Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn (4 mẫu) Nghị luận xã hội về lòng biết ơn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 4 Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn nghị luận xã hội thật hay, với đầy đủ những ý quan trọng.
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Lòng biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn ngắn gọn
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.
b. Phân tích
Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.
Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều.
Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn hay nhất
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đạo lí của lòng biết ơn.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Biết ơn: cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.
b. Phân tích
• Biểu hiện của lòng biết ơn:
- Nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn.
- Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai.
- Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp.
• Lợi ích, ý nghĩa của lòng biết ơn:
- Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn.
- Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn.
- Lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lạnh lùng vô cảm, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: đạo lí của lòng biết ơn.
Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.
Lập dàn ý nghị luận về lòng biết ơn
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.
II. Thân bài:
* Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
* Biểu hiện của lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
* Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
* Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.
VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, …
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.
Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn
I. Mở bài
- Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
II. Thân bài
1. Giải thích:
- Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.
2. Đưa ra các biểu hiện:
– Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?
- Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
- Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.
- Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.
- Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
- Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
– Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa.
– Dẫn chứng:
- Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.
- Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, …
III. Kết bài
- Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.
- Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn (4 mẫu) Nghị luận xã hội về lòng biết ơn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.