Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng 2 Dàn ý & 5 bài văn hay lớp 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đóng vai Xiu kể lại Chiếc lá cuối cùng bao gồm 5 bài văn mẫu, kèm theo 2 dàn ý chi tiết. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 hóa thân vào nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Gion-xi cho bạn bè và thầy cô cùng nghe.
Với 5 bài Nhập vai Xiu kể lại Chiếc lá cuối cùng, các em còn biết cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, rèn luyện trí tưởng tượng của mình thêm phong phú. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng mới:
Dàn ý đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng
Dàn ý 1
I. Mở bài:
- Xiu giới thiệu về mình: Tôi tên Xiu, là một nữ họa sĩ trẻ nghèo. Sống trong khu một nhà tồi tàn, ẩm thấp cùng với cô bạn thân tên là Giôn – xi
- Bây giờ nhìn thấy Giôn – xi đã khỏe mạnh, yêu đời, tôi lại nhớ lại quá trình hồi phục, trở về với cuộc sống của cô.
II. Thân bài:
1. Kể về nỗi tuyệt vọng của Giôn – xi
- Ngày ấy Giôn – xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Dù biết suy nghĩ của Giôn xi là suy nghĩ vớ vẩn, dại khờ, kì quặc nhưng tôi không thể nào thuyết phục để cô từ bỏ ý nghĩ đó nên tôi rất lo lắng. Tài liệu Thu Nguyễn
- Tôi đem kể việc này với cụ Bơ – men, người họa sỹ già ở tầng dưới cùng khu nhà với chúng tôi, nghe xong cụ vô cùng ái ngại
- Một buổi sáng, sau trận mưa lớn vùi dập và những cơn gió kéo dài cả đêm, tôi kéo tấm rèm lên thì thấy trên cây thường xuân chỉ còn lại 1 chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Giôn – xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng nên tuyệt vọng muốn chết, tôi đâm ra lo lắng, không biết khi chiếc lá kia rụng nốt thì Giôn – xi sẽ thế nào đây, sự sống của Giôn – xi được tính từng giờ, từng phút. Dù thương bạn nhưng tôi đành bất lực vì làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa
2. Quá trình hồi phục của Giôn – xi
- Ngày hôm đó đã trôi qua bình yên, sau một đêm mưa gió, tuyết rơi. Khi trời vừa hửng sáng Giôn xi lại ra lệnh cho tôi kéo tấm mành lên. Ô kìa! chiếc lá thường xuân vẫn còn đó, thật ngạc nhiên. Giôn – xi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn chưa rụng thì tỏ ra phấn chấn, sau đó thú nhận mình là con bé hư, muốn chết là có tội, đòi ăn cháo, uống sữa, soi gương, ngồi dậy, hi vọng đi vẽ. Bác sỹ đến khám và thông báo bệnh của Giôn xi đã đỡ năm phần mười rồi , giờ chỉ cần chăm sóc là sẽ khỏi. Khỏi phải nói tôi vô cùng vui mừng
3. Sự kì diệu của bức tranh mang lại sự sống cho Giôn – xi
- Ngay lúc đó bác sĩ cũng cho biết chuyện cụ Bơ – men bị ốm nặng không còn hi vọng gì. Thế rồi cụ qua đời. Tôi biết rõ cụ vì nguyên nhân gì mà cụ bị bệnh rồi ra đi
- Sau đó tôi đã nói sự thật về chiếc lá cuối cùng cho Giôn – xi biết
- Ngợi ca cụ Bơ – men
- Xúc động của Giôn – xi
III. Kết bài:
- Thấy Giôn – xi đã khỏe mạnh hồi phục trở lại tôi rất vui và thầm cảm ơn cụ Bơ – men
- Chúng tôi vô cùng thương tiếc một con người giàu lòng nhân ái như thế
- Tôi thầm hứa với cụ…
Dàn ý 2
1. Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về bản thân
- Tôi là một họa sĩ trẻ, tên Xiu
- Tôi cùng thuê nhà trọ với cô bạn Giôn – xi và cụ Bơ – men.
2. Thân bài
– Kể về bản thân:
- Là bạn cùng phòng với Giôn – xi
- Luôn lo lắng cho bệnh tình của Giôn – xi
- Yêu Giôn – xi tha thiết.
- Chăm sóc Giôn – xi tận tình như người chị, người mẹ
- Luôn chia sẻ những niềm vui nỗi buồn cùng Giôn – xi
– Người bạn Giôn – xi tội nghiệp
- Hoàn cảnh: là một cô họa sĩ trẻ, mắc bệnh phổi và nghèo túng
- Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành..
