĩa cân có cùng khối lượng. + Chắc chắn, dễ sử dụng đảm bảo tính thẩm mĩ. |
….
>> Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết PowerPoint STEM Cân thăng bằng Bài giảng STEM lớp 3 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.