Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Viết một đoạn văn trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ 7 đoạn văn mẫu lớp 6 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những câu thành ngữ sẽ gửi gắm nhiều ý thông điệp giá trị. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết một đoạn văn trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ.
Tài liệu sẽ bao gồm 7 đoạn văn mẫu, dành cho các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5 (Buôn thúng bán mẹt, Chân lấm tay bùn, Gạo chợ nước sông, Một nắng hai sương, Nhường cơm sẻ áo).
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 1
Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Điều đó đầu tiên xuất phát từ chính con người của ông – một người nhạy cảm, dễ xúc động. Từ nhỏ, nhà văn đã sống thiếu đi tình yêu thương, đặc biệt là của những người thân trong gia đình. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa và thường xuyên phải đi làm ăn xa. Dù yêu thương con, nhưng người mẹ ấy lại không có nhiều thời gian con. Chính bởi hoàn cảnh đó khiến cho nhà văn đồng cảm sâu sắc với những người bất hạnh. Từ nhỏ, khi còn đi học, ông đã phải tự mình bươn chải kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn, chung đụng với mọi hạng người nơi đầu đường xó chợ. Mười sáu tuổi, ông đã phải rời bỏ quê hương đến thành thị kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã làm nên chất dân nghèo, chất lao động trong ông. Điều đó đã thấm vào các tác phẩm của ông, đem đến những cảm nhận sâu sắc cho người đọc.
Câu sử dụng thành ngữ: Cuộc sống chân lấm tay bùn đã làm nên chất dân nghèo, chất lao động trong ông.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 2
Chúng ta sinh ra không có ai là hoàn hảo. Mỗi người sống trong một hoàn cảnh. Có người sung sướng, đủ đầy. Cũng sẽ có người khổ cực, thiếu thốn. Vì vậy, tinh thần nhường cơm sẻ áo là vô cùng ý nghĩa. Từ quá khứ đến hiện tại, nhân dân ta vẫn luôn biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Trong chiến tranh, con người Việt Nam cùng đoàn kết để vượt qua khó khăn như những bà mẹ nuôi cán bộ đội, chung tay quyên góp vào hũ gạo cứu đói. Khi đất nước hòa bình phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh thì tinh thần đó vẫn sáng ngời. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Nhiều bạn trẻ tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Các thầy cô giáo tình nguyện lên vùng cao dạy học, đem con chữ về với học sinh miền núi. Những hành động vô cùng ý nghĩa sẽ giúp xã hội trở nên nhân văn, cuộc sống của con người tốt đẹp hơn.
Câu sử dụng thành ngữ: Vì vậy, tinh thần nhường cơm sẻ áo là vô cùng ý nghĩa.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 3
Mẹ là người em yêu nhất trên đời. Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người khá mảnh mai. Mái tóc được cắt ngắn gọn gàng. Đôi mắt của mẹ sáng như những vì sao. Nhưng em thích nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay đã có nhiều vết chai sần nhưng thật ấm áp và tình cảm. Bố của em mất sớm. Mình mẹ một nắng hai sương làm lụng nuôi em ăn học. Hằng ngày, mẹ thức dậy từ sớm để đi làm việc ở nhà máy. Tối đến, mẹ còn dạy em học bài. Nhờ có mẹ, em đã học được nhiều điều bổ ích. Em kính trọng và yêu thương mẹ thật nhiều.
Câu sử dụng thành ngữ: Mình mẹ một nắng hai sương làm lụng nuôi em ăn học.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 4
Xã hội ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người đầy đủ hơn. Tuy nhiên, còn không ít người vẫn phải chịu cảnh gạo chợ nước sông. Cuộc sống của họ hết sức khó khăn và thiếu thốn. Điều đó khiến mỗi người cần nêu cao tinh thần nhân ái. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Ngày hôm nay, tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi… Mỗi một hành động nhỏ bé nhưng lại đều mang ý nghĩa lớn lao. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn. Hãy cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương nhiều hơn.
Câu sử dụng thành ngữ:
- Tuy nhiên, còn không ít người vẫn phải chịu cảnh gạo chợ nước sông.
- Ngày hôm nay, tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 5
Mẹ là người mà em yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ của em bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt đen nhánh, luôn nhìn em thật dịu dàng. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ em là công nhân của một nhà máy may dệt. Hàng ngày công việc của mẹ rất vất vả và bận rộn. Nhưng mẹ vẫn chăm sóc gia đình. Mọi công việc nhà mẹ đều lo toan cẩn thận. Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình. Nên em tự hứa sẽ học tập thật tốt để mẹ cảm thấy vui lòng.
Câu sử dụng thành ngữ: Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 6
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Hành động nhường cơm sẻ áo đã thể hiện được tấm lòng tốt đẹp của con người Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, “Trái tim cho em” đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Câu sử dụng thành ngữ: Hành động nhường cơm sẻ áo đã thể hiện được tấm lòng tốt đẹp của con người Việt Nam.
Đoạn văn sử dụng ít nhất một thành ngữ – Mẫu 7
Bà ngoại là người em vô cùng yêu thương. Năm nay, bà bảy mươi tuổi. Dáng người bà nhỏ, lưng của bà đã bị còng xuống. Bà có một khuôn mặt phúc hậu. Làn da đã nhăn nheo nhưng vẫn toát lên vẻ hồng hào tươi sáng. Đôi mắt của bà đã mờ đục đi nhiều. Đôi bàn tay nhỏ bé có nhiều vết chai sần. Cả cuộc đời bà chăm lo cho con, cho cháu. Biết bao năm tháng bà phải chân lấm tay bùn trên đồng ruộng. Đến khi về già, bà mới được nghỉ ngơi, hưởng phúc. Mọi người đều rất kính trọng, yêu mến bà ngoại. Còn trong mắt của em, bà giống như bà tiên trong câu truyện cổ tích vậy.
Câu sử dụng thành ngữ: Biết bao năm tháng bà phải chân lấm tay bùn trên đồng ruộng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Viết một đoạn văn trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ 7 đoạn văn mẫu lớp 6 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.