- Giọng nói thều thào.
- Có suy nghĩ tiêu cực: khi những chiếc thường xuân ngoài kia rụng hết, sự sống của cô cũng sẽ chấm dứt.
- Tình huống bất ngờ: chiếc lá vẫn còn trên cây
- Sáng ngày hôm sau, khi tôi mở tấm mành cửa, chiếc lá vẫn ngoan cố bám trụ trên tường.
- Giôn – xi đã tươi tỉnh trở lại, bệnh tình thuyên giảm.
- Tôi sung sướng đến vô cùng.
- Được tin cụ Bơ – men chết vì sưng phổi
- Tôi và Giôn – xi khóc nấc lên khi biết được bí mật về chiếc lá thường xuân vẫn còn ngoài cửa sổ.
- Cụ Bơ – men với trái tim nhân hậu đã cứu lấy đời của cô gái trẻ Giôn – xi.
- Chúng tôi biết ơn cụ vô cùng.
3. Kết bài
- Cụ Bơ – men đã ra đi nhưng kiệt tác chiếc lá kia vẫn còn mãi.
- Tôi và Giôn – xi cố gắng sống và hoạt động nghệ thuật để không phụ sự hi sinh của cụ
Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 1
Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? – Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy.
Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xép của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,… cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.
Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:
– À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muốn nói với cháu. Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng… tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó.
Xiu khẽ lên tiếng:
– Bác ơi, cháu lo lắm… Giôn-xi… – ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu.
Bác Bơ-men nói tiếp:
– Chúng ta sẽ… vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.
– Vẽ… Nhưng…
– Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.
– Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin.
Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:
– Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé.
Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cố gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà. Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:
– Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào…
– Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!
– Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!
– Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!
– Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công. Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.
Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xép của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.
– Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại. Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt da cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xép nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá đủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ.
Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:
– ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ! Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:
– Ôi, là hai người về đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!… Cảm ơn chị Xiu. Hai người mang lại sự sống cho cháu…
Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua…
Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 2
Bệnh tình của Giôn-xi ngày càng nặng. Tôi và cụ Bơ-men hết sức lo lắng tìm mọi cách động viên, cố giữ cô ta lại với cuộc sống. Bởi Giôn-xi đã suy sụp tinh thần và đang nghĩ đến cái chết của mình từng ngày, từng giờ như số phận mong manh của chiếc lá thường xuân cuối cùng nơi cửa sổ cô nằm trong đêm mưa tuyết dữ dội.
Sáng hôm ấy, tôi vừa tỉnh dậy thì thấy Giôn-xi đang thẫn thờ nhìn tấm mành che kín cửa sổ và thều thào ra lệnh:
– Kéo nó lên, em muốn nhìn.
Tôi lo lắng kéo tấm mành lên. Nhưng, ô kìa! Sau một đêm mưa tuyết dữ dội, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Chiếc lá cuối cùng vẫn chưa rụng.
Giôn-xi nói với tôi: “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”.
Tôi hốt hoảng cúi xuống sát gối Giôn-xi, nói như van xin: “Em thân yêu, em hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây nếu không còn em nữa?”.
Giôn-xi không trả lời. Cô đang nghĩ đến cái chết sắp đến đưa cô đi.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, tôi và Giôn-xi vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Rồi đêm buông xuống và gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm, Tôi thầm nghĩ không biết số phận của chiếc lá và cô bạn thân yêu sẽ ra sao đây?…
Hôm sau, khi trời vừa hửng sáng thì Giôn- xi lại ra lệnh kéo mành lên. Thật tàn nhẫn nhưng… thật lạ quá! Tôi không tin vào mắt mình nữa! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó!?
Tôi thấy Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi Giôn-xi gọi tôi khi tôi đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt và nói với tôi những câu rất lạ:
– Em thật là một con bé hư, có phải không chị Xiu thân yêu? Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.
Cố nói líu ríu với tôi như một đứa em gái nhỏ làm nũng chị:
– Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan “chị hãy đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.”
Sau đó một tiếng đồng hồ, Giôn-xi nói với tôi trong ánh mắt tươi vui chưa từng có:
“Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.”
Buổi chiều bác sĩ tới khám bệnh cho Giôn-xi. Khi tiễn ông ra về, ông cho biết bệnh tình của Giôn-xi đã giảm “được năm phần mười rồi”; và hôm sau, ông nói với tôi: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng”. Tôi biết có công của tôi, công của bác sĩ, nhưng cái sức mạnh chủ yếu đã kéo Giôn-xi để giữ cô lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội, sau hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men vẽ – một kiệt tác cụ để lại trước khi qua đời để cứu sống cô, mà sau đó tôi mới biết và đã kể lại cho Giôn-xi nghe.
Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 3
Tôi là Xiu – một họa sĩ trẻ và rất yêu thích công việc hội họa của mình. Dù công việc không mang lại nhiều giá trị vật chất nhưng tôi được sống với niềm mê của mình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống. Kiệt tác khiến tôi luôn xúc động và không thể nào quên mỗi khi nghĩ đến chính là chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường ngoài cửa sổ nhiều năm về trước.
Tôi sống trong một căn hộ thuê cùng với một người bạn kém tuổi, đó là Giôn-xi. Cô ấy giống tôi, cũng là một họa sĩ trẻ. Ở tầng bên dưới là phòng của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo và cả đời cụ mơ ước sẽ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tôi vẫn nhớ vào mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc căn bệnh sưng phổi, cô ấy mệt mỏi và ốm yếu. Số tiền để chạy chữa bệnh tật đã cạn dần khiến em luôn buồn chán và nghĩ đến cái chết. Nhìn ra bức tường gạch đối diện cửa sổ, Giôn-xi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân và em tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng hết thì em cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi vô cùng lo lắng cho em nhưng không làm thế nào thay đổi được suy nghĩ tiêu cực đó. Khi Giôn-xi ngủ, tôi nhẹ nhàng kéo tầm mành xuống để em ngủ được ngon giấc. Tôi ra hiệu cho cụ Bơ-men sang phòng bên, chúng tôi sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân và chẳng biết phải nói sao. Cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng ngoài trời vẫn đang rơi, tuyết phủ trắng. Tôi lặng lẽ và tập trung vẽ bức tranh về cụ Bơ-men với chiếc áo sơ mi cũ màu xanh và đang ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá.
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt được chừng một tiếng, Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Em thều thào ra lệnh với tôi:”Kéo nó lên, em muốn nhìn”. Tôi chán nản đưa tay kéo tấm mành lên theo mong muốn của Giôn-xi.
Nhưng cả tôi và Giôn-xi đều vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tôi đã rất lo lắng bởi trận mưa vùi dập, những cơn gió rít kéo dài cả đêm qua sẽ làm rụng hết những chiếc lá thường xuân còn sót lại. Nhưng thật may mắn vẫn còn một chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tôi say sưa ngắm nhìn chiếc lá dũng cảm ấy, cuống có màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, bám vào cành cây cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
Giôn-xi nói với tôi:” Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Đó là chiếc lá cuối cùng. Em nghe thấy gió thổi và hôm nay nó sẽ rụng thôi, cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Tôi cúi khuôn mặt hốc hác của mình xuống gần gối và nói với em gần như van xin:”Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”
Giôn-xi không trả lời tôi, Em có lẽ đang rất cô đơn và tuyệt vọng khi nghĩ đến chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình, ý nghĩ ấy giờ đây như choáng ngợp lấy tâm trí của cô.
Ngày hôm đó trôi qua, tôi và Giôn-xi vẫn nhìn trông ra chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường đơn độc. Đêm hôm đó, gió bấc lại ào ào, trời đã mưa rất to và đập mạnh vào cửa sổ, tôi nghe tiếng mưa rơi lộp độp xuống mặt đất. Khi trời vừa sáng, em lại ra lệnh cho tôi kéo mành lên và nhìn ra cửa sổ trông chờ.
Tôi đang quấy món cháo gà cho em trên lò hơi đốt. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ và chiếc lá thường xuân vẫn nằm ở đó. Em ngắm nhìn hồi lâu và gọi tôi với giọng phấn chấn: “Em thật là cô bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”. Tôi quay lại nhìn và em tiếp tục nói”Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi em nhờ tôi lấy cháo, một chút sữa pha rượu vang đỏ, chiếc giường và nhờ tôi cho em ngồi dậy xem tôi nấu nướng. Sau đó, em nói với tôi về ước mơ sẽ được đến vẽ vịnh Na-plo.
Buổi chiều bác sĩ đến khám và tôi đã kiếm cớ tiễn bác sĩ ra hành lang. Bác sĩ thông báo bệnh tình của Giôn-xi đã khỏi được năm phần. Tôi rất mừng cho cô ấy nhưng lại biết được tin không vui về cụ Bơ-men đang bị sưng phổi và tình hình rất nguy kịch.
