Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam 7 đoạn văn mẫu lớp 6 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm Cây tre Việt Nam.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 1
Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã giúp tôi hiểu hơn về loài cây đã vô cùng gắn bó với đời sống của con người Việt Nam – cây tre. Mở đầu bài viết, Thép Mới khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Tiếp đến, tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Những câu văn như “Tre là cánh tay của người nông dân”; “Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày”; “Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già” đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối với con người Việt Nam. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình. Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Đọc bài viết, tôi càng trân trọng và yêu mến cây tre nhiều hơn.
Từ Hán Việt:
- đồng chí: người cùng chí
- hiện đại: thuộc về thời đại ngày nay
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 2
Bài viết “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới khiến tôi thêm yêu mến cây tre. Tác giả đã khắc họa hình ảnh cây tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Điều đó thể hiện được sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế của nhà văn. Tr e gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tre là cánh tay của người nông dân. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Rõ ràng, chúng ta đã thấy được nhiều vai trò to lớn của cây tre. Để từ đó, mỗi người cần biết trân trọng hơn loài cây gần gũi, quen thuộc này.
Từ Hán Việt
- phẩm chất: chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật
- vai trò: tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 3
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam. Nó đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người. Tre còn gắn bó với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình. Cây tre rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Từ Hán Việt:
- tri kỉ: người bạn rất thân thiết, thấu hiểu mình.
- hiện tại: thời gian tiếp diễn, trái với quá khứ và tương lai
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 4
Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.
Từ Hán Việt:
- phẩm chất: tính chất tốt xấu của từng người hay vật
- cao quý: có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng quý trọng
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 5
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.
Từ Hán Việt:
- khai hoang: khai phá vùng đất hoang
- đồng chí: người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 6
Qua tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn vẻ đẹp của cây tre – một loại cây quen thuộc với đất nước Việt Nam. Cây tre được nhân hóa giống như con người, mang những phẩm chất cao quý. Không chỉ vậy, tr e còn gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng cũng như trong lao động. Hình ảnh so sánh: “Tre là cánh tay của người nông dân” đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của cây tre. Bên cạnh đó, cây tre còn trở thành đồng đội, giúp đỡ nhân dân chiến đấu. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.
Từ Hán Việt:
- đồng đội: người cùng đội ngũ chiến đấu hoặc cùng đội thi đấu thể thao
- hy sinh: chết
Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam – Mẫu 7
Đến với “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra lời khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người. Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre trong lao động cũng như trong đời sống tinh thần. Những dẫn chứng được đưa ra hết sức cụ thể và giàu tính thuyết phục. Tre cũng trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Ở đoạn cuối của tác phẩm, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa. Nhà văn Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Từ Hán Việt:
- thanh cao: trong sạch và cao thượng
- hiện đại: thuộc về thời đại ngày nay
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam 7 đoạn văn mẫu lớp 6 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.