Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống Nghị luận xã hội về lời xin lỗi tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về lời xin lỗi thật hay.
Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới cho dàn ý của mình đầy đủ hơn:
Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống – Mẫu 1
1. Mở bài
Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống.
Có thể dẫn dắt bằng câu nói hay lời khuyên dân gian, hoặc thể hiện suy nghĩ bản thân về ý nghĩa của lời xin lỗi.
2. Thân bài
- Nêu khái niệm xin lỗi là gì?
- Giá trị và ý nghĩa của lời xin lỗi như nào?
- Lên án, phê phán bộ phận chưa nhận thức vai trò của xin lỗi.
Mở rộng vấn đề và nêu bài học rút ra về lời xin lỗi.
3. Kết bài
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa cùng giá trị của lời xin lỗi.
- Bày tỏ quan điểm và suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống.
Dàn ý nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống – Mẫu 2
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống
Ví dụ:
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
II. Thân bài:
a. Giải thích
- “Xin lỗi”: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
b. Bàn luận:
* Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:
- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác
- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục
- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.
* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.
- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.
* Bài học nhận thức và hành động
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về lời xin lỗi trong cuộc sống Nghị luận xã hội về lời xin lỗi tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.