Ngày hôm sau, bác sĩ thông báo cho tôi rằng Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm và dặn dò tôi chăm sóc chu đáo cho em. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tôi đến bên chỗ em ngồi, tâm trạng em đã vui vẻ trở lại. Tôi âu yếm ôm lấy em và kể cho em bí mật về chiếc lá…Hai chị em tôi khóc nức lên, hằng ngày cụ sống âm thầm là thế mà ai biết được ẩn chứa bên trong lại là một trái tim nồng nàn yêu thương, 40 năm mơ ước về kiệt tác mà cụ chưa thực hiện được giờ đây cụ có biết mình đã hoàn thành kiệt tác không?
Giờ đây, cụ Bơ-men đã yên nghỉ ở một thế giới khác. Sự hi sinh của cụ vì sự sống của Giôn-xi và vì nghệ thuật đã tiếp thêm sức mạnh và tình yêu nghề cho hai chị em tôi.
Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 4
Là một họa sĩ tôi – Xiu thường đi rất nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác đang phác họa bức tranh bỗng một chiếc lá rơi vèo đậu trên giá vẽ khiến tôi bồi hồi xúc động nhớ lại chuyện Chiếc lá cuối cùng xảy ra cách đây mấy năm về trước.
Ngày ấy tôi còn rất trẻ cùng người bạn Giôn xi Tôi cùng cụ Bơ-men sang buồng bên sợ sệt nhìn cây thường xuân chẳng nói thành lời nhưng trong tâm trí tôi rối bời bao cảm xúc. Chiếc lá cuối cùng đêm nay sẽ dụng thôi. Giôn xi sẽ ra đi ư? Tôi sẽ mất đi một người bạn, một người em tri kỉ, đau lòng quá! Tôi phải làm gì đây để giành giật em từ tay thần chết? Nuốt nước mắt vào trong tôi chỉ biết chăm sóc động viên an ủi Giôn xi để em nghĩ lại.
Khi tôi vừa chợp mắt được một tiếng đồng hồ choàng tỉnh dậy đã thấy Giôn xi thức giấc tự bao giờ, em thẫn thờ nhìn về phía cửa sổ thều thào ra lệnh bắt tôi phải kéo mành lên khuôn mặt em hốc hác nước da xanh như tàu lá chẳng còn sức sống. Tôi nói gì dường như em cũng chẳng nghe thấy chẳng để ý đến tôi nữa. Miễn cưỡng tôi đành chậm chạp lê bước về phía cửa sổ vừa kéo mành vừa cầu chúa trời phù hộ “Hãy thương xót cứu giúp chúng con đừng để chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Đừng khiến con mất Giôn xi”. Ô kìa! Lạ chưa chiếc lá cuối cùng vẫn còn đã phải chăng lời cầu khuẩn của tôi đã thấy chúa trời. Thật là tuyệt! Chiếc lá dũng cảm treo bám vào cành chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Tôi quay lại nhìn Giôn xi em cũng đang trân trân nhìn chiếc lá có lẽ trong lòng em đang có nhiều chuyển biến về nhận thức tình cảm.
Khuôn mặt Giôn Xi giần tươi tỉnh lại, em nói với tôi. Tôi sung sướng quá ôm choàng lấy em hạnh phúc thật bất ngờ. Khi bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn xi Tôi kiếm cớ lẻn ra ngoài đôi bàn tay run lên vì sợ hãi, phải nghe những tin không lành khi bác sĩ cầm lấy tay tôi. Nhưng không ngờ tin đến thật vui, những kỳ vọng.
Nhưng tôi choáng váng nghe tin cụ Bơ-men chết vì sưng phổi. Tôi ôm lấy Giôn xi và kể cho em bí mật về chiếc lá…Hai chị em tôi khóc nức lên, hằng ngày cụ sống âm thầm là thế mà ai biết được ẩn chứa bên trong lại là một trái tim nồng nàn yêu thương, 40 năm mơ ước về kiệt tác mà cụ chưa thực hiện được giờ đây cụ có biết mình đã hoàn thành kiệt tác không (Hình ảnh, thật đến mức,…, cứu sống một người và cướp đi người tạo ra nó, là sản phẩm tạo ra từ tài năng mà còn từ…)
Giờ đây cụ Bơ men đã yên nghỉ ở một thế giới khác cả tôi và Giôn xi đã trưởng thành trong nghề để xứng đáng với sự hi sinh của cụ Bơ men. Chúng tôi quyết định đi nhiều nơi đem nghệ thuật chân chính phục vụ cuộc sống con người. Cảm ơn cụ! Cảm ơn tấm lòng vĩ đại, đức hi sinh cao cả của cụ! Đã cho chúng tôi bài học nhân văn sâu sắc.
