Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích 10 đoạn văn tả tâm trạng Thúy Kiều hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 10 Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích SIÊU HAY, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, thấy rõ tâm trạng đau khổ, chán chường tới tuyệt vọng của Thúy Kiều.
Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, chúng ta cũng thấy được nỗi nhớ, niềm khao khát mãnh liệt được trở về đoàn tụ với gia đình của nàng cùng dự cảm không lành về kiếp hồng nhan bạc mệnh của Kiều. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đâu của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để ngày càng học tốt mônVăn 9:
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 1
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 2
Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không: Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 3
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa Kim Trọng mối tình đầu thơ mộng, tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích”là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 4
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với “Truyện Kiều”. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên tâm trạng cô đơn, xót xa, buồn tủi của Kiều, đặc biệt là ở 8 câu thơ cuối. Sau khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người tình, Kiều lại nghĩ đến thân phận hẩm hiu, cô đơn của mình. Kiều đưa mắt nhìn ra xa, nơi có cửa bể mênh mang để kiếm tìm một bóng hình, một hơi thở nhân gian. Nhưng Kiều chỉ nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ bé như bị nhấn chìm giữa biển khơi vô tận. Có lẽ, con thuyền ấy cũng chính là cô Kiều cô độc lẻ loi nơi lầu Ngưng Bích. Không tìm kiếm được ở xa, Kiều lại đưa mắt về gần. Kiều nhìn thấy giữ ngọn nước chảy trôi ấy một bông hoa trôi bồng bềnh vô định. Bông hoa ấy cũng tượng trưng cho số phận bấp bênh chìm nổi của Thúy Kiều. Ngọn cỏ ngoài kia xanh tươi là thế nhưng nó vẫn nhuốm màu tâm trạng mang một vẻ rầu rầu. Chân mây, mặt đất, cỏ cây đều xanh đấy nhưng nó chẳng đem lại sự tươi vui tràn đầy sức sống. Đúng thật “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nước biển ngoài kia bị gió cuốn trào, gió xô sóng, sóng va vào nhau tạo nên tiếng ầm ầm. Tiếng sóng biển thét gào phải chăng đang xót thương cho thân phận Thúy Kiều. hay chính lòng Kiều đang thét gào đau thương. Chỉ với 8 câu thơ ta thấy được tâm trạng xót xa đau đớn và cô độc của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích và qua đó cũng cảm nhận được giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 5
Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Kiều nhớ Kim Trọng trong tâm trạng đau đớn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ, nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo, giàu đức hi sinh. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 6
Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn. Thúy Kiều rất thương Kim Trọng, nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không. Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ chàng Kim lên trước nỗi nhớ song thân là đã tuân thủ đúng diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy. Nhớ chàng Kim trước vì nàng Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ chàng. Còn nhớ đến cha mẹ sau vì dù sao ông bà Vương cũng đã tạm yên một bề.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 7
