Bạn đang xem bài viết Vật lí 12 Bài 9: Khái niệm từ trường Giải Lý 12 Chân trời sáng tạo trang 59 → 65 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Vật lí 12 trang 59, 60, 61, 62, 63, 64, 64 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 9: Khái niệm từ trường thuộc Chương 3: Từ trường.
Soạn Lý 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 – Luyện tập
Luyện tập trang 61
Ta đã biết, điện trường là dạng vật chất bao quanh điện tích. Vậy, theo em xung quanh điện tích có thể tồn tại từ trường hay không? Nếu có thì khi nào từ trường xuất hiện xung quanh điện tích?
Lời giải:
Xung quanh điện tích có thể tồn tại từ trường. Từ trường xuất hiện xung quanh điện tích khi điện tích chuyển động.
Luyện tập trang 61
Dùng kim nam châm và các hình ảnh từ phổ thu được từ câu Thảo luận 2, hãy thiết kế phương án thí nghiệm để nhận biết được chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của kim nam châm.
Lời giải:
Dùng kim nam châm xác định chiều của đường sức từ.
Luyện tập trang 62
Vẽ phác đường sức từ của các dòng điện thẳng vuông góc với mặt phẳng giấy đặt trên bàn và có chiều từ trên xuống dưới.
Lời giải:
Học sinh dựa vào quy tắc nắm tay phải để vẽ.
Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 – Vận dụng
Xét một ống dây có dòng điện chạy qua và một nam châm thử định hướng như Hình 9.12. Biết A, B là các cực của nguồn điện không đổi. Hãy xác định chiều đường sức từ của từ trường trong ống dây. Từ đó xác định tên các cực của nguồn điện.
Lời giải:
Dựa vào hướng của nam châm thử và vận dụng quy tắc nắm bàn tay: Cực bắc của kim nam châm bị cực nam của nam châm điện hút, cực nam của kim nam châm bị cực bắc của nam châm điện hút nên:
Chiều dòng điện xuất phát từ B đi qua các vòng dây và trở về A.
Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 – Bài tập
Bài tập 1
Đường sức từ được tạo bởi nam châm thẳng có đặc điểm nào sau đây?
A. Là đường thẳng song song với trục nam châm, hướng từ cực Bắc đến cực Nam.
B. Là đường khép kín, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
C. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của thanh nam châm.
D. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng chứa trục của thanh nam châm.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Đường sức từ được tạo bởi nam châm thẳng có đặc điểm là đường khép kín, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
Bài tập 2
Xét một ống dây được nối với hai cực A, B của một nguồn điện. Khi đó, đường sức từ qua ống dây có dạng như Hình 9P.1. Hãy xác định tên các cực của nguồn điện.
Lời giải:
Dựa vào chiều đường sức từ và quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều dòng điện đi từ cực B (+) qua các vòng dây và trở về A (-).
Bài tập 3
Xung quanh Trái Đất có tồn tại từ trường, do đó Trái Đất được coi như một nam châm khổng lồ. Dựa vào điều này, hãy giải thích tại sao kim la bàn luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam địa lí.
Lời giải:
Bộ phận chính của la bàn là một kim nam châm có thể quay tự do xung quanh một trục cố định đi qua trọng tâm của nó. Đặt la bàn tại một vị trí xác định, xa các nam châm khác và các dòng điện, kim nam châm của la bàn luôn luôn nằm theo một hướng xác định không đổi, gần trùng với hướng Nam – Bắc. Xê dịch la bàn sang những vị trí khác (không quá xa vị trí cũ), ta thấy hướng của kim nam châm vẫn không đổi. Đó là do kim nam châm luôn luôn chịu tác dụng của từ trường Trái Đất (địa từ trường).
Bài tập 4
Dựa vào hình ảnh các đường sức từ của nam châm chữ U như Hình 9P.2, em hãy xác định các cực của nam châm này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật lí 12 Bài 9: Khái niệm từ trường Giải Lý 12 Chân trời sáng tạo trang 59 → 65 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.