Bạn đang xem bài viết Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 113. Qua đó, giúp các em viết đoạn văn nêu ý kiến thật hay.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) của Bài 8: Có lí có tình – Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) Cánh diều
Đề bài: Dựa vào dàn ý mà em đã lập ở Bài 7 (trang 95 – 96), hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của em về một hiện tượng xã hội theo đề bài mà em đã chọn.
Lưu ý:
- Em viết theo dàm ý đã lập nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.
- Cần nêu rõ lí do tán thành hoặc không tán thành.
- Nội dung phần thân đoạn cần có sự liên kết với câu mở đoạn và câu kết đoạn.
- Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…
Trả lời
* Đề 1: Nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại đến trường?
Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy học sinh tiểu học có nên mang điện thoại đến trường hay không? Và việc mang điện thoại đến trường có thật sự cần thiết? Theo em việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến trường là không cần thiết vì một số lí do như: Thứ nhất khi học sinh mang điện thoại đến trường việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập rất khó khăn đối với giáo viên. Thứ hai khi mang điện thoại đến trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác, quan trọng hơn hết nếu học sinh được phép mang điện thoại đến lớp sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau hơn mà thay vào đó là cầm điện thoại mỗi giờ ra chơi. Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ, việc tiếp xúc với điện thoại quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho các bạn và sẽ tạo cho các bạn một thói quen xấu. Khi đến lớp nếu xảy ra vấn đề gì cần liên lạc với phụ huynh các bạn có thể thông qua các thầy cô giáo chủ nhiệm để liên lạc.Vậy qua những lí do đã nêu ở trên bản thân em cảm thấy việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến lớp là không cần thiết, các bạn học sinh lứa tuổi tiểu học nên dành nhiều thời gian cho việc vui chơi với bạn bè ở trường hơn là những giờ phút chỉ tập trung vào màn hình điện thoại.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
* Đề 2: Nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông suối hoặc ao hồ
Trong những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều các vụ tai nạn đuối nước thương tâm. Vậy việc vào mùa hè có hiện tượng một số học sinh tiểu học thường xuyên rủ nhau bợi lội ở các vị trí sông suối, ao hồ có an toàn hay không? Đối với bản thân em, việc một số bạn học sinh tiểu học thường rủ nhau bơi lội tại các khu vực sông suối là không nên và vô cùng nguy hiểm. Việc các bạn rủ nhau bơi lội tại các khu vực sông suối có thể gây ra những gậu quả như sau, thứ nhất về độ tuổi của các bạn còn quá nhỏ để có thể có những kỹ năng cần thiết về phòng chống đuối nước. Thứ hai, bản thân các bạn cũng không được trang bị những kỹ năng cần thiết về bơi lội, thứ ba ở lứa tuổi này các bạn thường hiếu động, nên việc đùa nghịch ở dưới nước là vô cùng nguy hiểm và gây mất an toàn. Các bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi dưới nước khi có sự giám sát của người lớn, hoặc những người có kỹ năng về xử lý các tình huống nguy hiểm. Tuyệt đối không được rủ nhau đến các nơi như sông suối, ao hồ đùa nghịch, không được tự ý tắm khi chưa có sự đồng ý và giám sát của người lớn để tránh xảy ra những sự việc không mong muốn.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.