Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình mẫu tử là một đề tài rất gần gũi. Trong đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương gửi gắm nhiều thông điệp giá trị. Vì vậy, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương.
Tài liệu bao gồm 4 mẫu tham khảo lớp 7. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ ngắn gọn
Bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Trong bài thơ, tác giả đã xây dựng không gian, thời gian một cách cụ thể. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau khi kết thúc một ngày. Nhân vật “em bé” đang ngồi nhìn ra ruộng lúa ở xa, chờ mong bóng dáng của mẹ. Em bé nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng chưa nhìn thấy mẹ. Hình như, mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng ngoài kia. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ chìm trong tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Và đến khi mẹ trở về, cũng là lúc em bé đã ngủ, nhưng vẫn còn mong ngóng mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” thật độc đáo, cho thấy được tình cảm yêu thương thắm thiết, gắn bó. Bài thơ mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc.
Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ – Mẫu 1
Vũ Quần Phương có nhiều bài thơ hay. Trong đó, tôi yêu thích và ấn tượng nhất là “Đợi mẹ”. Tác phẩm gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình cảm thiêng liêng – tình mẫu tử.
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng
Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Có lẽ, hình ảnh đợi mẹ của em bé trong bài đã quá đỗi quen thuộc. Cái cảm giác mong ngóng, chờ đợi mẹ về chắc hẳn ai cũng đều từng trải qua. Trong bài, nhà thơ đã xây dựng không gian, thời gian khá chi tiết. Khi trời tối, màn đêm bao trùm lấy vạn vật. Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Em bé đang ngồi nhìn ra cánh đồng phía xa, chờ đợi bóng dáng quen thuộc.
Đọc từng câu thơ, tôi có cảm giác như thấy được bóng dáng của mẹ đang vất vả lao động trên cánh đồng. Khi bóng tối tràn xuống, nỗi sợ hãi xuất hiện trong lòng em bé. Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, căn nhà cũng thật trống trải.
Nỗi mong chờ càng tăng lên. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” nơi đồng xa. Việc chờ đợi mẹ về đã trở thành một thói quen, bởi vậy mà nó đã đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.
Nhà thơ Vũ Quần Phương sử dụng ngôn từ giản dị, giọng thơ tự nhiên. Bài thơ mang cảm xúc yêu thương dành cho người mẹ, gợi nhiều xúc động mạnh mẽ.
Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ – Mẫu 2
Tình cảm mẫu tử là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trong đó, bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc.
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng
Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Hình ảnh của nhân vật “em bé” trong bài thơ có lẽ đã quá quen thuộc. Chắc hẳn, khi còn nhỏ, ai cũng đều đã từng ngồi đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Cảm giác thấp thỏm, mong ngóng khi phải chờ đợi có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người. Trong bài thơ, tác giả đã xây dựng không gian, thời gian một cách cụ thể. Trời đã tối, vạn vật đều nghỉ ngơi sau khi kết thúc một ngày. Nhân vật “em bé” đang ngồi nhìn ra ruộng lúa ở xa, chờ mong bóng dáng của mẹ. Nhưng mẹ vẫn chưa về.
Em bé đã nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng chưa nhìn thấy mẹ. Hình như, mẹ vẫn đang làm việc trên cánh đồng ngoài kia. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ chìm trong tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Vì cuộc sống mưu sinh, người mẹ đã phải vất vả làm việc.
Mẹ chưa về, nên bếp chưa lên lửa. Mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” trên cánh đồng. Từ tượng thanh “ì oạp” đã gợi ra từng bước chân khó nhọc của mẹ.
Khi mẹ trở về, cũng là lúc em bé đã ngủ, nhưng vẫn còn mong ngóng mẹ. Hình ảnh “mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” thật độc đáo, cho thấy được tình cảm yêu thương thắm thiết, gắn bó.
Tác giả không sử dụng quá nhiều câu chữ, lời thơ giản dị, tự nhiên và ngôn từ giàu sức gợi. Từ đó, bài thơ mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc.
Có thể thấy rằng, bài thơ “Đợi mẹ” đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ, hiểu hơn về tình mẫu tử thiêng liêng.
Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ – Mẫu 3
Một trong những tình cảm đáng quý nhất chính là tình mẫu tử. Bởi vậy, có rất nhiều tác phẩm viết về tình cảm này, trong đó có bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương:
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng
Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen
Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Khi còn thơ bé, mỗi người đều đã từng chờ đợi, mong ngóng mẹ trở về. Cảm giác thấp thỏm, ngóng chờ có lẽ đã quá quen thuộc. Và em bé trong bài thơ cũng vậy, em đang chờ mẹ đi làm về. Khi trời tối, màn đêm bao trùm lấy vạn vật. Vầng trăng non” đã lên tới đỉnh đầu, “đom đóm” bay từ ngoài ao bay vào tới trong nhà. Nhưng mẹ vẫn chưa đi làm về. Em bé chỉ biết ngồi nhìn ra cánh đồng phía xa.
Hình dáng của mẹ như lẫn dần vào cánh đồng. Mẹ vẫn đang vất vả lao động trên cánh đồng vì cuộc sống mưu sinh. Bóng tối dần ùa về kéo theo nỗi sợ hãi quẩn quanh tâm hồn đứa trẻ. Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, căn nhà cũng thật trống trải.
Em bé ngóng chờ tiếng bước chân quen thuộc vang lên. Nhưng bước chân đó vẫn đang “ì oạp” nơi đồng xa. Từ “ì oạch” gợi ra sự nặng nhọc, vất vả của mẹ. Đôi chân của mẹ đang phải lội trên cánh đồng mênh mông là nước. Đọc đến đây, có lẽ, mỗi người đều cảm thấy xúc động nghẹn ngào và thương mẹ biết bao.
Dường như, việc chờ đợi mẹ về đã trở thành một thói quen, bởi vậy mà nó đã đi sâu vào tâm thức hay thậm chí là đi cả vào trong những giấc mơ. Trong cả cơn mơ, em cũng vẫn thấp thỏm mong mẹ về.
Bài thơ “Đợi mẹ” với dung lượng ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị và giọng thơ tự nhiên nhưng đã thể hiện được tình cảm mẫu tử đẹp đẽ. Cùng với đó, nhà thơ còn khắc họa thành công, đầy cảm động hình ảnh lam lũ, chịu thương chịu khó của những bà mẹ Việt Nam.
Như vậy, Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một trong những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử. Bài thơ đã gợi cho người đọc thật nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.