Bạn đang xem bài viết Xe liên doanh là gì? Ưu nhược điểm của xe liên doanh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xe liên doanh là một dòng xe vô cùng đặc biệt luôn có lợi thế bán hàng rất cao và nguồn khách hàng tiềm năng cũng vô cùng dồi dào. Sức hút của dòng xe này chưa bao giờ giảm nhiệt, thậm chí còn tăng cao vượt bậc mỗi khi có một mẫu xe liên doanh nào đó được tung ra thị trường. Vậy xe liên doanh là gì mà lại có sức hút mạnh mẽ như thế? Ưu – nhược điểm của dòng xe này ra sao mà có thể khiến cho người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và lựa chọn? Hãy cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây cùng Wiki Cách Làm để giúp bạn hiểu rõ nhé!
Xe liên doanh là gì?
Liên doanh là khái niệm chỉ sự hợp tác giữa 2 hoặc nhiều đơn vị kinh doanh để làm ra một sản phẩm trong lĩnh vực thương mại. Từ đó suy ra xe liên doanh là một loại xe (xe máy và xe ô tô) được sản xuất nhờ sự liên kết của 2 hoặc nhiều công ty trên các quốc gia khác nhau. Đặc biệt để tạo ra một sản phẩm, các công ty đến từ các quốc gia khác nhau phải kí hợp đồng liên doanh với công ty Việt Nam hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ của các quốc gia có các công ty liên doanh với công ty Việt Nam. Có như thế thì mỗi một chiếc xe liên doanh mới được đảm bảo đầy đủ pháp lý trên lãnh thổ nước ta.
Điểm nổi bật của dòng xe liên doanh
Xe liên doanh là một dòng xe vô cùng nổi bật và vô cùng hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam bởi giá cả và mẫu mã của chúng. Những chiếc xe liên doanh như thế này thường là kết quả hợp tác của nhiều công ty đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.
Xe liên doanh được chia ra làm 2 nhóm chính với 2 mức giá khác nhau để tạo nên sự đa dạng cho người tiêu dùng, đó là xe liên doanh nhập khẩu chính hãng và xe liên doanh lắp ráp.
Đối với xe liên doanh nhập khẩu chính hãng: Những mẫu xe này sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc đến Việt Nam và tất nhiên sau khi phải chịu những khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì nhóm xe này sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với nhóm còn lại. Lưu ý những ai đã nhập khẩu với hình thức này trên 10 năm sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Đối với xe liên doanh lắp ráp trong nước: Bạn chỉ cần mua bán và sang tên bình thường như các sản phẩm nội địa khác. Tuy nhiên thay vì đóng thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt như nhóm xe bên trên thì các bạn phải đóng lệ phí trước bạ cho nhóm xe này. Nhưng nhìn chung khoản phí đó cũng không quá cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho xe liên doanh lắp ráp trong nước luôn có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với loại xe liên doanh nhập khẩu.
Ưu nhược điểm của dòng xe liên doanh
Xe liên doanh đang là một trong những phân khúc sôi nổi nhất trong các phương tiện di chuyển đường bộ tại Việt Nam. Để tìm hiểu kĩ lưỡng về loại xe đặc biệt này, các bạn hãy cùng Wiki Cách Làm điểm qua những ưu nhược điểm của chúng nhé!
Ưu điểm của dòng xe liên doanh
Xe liên doanh là loại xe có thiết kế mẫu mã không khác gì loại xe chính hãng nhưng lại có giá thành dễ chịu hơn rất nhiều nên phù hợp túi tiền của không ít người tiêu dùng Việt Nam.
Do được thừa hưởng hoàn toàn những công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất hiện đại nên về mặt chất lượng, những loại xe liên doanh này cũng không thua kém gì các dòng xe chính hãng.
Nhược điểm của dòng xe liên doanh
Xe liên doanh là nhóm xe có sức hút to lớn đối với một bộ phận đông đảo khách hàng. Cũng bởi vì sức hút đó mà có không ít người lợi dụng để bán hàng. Trong thực tế, nhất là đối với xe máy, có những chiếc xe cũ được lắp ráp tại Trung Quốc cũng được giới thiệu là xe liên doanh để chiêu dụ khách hàng.
