Bạn đang xem bài viết Vì sao khi uống sữa lại giúp giảm vị cay? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc hẳn các tín đồ ăn cay đã không quá xa lạ với việc chữa cay bằng cách uống sữa rồi đúng không? Thế nhưng, bạn có biết vì sao sữa lại có khả năng giảm bớt vị cay không? Hôm nay, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giúp bạn khám phá câu trả lời nhé!
Vì sao uống sữa giúp giảm cay?
Để trả lời được câu hỏi này thì đầu tiên chúng ta cần phải biết, nguyên nhân chính tạo nên vị cay cho ớt là do chất capsaicin, 1 thành phần chính trong ớt có đuôi hydrocarbon dài, giúp nó có thể liên kết mạnh với chất lipoprotein nằm trên các điểm thụ cảm ở lưỡi và khiến lưỡi cảm thấy cay.
Chất capsaicin này không tan trong nước nhưng tan tốt trong cồn và dầu thực vật nên dù uống nước nhiều cỡ nào thì lưỡi bạn cũng sẽ không giảm bớt vị cay. Bia cũng sẽ không có tác dụng vì độ cồn của chúng thường không cao, còn những loại rượu mạnh tuy có thể giúp giảm cay nhưng thường lại mang nhiều tác dụng phụ cho người dùng.
Trong khi đó, các loại sữa có nguồn gốc từ động vật sẽ chứa 1 loại chất béo tên là casein. Chất này có khả năng làm vỡ liên kết giữa capsaicin trong ớt với lipoprotein trên lưỡi, giúp ta cảm thấy bớt cay. Tuy nhiên, chúng chỉ có khả năng làm dịu vị cay trên lưỡi chứ không thể khiến vị cay từ ớt biến mất hoàn toàn.
Lưu ý khi ăn cay để không gây hại cho sức khỏe
Lưu ý những tác hại khi ăn cay quá mức
Tùy vào thể trạng mỗi người mà việc ăn cay quá mức có thể sẽ gây nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, mụn trên da mặt, nóng trong người, táo bón… Nặng hơn thì dạ dày có thể bị viêm loét, đau nóng rát, trào dịch vị, thậm chí là gây tác động mạnh đến tá tràng, dẫn đến ung thư dạ dày,…
Hiểu rõ khả năng ăn cay của bản thân
Trước khi thưởng thức các món cay nóng, bạn cần phải ý thức rõ thể trạng của cơ thể mình để điều chỉnh mức độ ăn sao cho phù hợp. Chẳng hạn như nếu bạn có thể chất nóng nhiệt, bạn nên hạn chế những món có vị quá cay. Ngược lại, nếu bạn thuộc thể chất hàn lạnh, thiếu máu thì có thể bổ sung thêm những món cay nóng vào bữa ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn không nên hay không thể dùng các món ăn có vị quá cay nếu thuộc các trường hợp sức khỏe đặc biệt sau đây:
Các bệnh lý về dạ dày
Người mắc bệnh viêm dạ dạy mãn tính hay loét dạ dày được bác sĩ khuyên không nên ăn đồ cay nóng vì có thể sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị phù nề, tăng nhu động dạ dày, ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ quan tiêu hóa.
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch
Những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như mạch máu não, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính… không nên ăn đồ cay nóng vì chất capsaicin trong ớt có thể tăng nhanh tuần hoàn máu, khiến tim đập nhanh hơn và dễ dẫn đến suy tim cấp tính sau thời gian dài.
Viêm túi mật mãn tính, sỏi mật
Những người bị viêm túi mật mãn tính, sỏi mật khi ăn cay nhiều sẽ khiến axit dạ dày bị kích thích tiết ra nhiều hơn, làm cho căn bệnh có nhiều chuyển biến nghiêm trọng.
Bệnh trĩ
Khi ăn cay nhiều, những người mắc bệnh trĩ sẽ bị áp xe hậu môn, còn những người bình thường có thể bị táo bón.
Các bệnh lý về mắt
Những người đang bị đau mắt đỏ hay viêm giác mạc cần phải tuyệt đối tránh xa các món cay nóng, vì hơi cay từ món ăn có thể sẽ khiến mắt khó chịu, làm bạn muốn dụi mắt và gây ảnh hưởng trầm trọng cho bệnh hơn.
Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh
Thời gian mang thai hay mới sinh là thời gian con sẽ được nhận toàn bộ chất dinh dưỡng từ việc ăn uống của mẹ, nên nếu mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều đồ cay nóng trong giai đoạn này, các mẹ bầu có thể gặp 1 số triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, thậm chí là nôn mửa,…
Không ăn một mình món cay
Việc ăn quá nhiều món cay nóng trong 1 bữa ăn sẽ khiến dạ dày của bạn bị “phá hủy”, gây cảm giác khó chịu và hệ tiêu hóa không thể hoạt động tốt. Cho nên, nếu bạn là 1 “tín đồ ăn cay”, bạn có thể kết hợp các món cay cùng những món có nhiều hương vị khác như chua, mặn, ngọt và không nên ăn ớt sống trực tiếp nhé!
Không ăn cay khi đói bụng
Khi bụng đang “trống rỗng”, việc ăn các món cay nóng sẽ kích thích axit có sẵn trong dạ dày, khiến dạ dày bạn bị “phá hủy” nhanh chóng và nhiều thậm chí có thể bị chuột rút. Vì thế, bạn nên ăn lót dạ bằng một số món ăn lành tính hơn trước khi thưởng thức những món cay nóng yêu thích.
Không ăn vội vàng các món cay khi còn nóng
Thông thường, chúng ta sẽ ăn các món cay ngay khi còn nóng hổi để có thể thưởng thức hương vị một cách ngon lành nhất. Tuy nhiên, thói quen “vừa thổi vừa ăn” sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy khó chịu, làm tổn hại thực quản, vòm họng, phỏng lưỡi, vị giác bị tê liệt tạm thời và thậm chí là dạ dày cũng bị gây hại.
Làm dịu cơ thể sau khi ăn cay
Ngoài sữa, bạn có thể làm dịu cơ thể bằng trà giải nhiệt hay trà thảo dược để làm mát cho cơ thể, dịu bớt vị cay còn trên lưỡi, loại bỏ mùi cay nồng trong khoang miệng hay mùi ớt khó chịu trong hơi thở.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn tráng miệng bằng các loại trái cây có vị chua để giúp giảm bớt vị cay trên đầu lưỡi, đồng thời thúc đẩy nhu động ruột và kích thích dịch tiêu hóa được tiết tốt hơn.
Vậy là qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu vì sao việc uống sữa lại có thể giúp giảm vị cay rồi. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn hy vọng, bạn sẽ có thể thưởng thức những món cay yêu thích một cách thoải mái mà vẫn đảm bảo sức khỏe của mình nhé!
Mua ngay sữa tươi tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để sử dụng ngay hôm nay nhé
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao khi uống sữa lại giúp giảm vị cay? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.