Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài văn mẫu lớp 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng), được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giới thiệu.
Nội dung bao gồm dàn ý và 7 bài văn mẫu, dành cho học sinh lớp 8. Mời tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Dàn ý bài văn phân tích một tác phẩm văn học
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời (nếu có).
2. Thân bài
Tùy theo phương án lựa chọn, có thể trình bày Thân bài theo một hệ thống ý tương đương.
– Phương án 1:
- Ý 1: Câu thơ thứ … (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)
- Ý 2: Câu thơ thứ… (nêu đối tượng của tiếng cười trào phúng, phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ để tạo ra tiếng cười trào phúng)
- Ý…
– Phương án 2:
- Ý 1: Phân tích nội dung bài thơ (đối tượng trào phúng, lí do khiến đối tượng bị phê phán…)
- Ý 2: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật (hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng…)
3. Kết bài
Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 1
Nhà thơ Tú Xương nổi tiếng với các tác phẩm trào phúng. Một trong số đó có thể kể đến bài thơ Thương vợ.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong số những bài thơ của Tú Xương viết về bà Tú. Tác giả đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, nhẫn nhục và giàu đức hy sinh. Nhà thơ đã đứng ở khía cạnh của một người chồng – một người đàn ông để bày tỏ niềm cảm thông với những người phụ nữ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Bốn câu thơ đầu đã giới thiệu về công việc của bà Tú. “Buôn bán” vốn là công việc vô cùng vất vả, không lúc nào được nghỉ ngơi. Cụm từ “quanh năm” gợi ra rằng công việc này diễn ra hằng ngày, lặp lại hết năm này đến năm khác. Bà Tú tần tảo sớm hôm để “nuôi đủ năm con với một chồng” – việc tách riêng “một chồng” dường như thể hiện được một hoàn cảnh thật éo le. Người chồng đáng ra phải là người chèo chống để nuôi cả gia đình. Vậy mà ở đây, người vợ phải một mình mưu sinh nuôi chồng nuôi con. Điều này làm bộc lộ nên tiếng cười mỉa mai, chua xót của chính tác gỉa. Họ không chỉ phải chịu đựng những ràng buộc phong kiến, không thể kêu ca, than thở mà chỉ biết im lặng chấp nhận, chịu đựng qua từng ngày: “Năm nắng mười mưa chẳng quản công”.
Đến hai câu thơ cuối cùng đọc lên giống như là một lời tự vấn của chính nhà thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Tiếng “cha mẹ” vang lên sao mà chua xót, là tiếng chửi thói đời đấy mà cũng giống như một lời tự trách bản thân vô dụng để rồi khiến người vợ của mình phải chịu đựng khổ cực.
Qua bài thơ này, Tú Xương đã khắc họa hình ảnh bà Tú cũng chính là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa: những con người tần tảo, chịu khó và giàu đức hy sinh.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 2
Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, mà còn là một tác giả lớn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”. Nổi bật trong tập thơ là bài Lai Tân.
Lai Tân được Bác sáng tác trong quá trình chuyển lao từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc Quảng Tây (Trung Quốc). Sống trong hoàn cảnh tù đày, Bác đã hiểu rõ hơn những sự thật về bộ máy chính quyền của Trung Quốc lúc bấy giờ:
Những câu thơ mở đầu khắc họa bộ máy chính quyền của Lai Tân lúc bấy giờ vô cùng sinh động, chân thực:
“Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,”
( Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng làm công việc)
Tác giả chỉ điểm danh những chức vụ gắn với trọng trách xã hội trong bộ máy công quyền. Họ là những người thực thi pháp luật, chăm lo cho nhân dân và đóng vai trò giữ gìn trật tự cho xã hội. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là “ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng”. Mỗi người đều xuất hiện với một công việc riêng. Tưởng chừng như họ phải làm những công việc chăm lo cho nhân dân, đất nước. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Những hành vi xấu xa đã vạch rõ bộ mặt thật của bộ máy chính quyền, sự thối nát của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Bác còn sử dụng phép liệt kê tăng tiến, từ chức quan nhỏ cho đến lớn, để khẳng định rằng bộ máy chính quyền thối nát từ trên xuống dưới, chức càng cao càng hủ bại”. Câu thơ cuối là một lời nhận xét nhưng lại bộc lộ thái độ đầy mỉa mai, châm biếm:
“Lai Tân y cựu thái bình yên”
(Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình)
Bộ máy chính quyền thối nát như vậy, mà Lai Tân vẫn “thái bình”. Điều này thật mâu thuẫn. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Nhưng đó chỉ là sự bình yên được che đậy khéo léo.. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.
Lai Tân mang một tiếng cười trào phúng độc đáo, thú vị củaHồ Chí Minh đã khắc họa vô cùng chân thực, sinh động hiện thực bộ máy chính quyền của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 3
Tú Xương là một nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của tác giả.
Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu – có thật trong lịch sử:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng thực dân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội, cho bỏ trường thi ở Hà Nội. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” – những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.
“Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước. Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây – “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ.
Cuối cùng, tác giả đã bộc lộ tâm trạng trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 4
Tú Xương là một nhà thơ khá nổi tiếng với mảng đề tài trào phúng. Trong đó, bài thơ Thương vợ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của ông.
