Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích Dế chọi Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lập dàn ý phân tích Dế chọi của Bồ Tùng Linh chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để viết bài văn phân tích Dế chọi thật hay, thật sâu sắc.
Dế chọi đã phản ánh chân thật diện mạo xã hội thời đầu Mãn Thanh, phê phán, lên án hội tham quan vì vinh hoa phú quý mà chà đạp lên con người. Tác phẩm Dế chọi được học trong cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Dàn ý Phân tích Dế chọi – Mẫu 1
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
– Hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, tóm tắt tác phẩm.
– Đoạn 1: từ đầu – “khuynh gia bại sản”: Nguyên do và thực tế đưa dế chọi trở thành thú vui triều đình và là cái khổ của người dân phải chịu (mở ra khung cảnh và sự tình).
– Đoạn 2: tiếp đến – “việc tự tử”: Hoàn cảnh của Thành – nhân vật chính (thắt nút).
– Đoạn 3: tiếp – “chờ đến kì hạn nộp quan”: Giải quyết vấn đề tìm dế của gia đình Thành: nhờ sự trợ giúp của bà bói toán mà vợ Thành nghe ngóng được (tìm cách giải quyết).
– Đoạn 4: tiếp theo – “nằm đờ buồn bã”: Bi kịch tiếp tục xảy đến với gia đình Thành: từ con trai trở nên đờ đẫn đến con dế nuôi chết phải đối mặt với những hình phạt đáng sợ từ triều đình (cao trào).
– Đoạn 5: tiếp – “vội bắt dế bỏ vào lồng”: Hóa giải bi kịch trong gia đình Thành (mở nút).
– Đoạn cuối: phần còn lại: Sự thay đổi của gia đình Thành: giàu lên nhờ nuôi được dế tốt (con trai Tùng), giải thích về hiện tượng của con trai Thành (đoạn kết có hậu).
– Câu nói của Dị Sử thị ở cuối tác phẩm.
-> Giá trị nghệ thuật: thông qua câu chuyện ngắn kết hợp với những chi tiết li kì, kì ảo và ngôn từ dễ hiểu.
-> Giá trị nội dung: vẽ nên bức tranh hiện thực thời đầu Mãn Thanh để thỏa sự vui thú của triều đình mà làm khổ dân chúng. Cũng từ đó mà bộc lộ bộ mặt tham quan của triều đình. Nhờ có một con dế cũng có thể đổi đời vì làm vừa lòng được bề trên…
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Dàn ý Phân tích Dế chọi – Mẫu 2
I. Mở bài.
– Liêu trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu trai) là một tập truyện ngắn của Bồ Tùng Linh. Tác phẩm gồm ba chủ đề lớn: phê phán nền chính trị tàn bạo, phê phán chế độ khoa cử hủ lậu, tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến và ca ngợi tình yêu.
– Dế chọi là một truyện tiêu biểu cho tinh thần phê phán và thể hiện phần nào bút pháp của Liêu trai chí dị.
II. Thân bài
A. HẬU QUẢ BI THẢM DO LỆ HIẾN DẾ CHỌI GÂY RA
– Chọi dế là một trò chơi dân dã, hơn nữa đó là một trò chơi của trẻ con. Thế nhưng, bằng ngòi bút tài hoa, sắc sảo. Bồ Tùng Linh đã phơi bày được cả hệ thống chính trị thối nát đương thời. Sáng kiến đút lót bề trên, “sáng kiến” hiến dế chọi của một viên huyện lệnh đã biến thành “lệ định” của cung đình và từ đó, có khi chỉ vì “nộp một con dế” mà bao gia đình phải khuynh gia bại sản.
– Hậu quả bi thảm của lệ hiến dế đã làm cho nhân vật Thành Danh điêu đứng, vợ hãi hùng, con mất cả xác lẫn hồn, bản thân bị hành hạ, có lúc chết đi sống lại, tâm trí hoảng loạn trong một thời gian dài. Dù sau này, Thành Danh nhận được học vị tú tài, có ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đồng, áo cừu ngựa xe, nhưng cũng là một nho sinh đắc thời, ít nhiều biến chất đi vậy.
B. LỜI PHÊ PHÁN
– Trong “Lời bàn” ở cuối truyện, Bồ Tùng Linh không còn nói chuyện chung chung trong cung nữa mà hai lần phê phán đích danh kẻ thống trị tối cao: thiên tử. Tác giả cũng không chỉ gọi tên bọn quan lại với đủ chức sắc khác nhau mà còn nêu bật bản chất của chúng; tham quan lại ngược.
– Hơn nữa, tác giả còn mỉa mai, cho rằng nhờ “phúc ấm” của dế chọi mà bọn quan lại được ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu hĩ vậy. Từ “phúc ấm” cho thấy sự khinh miệt cao độ của tác giả, coi như loài côn trùng (dế) cũng đáng làm ông bà, tổ tiên của bọn chúng.
C. KẾT CẤU VÀ CHI TIẾT LI KÌ TRONG TRUYỆN
– Kết cấu của truyện hết sức chặt chẽ. Từ đầu đến cuối, mọi chi tiết đều xoay quanh câu chuyện Dế chọi. Chặt chẽ mà lại biến hóa khôn lường bởi sự thay đổi xen kẽ liên tục mà hợp lí những tình huống may rủi của Thành Danh, bởi những chi tiết bất ngờ và thú vị.
– Ở đây không có hình ảnh ma quái, hồ li nhưng cũng đầy những chi tiết li kì biến ảo. Đúng như Tản Đà nói. Đó là “tấm ảnh nhỏ” không chỉ thu vào “nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian” mà còn có tác dụng làm nổi bật tính chất phi lí của những “cảnh trạng” ấy.
– Đó là những chi tiết: Thành Danh bắt được con dế cực kì to khoẻ theo sự chỉ dẫn của bức vẽ trên mảnh giấy mà cô đồng ném cho; đứa con tội nghiệp của Thành Danh sau khi “xác” được vớt từ dưới giếng lên hơn một năm, tinh thần trở lại như xưa, kể lại: “Mình đã hóa thành dế, lanh lẹ, chọi giỏi nay mới thực sống lại”.
III. Kết bài.
– Truyện thành công không chỉ bằng ngòi bút tài hoa, sắc sảo, (không có hình ảnh ma quái, hồ li nhưng biến ảo, li kì, lôi cuốn, hấp dẫn) thể hiện nội dung châm biếm, mang giá trị tố cáo đanh thép (giá trị tố cáo hiện thực).
– Truyện đã thành công bởi tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc sống, mang giá trị nhân đạo cao cả, đáng quý.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích Dế chọi Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.