Tâm trạng buồn thương da diết của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được diễn tả vô cùng xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn thơ là một đoạn tuyệt bút “tả cảnh ngụ tình” của thiên tài Nguyễn Du. Tám câu thơ với điệp ngữ “buồn trông” lặp đi lặp lại như một khúc hát buồn về cuộc đời cô gái họ Vương. Mỗi câu thơ là một âm hưởng, một giai điệu thấm đẫm tâm trạng nàng Kiều và mở ra một bức tranh tứ bình mới mẻ. Cảnh vật trong buổi chiều hôm “thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi một nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà. Kiều một mình “thui thủi quê người một thân” sao cho khỏi nỗi nhớ ấy. Cuộc đời Kiều như cánh hoa mỏng manh “man mác” giữa dòng cuốn cuộc đời, “ngọn nước mới sa” như mang bao nỗi niềm về thân phận bấp bênh, chìm nổi của người con gái trong xã hội xưa. Nơi “nội cỏ rầu rầu” kia xanh xanh mà sao cũng u buồn thế, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thế ta mới hiểu, mới phục cái tài tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút. “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” gợi cho Kiều nỗi buồn chán, tủi thân về cuộc đời, lòng người lạnh lùng, vô vị. Ở cảnh cuối, thiên nhiên hiện lên thật dữ dội. Chung quanh Kiều là tiếng sóng như đang kêu gào, làm Kiều cảm thấy hãi hùng trước bão táp cuộc đời sắp ập đến. Câu thơ như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy sóng gió, đố kị, ghen ghét, bon chen của nàng. Nàng như một cánh hoa bé nhỏ trôi giữa dòng nước rồi “biết là về đâu?”. Bốn cảnh, bốn bức tranh tứ bình được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, hình ảnh và màu sắc từ màu nhạt đến rõ nét, đậm đà, âm thanh từ tĩnh sang động, buồn man mác đến kinh sợ, hãi hùng. Biện pháp tả cảnh ngụ tình thấm đẫm trong từng cảnh vật. Qua đó ta thấy tài năng và lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du lớn biết nhường nào.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 8
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác trong nền thơ ca Việt Nam. Trong đó tám câu cuối của đoạn trích” Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện thành công tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ đầu tiên của đoạn thơ là nỗi nhớ quê hương, gia đình của Kiều khi phải một mình cô đơn, lạc lõng ở một nơi xa lạ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Kiều nhìn ra phía xa tìm kiếm một khung cảnh thiên nhiên có thể làm nàng với đi nỗi sầu trong lòng. Thế nhưng nàng lại chỉ bắt gặp một cảnh chiều tà rợn ngợp, cô quạnh, chỉ một con thuyền ở ngoài xa với cánh buồm “thấp thoáng”. Cánh buồm ấy đang lênh đênh, xa mờ, bất định giữa dòng nước và nàng cũng vậy đang cô đơn, lạc lõng ở nơi đất khách quê người. “Buồn trông con nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu” mong muốn tìm được khung cảnh giúp nàng vơi đi nỗi sầu, thế nhưng khi thấy những cánh hoa đang xoay tròn, cuốn đi trên mặt nước, Thúy Kiều lại càng xót xa cho thân phận của mình. Hình ảnh “hoa trôi” như là biểu tượng cho số phận hồng nhan của nàng, cũng bé nhỏ, mỏng manh như thế, bị nước cuốn đi không biết về đâu. Nỗi buồn, cô đơn trong lòng Kiều càng dâng tràn, rợn ngợp hơn nữa khi Kiều trong ra những bờ cỏ xanh ngoài kia: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Những ngọn cỏ “rầu rầu” màu tàn lụi, héo úa, sắc “xanh xanh” nhạt nhoà nối liền một dải cả chân trời và mặt đất càng khiến cho khung cảnh thêm phần tẻ nhạt, đơn điệu. Hai câu cuối của đoạn thơ hiện lên trước mắt chúng ta là khung cảnh của thiên nhiên dữ dội: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”. Đó dường như là lời dự cảm của Kiều về số phận của mình. Kiều tưởng như mình đang ngồi giữa mênh mông trời biển, chỉ có tiếng sóng vỗ, gào thét xung quanh như muốn nhấn chìm nàng xuống đáy. Từ láy “ầm ầm” diễn tả sự dữ dội của những con sóng đồng thời cũng diễn tả tâm trạng hoảng loạn, lo sợ của Kiều. Nàng đang dự cảm về tương lai của mình, những bão tố, giông bão của cuộc đời sẽ nổi lên, cuốn lấy và nhấn chìm số phận của chính nàng. Đoạn thơ là tâm trạng của Kiều trong những ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nàng vừa buồn chán, đau khổ cho số phận nổi trôi của mình, vừa nhớ thương về gia đình, quê hương, vừa dự cảm về số kiếp bi kịch của phận hồng nhan.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 9