Trong bài thơ, Tú Xương đã đứng ở khía cạnh của một người chồng – một người đàn ông để bày tỏ niềm cảm thông với những người phụ nữ. Người vợ trong thơ Tú Xương không ai khác chính là một nhân vật có thật ở ngoài đời – bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Bốn câu thơ đầu đã giới thiệu về công việc của bà Tú – buôn bán vốn là công việc vô cùng vất vả, không lúc nào được nghỉ ngơi. Nhưng bà vẫn tần tảo sớm hôm để “nuôi đủ năm con với một chồng” – việc tách riêng “một chồng” dường như thể hiện được một hoàn cảnh thật éo le. Người chồng đáng ra phải là người chèo chống để nuôi cả gia đình. Vậy mà ở đây, người vợ phải một mình mưu sinh nuôi cả chồng con.
Người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng những ràng buộc phong kiến nên không thể kêu ca, than thở mà chỉ biết im lặng chấp nhận, chịu đựng qua từng ngày và coi đó là số phận của bản thân:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa chẳng quản công”
Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Vợ chồng là duyên nợ, vậy nên cũng “âu đành phận”, có nghĩa là đành chấp nhận. Dù khó khăn, nhọc nhằn nhưng vẫn chịu đựng, chấp nhận hy sinh.
Hai câu thơ cuối cùng giống như là một lời tự vấn của chính nhà thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Tiếng “cha mẹ” vang lên sao mà chua xót, giống như một lời tự trách bản thân vô dụng để rồi khiến vợ phải chịu đựng khổ cực.
Như vậy, với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh qua bài thơ Thương vợ.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 5
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của nhà thơ Tú Xương.
Bài thơ còn có tên gọi khác là “Vịnh khoa thi Hương”. Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trong xã hội phong kiến, việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng từ lúc thực dân Pháp nắm quyền, trường thi ở Hà Nội đã bị bỏ. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác. Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa”.
Hai câu luận tiếp tục tô đậm sự nhố nhăng của trường thi bằng việc khắc họa hình ảnh quân sự và mụ đầm:
“Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Việc tiếp đón những kẻ cướp nước chẳng biết lúc nào lại trở nên trang trọng nhưng khôi hài như vậy. Đặc biệt hơn cả là việc tác giả miêu tả hình ảnh mụ đầm. Theo quan điểm lễ giáo phong kiến thì trọng nam khinh nữ. Phụ nữ không được những nơi trang nghiêm như trường thi. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” khiến ta thêm nức cười đó mà cũng thật xót xa. Xã hội phong kiến đã suy tàn, thoái hóa đến mức nào.
Hai câu thơ cuối là lời bộc tâm trạng của tác giả về cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Tú Xương đã sử dụng câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 6
Lai Tân là một trong những bài thơ thuộc tập thơ Nhật kí trong tù – tập thơ vô cùng nổi tiếng của Hồ Chí Minh.
Lai Tân là nơi mà Bác đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc Quảng Tây (Trung Quốc). Trong hoàn cảnh tù đày, Hồ Chí Minh đã chứng kiến biết bao sự thật về xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.
Tác giả đã khắc họa hiện thực xã hội Lai Tân lúc bấy giờ:
“Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,”
( Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng làm công việc)
Bác không nêu tên gọi cụ thể mà chỉ điểm danh từng chức vụ gắn với trọng trách xã hội trong bộ máy công quyền, họ phải làm gương cho dân chúng trong việc thực thi pháp luật. Cách điểm danh và kể việc rành mạch tưởng như ai lo phận nấy, theo đuổi một cách mẫn cán. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Những tưởng những bậc quan phụ mẫu của dân phải chăm lo công việc quốc gia. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Đó là những hành vi sai trái, cho thấy một bộ mặt xã hội vô cùng thối nát, xấu xa.
Ở đây, Bác đã sử dụng phép liệt kê tăng tiến, từ chức quan nhỏ cho đến lớn, để khẳng định rằng bộ máy chính quyền thối nát từ trên xuống dưới, chức càng cao càng hủ bại. Phép điệp cho thấy công việc của bọn họ khá nhịp nhàng, rành rạch. Nhịp sống vẫn diễn ra bình thường, đều đều. Cái tưởng như bất thường được lặp đi lặp lại hóa ra bình thường. Cái thối nát đến cực đại trở thành sự thường, thành nề nếp quy củ hẳn hoi, họ rất khéo léo che đậy nên cuộc sống vẫn yên ổn. Tiếng cười phê phán châm biếm có chiều sâu trí tuệ là ở đó.
Câu thơ kết bình luận, đánh giá sự việc đã được kể. Theo mạch tự sự thì câu thơ cuối mang nội dung phê phán nhưng tác giả kết luận ngược
“Lai Tân y cựu thái bình thiên”
(Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình)
Bộ máy chính quyền thối nát như vậy, mà Lai Tân vẫn “thái bình”. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.
Bài thơ Lai Tân mang một tiếng cười trào phúng độc đáo, thú vị. Hồ Chí Minh đã khắc họa vô cùng chân thực, sinh động hiện thực bộ máy chính quyền của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Mẫu 7
Nhà thơ Tú Xương có nhiều bài thơ trào phúng hay. Trong đó, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm khá tiêu biểu. Với bài thơ, tác giả đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương năm 1897 tại Nam Định. Hai câu đề nói về nét mới của khoa thi:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trước đây, việc thi cử do triều đình tổ chức nhằm mục đích kén chọn nhân tài ra làm quan để giúp vua, giúp nước. Trong hoàn cảnh bấy giờ, nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa”. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Trước đây, ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” – trường thi ở Hà Nội. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở đây đã bị bãi bỏ. Nên các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh đặc sắc mà cũng đầy khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” – những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Ở hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm:
“Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười.
Cuối cùng, hai câu thơ cuối bộc lộ một niềm cay đắng, xót xa cho cảnh ngộ đất nước:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Qua đó, tác giả bộc lộ sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nhà.
Như vậy, bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng) Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.