Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi trốn tìm Dàn ý & 3 bài văn mẫu lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trò chơi trốn tìm là một trò chơi dân gian quen thuộc. Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi trốn tìm, hướng dẫn cách viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ.
Nội dung bao gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu lớp 7, vô cùng hữu ích. Mời tham khảo tài liệu ngay sau đây.
Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi trốn tìm
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về trò chơi: trốn tìm.
2. Thân bài
– Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra trò chơi.
– Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi: Nội dung 1, Nội dung 2…
– Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi.
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi trốn tìm – Mẫu 1
Một trong những trò chơi dân gian đã có từ lâu đời là trốn tìm (hay còn gọi là ý tim). Trò chơi này rất thú vị và bổ ích.
Trốn tìm có từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trò chơi còn có tên gọi khác là ú tim (theo cách gọi ở khu vực miền Trung) và năm mươi năm mươi (theo cách gọi ở khu vực miền Nam). Địa điểm chơi thường là nơi rộng rãi như đầu làng, gốc đa, ngoài đồng,…
Trò chơi này phải chơi theo tập thể, khoảng từ năm người trở lên. Người chơi sẽ cùng oẳn tù xì. Ai thua phải đi tìm. Người đi tìm sẽ nhắm mắt lại, đếm từ một đến ba mươi. Những người chơi còn lại sẽ đi trốn ở xung quanh. Hết ba mươi giây, người đi tìm sẽ đi xung quanh khu vực chơi để tìm những những người khác. Những người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Nếu toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ thắng và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ phải làm thay. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và vẫn phải làm tiếp.
Trò chơi trốn tìm dường như rất phổ biến và trở thành một nét văn hóa ở nông thôn. Trò chơi này giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, lao động căng thẳng, mệt mỏi. Người chơi cũng được vận động nhiều hơn, tăng thêm sự gắn bó giữa mọi người.
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều trò chơi điện tử mới lại, hấp dẫn ra đời. Trẻ em ít chơi trốn tìm hơn, điều này đặt ra vấn đề làm thế nào để giữ gìn các trò chơi dân gian.
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi trốn tìm – Mẫu 2
Các trò chơi dân gian phổ biến như bịt mắt bắt dê, trốn tìm, ô ăn quan, nhảy dây… Trong đó, trốn tìm là một trong những trò chơi được yêu thích nhất.
Trò chơi trốn tìm còn có một tên gọi khác là “trò ú tim” ở khu vực miền Trung và “trò năm mươi năm mươi” ở khu vực miền Nam. Từ thuở xưa, những đứa trẻ trong xóm, làng sẽ tập trung lại để cùng nhau chơi vào buổi chiều, tối. Địa điểm chơi thường là không gian rộng rãi, nhưng phải có chỗ ẩn nấp.
Số lượng người chơi trốn tìm không giới hạn, nhưng thường khá đông từ sáu đến hơn chục người. Tất cả người chơi sẽ cùng oẳn tù xì. Ai thua sẽ bị mọi người bịt mắt lại bằng một tấm vải hoặc một chiếc khăn để người bị bịt mắt không nhìn thấy mọi người. Sau đó, người bị bịt mắt sẽ phải đứng im một chỗ, đếm từ một đến ba mươi. Trong khoảng thời gian đó, những người còn lại sẽ đi trốn.
Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ được tháo bịt mắt và đi tìm những người khác. Người bị tìm thấy sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ sống sót và người đầu tiên bị tìm thấy sẽ tiếp tục thay người đi tìm chơi tiếp. Nếu người đi tìm không phát hiện ra mọi người trốn ở đâu, người đó có thể hô “tha gà” và người đó sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo cho đến lúc tìm thấy người thay thế.
Theo luật chơi, người bị tìm thấy đầu tiên sẽ là người đi tìm ở lượt chơi tiếp theo. Trong quá trình chơi, người trốn có thể bất ngờ đến đập vào vai người đi tìm. Khi đó, người trốn sẽ thắng và có quyền cứu những người đã bị tìm thấy.
Trò chơi trốn tìm giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, lao động căng thẳng, mệt mỏi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp tăng thêm sự gắn kết giữa người chơi. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trò chơi điện tử thì các trò chơi dân gian như trốn tìm đang mất đi trong đời sống của con người. Điều này đã đặt ra một vấn đề về việc giữ gìn các trò chơi dân gian.
Chúng ta cần phải giữ gìn và tích cực quảng bá để trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi trốn tìm luôn gần gũi với cuộc sống của con người.
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi trốn tìm – Mẫu 3
Các trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi thú vị, hấp dẫn nhất mà chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến là trốn tìm.
Trốn tìm còn có tên gọi khác là “trò ú tim” (cách gọi ở miền Trung) và “trò năm mươi năm mươi” (cách gọi ở miền Nam). Trò chơi này thường được diễn ra vào buổi chiều tối, tại những không gian rộng lớn nhưng phải có nhiều chỗ ẩn nấp. Điều này sẽ tăng thêm độ khó cho người tìm.
Số lượng người chơi trốn tìm sẽ không bị giới hạn, khoảng từ sáu đến mười người. Đầu tiên, người chơi cần oẳn tù xì. Ai thua sẽ phải đi tìm. Người đó cần bịt mắt lại, đứng im một chỗ và đếm từ một đến ba mươi. Trong khoảng thời gian đó, những người còn lại sẽ đi trốn.
Sau ba mươi giây, người đi tìm sẽ mở mắt, bắt đầu quá trình tìm kiếm. Người bị tìm thấy sẽ thua cuộc. Nếu như toàn bộ người chơi bị tìm ra thì người đi tìm sẽ chiến thắng. Theo luật, người bị tìm thấy đầu tiên sẽ phải là người đi tìm tiếp theo. Còn người đi tìm không thấy mọi người trốn ở đâu, người đó sẽ phải hô “tha gà” và chấp nhận thua cuộc. Ở lượt chơi tiếp theo, người đi tìm này sẽ tiếp tục phải làm. Trong quá trình chơi, người trốn có thể bất ngờ đến đập vào vai người đi tìm. Khi đó, người trốn sẽ thắng và có quyền cứu những người đã bị tìm thấy.
Cần lưu ý khi chơi trốn tìm là không trốn quá xa khỏi không gian diễn ra trò chơi. Trò chơi trốn tìm giúp con người có những phút giây thư giãn. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp tăng thêm sự gắn kết giữa người chơi.
Như vậy, trốn tìm là một trò chơi dân gian bổ ích. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để giữ gìn những trò chơi dân gian như trốn tìm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi trốn tìm Dàn ý & 3 bài văn mẫu lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.