Đóng vai nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi phục sức khỏe kì diệu của Giôn-xi
Tiễn bác sĩ ra về, tôi không khỏi nghẹn ngào. Dù đã cố gắng hết sức nhưng bác sĩ không có cách nào giúp Giôn-xi chiến thắng bệnh viêm phổi quái ác. trời đang mùa đông, bệnh phổi của Giôn-xi ngày càng thêm nặng hơn. Từng hơi thở khó nhọc của em khiến tôi xót xa. Còn biết bao ước mơ chưa thực hiện được, biết bao cảnh đẹp chưa vẽ được. Lẽ nào đành chôn vùi nó trong hối tiếc?
Dù thế nào, tôi vẫn cố khuyên em không nên lo lắng và nghỉ dưỡng tốt nhất, đợi mùa đông đi qua sẽ tính tiếp. Thế nhưng, dù tôi đã hết lời động viên, tinh thần của Giôn-xi không mấy tốt hơn. Em ấy đã suy sụp tinh thần và đang nghĩ đến cái chết của mình. Em ấy nghĩ cuộc đời của mình gắn liền với cây thường xuân bám trên tường. Và khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì em cũng lìa đời. Ôi, Giôn-xi bé bỏng, lẽ nào em lại nghĩ thế?
Thời gian lặng lẽ trôi đi. Giôn-xi ngày nào cũng hướng mắt về phía cây thường xuân. Từng chiếc lá rơi xuống khiến tôi lo lắng. Tôi và cả cụ Bơ-men cùng động viên Gion- xi. Những cơn mưa kéo đến thổi bay đám lá, chỉ còn lại chiếc lá cuối cùng bám trên bức tường. Sáng nay Giôn-xi bảo tôi kéo tấm mành mành nơi cửa sổ để cô ấy nhìn cây thường xuân sau cơn mưa đêm qua và kì lạ thay trên cây vẫn còn lá chưa rụng. Giôn-xi nói với tôi rằng tưởng là trong đêm qua nó sẽ rụng và cô cũng chết. Tôi an ủi Giôn-xi nhưng vô ích.
Một đêm nữa trôi qua, gió bấc lại ào ào, mưa tuyết vẫn đập mạnh vào cửa sổ nơi Giôn-xi nằm. Tôi nghĩ không biết số phận của chiếc lá và cô gái sẽ ra sao? Hôm sau, Giôn-xi lại bảo tôi kéo tấm mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó, nó kiên cường bám chặt trên bức tường, không chịu rụng xuống. Giôn-xi lặng nhìn chiếc lá nghĩ ngợi. Nhờ chiếc lá, Giôn-xi đã thay đổi suy nghĩ, cô ấy nói với tôi rằng muốn chết là một tội. Giôn-xi bảo tôi đưa một ít cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và một chiếc gương tay, đồng thời gọi tôi giúp xếp mấy chiếc gối lại để cô ta ngồi dậy xem tôi nấu nướng. Em vui sướng nhìn xung quanh. Tôi cũng vô cùng phấn khởi khi thấy em đã tìm lại được niềm tin.
Một lúc sau, Giôn-xi bảo: Một ngày nào đó hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Bệnh tình của Giôn-xi đã giảm đi nhiều sau hôm đó. Khi bác sĩ đến khám, ông cũng vô cùng kinh ngạc về quá trình phục hồi của Giôn-xi. Ông khám nhiều lần vì không dám tin đó là sự thật.
Sức mạnh kì diệu đã kéo Giôn-xi lại với cuộc sống chính là chiếc lá thường xuân cuối cùng đã không rụng xuống sau hai đêm mưa tuyết dữ dội. Đó không phải chiếc lá thật mà là chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men đã vẽ trong đêm mưa bão khủng khiếp ấy. Cụ đã chết mấy ngày sau đó vì viêm phổi nặng. Chiếc lá là kiệt tác cuối cùng mà cụ để lại cho cuộc đời đã cứu sống Giôn-xi-bé bỏng.
Có những lúc, đến cả chúa cũng không thể cứu sống chúng ta nếu chúng ta không còn có niềm tin nào nữa. Chiếc lá vô hồn vậy mà có sức tái sinh kì diệu. Một sự sống đổi lấy một sự sống. Sự hi sinh của cụ Bơ-men quả thực cao cả, hết sức đáng khâm phục.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng 2 Dàn ý & 5 bài văn hay lớp 8 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.