Bên cạnh đó, do xe liên doanh được sản xuất bởi linh kiện, công nghệ của nhiều quốc gia nên thường bị gọi là “xe tạp chủng”. Nhưng các bạn đừng lo ngại vì điều này, bởi vì trước khi mua xe mình đều kiểm tra đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ của chúng. Do đó một khi đã là xe có giấy tờ tiêu chuẩn thì đều được phép lưu thông tại Việt Nam một cách hợp pháp.
3 mẫu xe liên doanh được ưa chuộng nhất hiện nay
1. Mẫu xe liên doanh Mitsubishi Xpander
Xpander là một trong những phiên bản ấn tượng của hãng xe nổi tiếng Mitsubishi được ra mắt thị trường quốc tế từ năm 2017. Đây hiện tại một trong những mẫu xe được bán chạy nhất tại Việt Nam, vượt mặt luôn cả Innova để vươn lên vị trí số 1 về mức độ tăng trưởng. Với độ “hot” về thương hiệu và những tính năng không khác gì xe được nhập khẩu nguyên chiếc nên chỉ trong vong 3 quý đầu năm , doanh số trung bình của Mitsubishi Xpander là 1.300 chiếc mỗi tháng.
Giá tham khảo: Từ 550.000.000 – 650.000.000/ chiếc.
2. Mẫu xe liên doanh Honda CR-V
Từ lâu dòng xe Honda đã là một trong những ngôi sao sáng chói đứng đầu trong phân khúc crossover tại thị trường Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là Honda CR-V. Với những cải tiến về mẫu mã sản phẩm cũng như nội thất và động cơ, Honda CR-V 2019 được đánh giá là trong những đối thủ đáng gờm của dòng xe Mitsubishi Xpander ở trên. Honda CR-V 2019 không chỉ được trang bị thêm hai màn hình 7 inch thay thế cho các mặt số truyền thống hay màn hình hiển thị thông tin giải trí trước đây mà còn tăng cường thêm tính năng cảnh báo, ngăn chắn không cho cửa từ của xe cào vào trần nhà. Thật tiện ích và thiết thực đúng không nào!
Giá tham khảo: Từ 983.000.000/ chiếc.
3. Mẫu xe liên doanh Mercedes-Benz GLC
Mercedes-Benz GLC là dòng ô tô thuộc dòng SUV vô cùng sang trọng được giới thiệu đến bạn bè quốc tế lần đầu vào năm 2015. Sau khi chính thức mở bán và đón nhận được sự quan tâm, ủng hộ sau sắc nên trong năm 2018, Mercedes-Benz GLC tiếp tục tung ra thị trường một phiên bản đẳng cấp hơn. Ngoại thất của dòng xe này được trở nên mềm mại, thanh thoát, vô cùng phù hợp cho các quý cô hay quý ngài dạo phố. Bên cạnh đó nội thất của khoang hành khách được sử dụng những chất liệu cao cấp như nhôm, sợi carbon,gỗ,… để thiết kế và bên trong không gian được bổ sung 2 công nghệ về hệ thống âm thanh Burmester và kết nối Apple CarPlay – Android Auto.
Giá tham khảo: Từ 1.699.000/ chiếc.
Xem thêm: Cách tiết kiệm xăng cho xe máy
Xe liên doanh là gì? Đây là một dòng xe đặc biệt được tạo ra bởi sự phối hợp nhuần nhuyễn từ nhiều công ty của các quốc gia khác cùng Việt Nam. Với mẫu mã và tính năng không quá khác biệt so với dòng xe chính hãng nên xe liên doanh đang là một trong những ngôi sao sáng tại thị trường tiêu thụ ở nước ta. Hi vọng thông qua những thông tin trên sẽ hỗ trợ thiết thực cho các bạn trong việc cân nhắc và mua về một chiếc xe ưng ý cho mình nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Xe liên doanh là gì? Ưu nhược điểm của xe liên doanh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.