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong “Truyện Kiều”. Qua đó, ta thấy được tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích. Ở sáu câu thơ đầu, Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để khắc họa lại hoàn cảnh nhân vật. Trong không gian mênh mông, rộng lớn nhưng lại chia lìa “non xa”, “trăng gần”, “cồn cát nọ”, “bụi hồng kia”, ta thấy được sự cô đơn, lẻ loi của cảnh vật cũng như của chính Kiều. Hơn thế nữa, việc phải ở trong vòng tuần hoàn khép kín “mây sớm, đèn khuya” cũng khiến nàng càng thêm chán nản. Nàng chỉ biết nghĩ đến những kỉ niệm bên Kim Trọng để bản thân cảm thấy bớt cô đơn, thế nhưng càng nhớ lại càng đau đớn. Kiều nhớ đến đêm thề nguyền, cùng nâng chén hẹn ước giữa mình với chàng Kim năm xưa rồi lại nghĩ đến cảnh người vẫn còn chờ đợi tin tức của nàng. Thế nhưng tấm thân nàng giờ đây đã bị hoen ố, vấy bẩn, không thể “gột rửa” được nữa. Sau đó, Kiều nhớ đến cha mẹ, lo lắng rằng không biết đã có ai chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ cho cha mẹ hay chưa. Càng nghĩ nàng càng buồn tủi. Nỗi buồn thấm lên cảnh vật khiến cho không gian trở nên ảm đạm hơn. Điệp từ “Buồn trông” ở tám câu thơ cuối đã thể hiện rõ điều này. Kiều trông thấy cảnh sông nước, con thuyền phía xa mà không kìm được nỗi nhớ nhà, nhìn hoa trôi mà thương cho số phận trôi nổi lênh đênh của mình. Nàng buồn đến nỗi đâu đâu cũng chỉ thấy một màu xanh tẻ nhạt, chán chường. Rồi khi trông những cơn gió cuốn trên mặt duềnh, nàng bỗng nghe được âm thanh ầm ầm như báo hiệu sóng to gió lớn sắp sửa ập đến. Đó là dự cảm về một tương lai đầy biến động, khó khăn trước mắt. Bằng việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên, Nguyễn Du đã khắc họa nỗi cô đơn, bơ vơ, tuyệt vọng của nàng Kiều khi phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong lầu Ngưng Bích.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều – Mẫu 10
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nhất tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều khi bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của số phận. Đặc biệt, trong tám câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã làm nổi bật được nỗi cô đơn cùng nỗi âu lo và dự cảm không lành về tương lai sóng gió của nàng Kiều. Nhà thơ đã rất khéo léo khi sử dụng điệp ngữ “buồn trông” để làm cho âm hưởng câu thơ trở nên lắng đọng, trầm buồn, qua đó gợi ra dòng suy nghĩ miên man, nỗi buồn như giăng kín trong tâm hồn cô đơn, lạc lõng của Kiều. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng giữa không gian rộng lớn gợi ấn tượng về sự lạc lõng, mờ mịt cũng chính như hoàn cảnh của Thúy Kiều đang bơ vơ nơi đất khách. Cánh hoa nổi trôi gợi ấn tượng về số phận chìm nổi, long đong vô định không biết đi đâu, về đâu. Hình ảnh ngọn cỏ, chân mây, mặt đất dường như cũng thấm đượm tâm trạng của con người mà trở nên “dầu dầu”, héo úa, mịt mờ. “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”, câu thơ kết mở ra âm thanh dữ dội, đó cũng tựa như những sóng gió, tai họa khủng khiếp sắp sửa giáng xuống cuộc đời của nàng Kiều. Qua bút pháp tả cảnh ngụ tình cùng tài năng miêu tả tâm lí xuất sắc, nhà thơ Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng cô đơn, nỗi lo âu, sợ hãi của Thúy Kiều trước tương lai sóng gió.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích 10 đoạn văn tả tâm trạng Thúy Kiều hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.