Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu mang đến bài văn mẫu chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để viết cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ hay.
So sánh 2 tác phẩm Tây Tiến và Tiếng hát con tàu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong hai tác phẩm thơ này. Từ đó chúng ta hiểu được cách thể hiện nỗi nhớ của hai tác giả văn học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ, kết bài so sánh hai tác phẩm văn học, cách làm bài so sánh hai tác phẩm văn học.
Dàn ý so sánh nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu
I. Mở bài
Giới thiệu về tác giả và 2 tác phẩm.
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung:
– Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
– Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” được ông sáng tác năm 1960, thời gian cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế.
– Giới thiệu, trích dẫn 2 đoạn thơ.
2. Cảm nhận:
a. Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
– Bức tranh thứ nhất mở ra bằng cảnh đêm liên hoan lửa trại biên giới:
- Khổ thơ với bút pháp lãng mạn, diễn tả linh hoạt đêm “ hội đuốc hoa”với ánh sáng, màu sắc, một buổi liên hoan đậm tình quân dân. Cái tiếng reo vui, đầy ngạc nhiên “ kìa” hào hứng trước cái lạ của xứ lạ, trang phục lạ, ..
- Cái nồng ấm và tình tứ là sức sống của một dân tộc , biến chàng trai thành thi sĩ “ xây hồn thơ”. Đó là sức sống của những tình cảm lâu nay bị kìm hãm, nay được hồi sinh trước vẻ đẹp của cuộc sống.
- Trung tâm là hình ảnh các cô gái với cử chỉ e thẹn, nét nhạc chơi vơi cùng điệu Lăm vông của cô gái Lào làm say đắm chàng trai Hà Thành, biến họ thành thi sĩ.
- Khổ thơ có giọng điệu hài hòa, êm ái, phù hợp với không khí ấm áp của bản làng và tình quân dân thắm thiết.
– Bức tranh thứ hai diễn tả vẻ đẹp của con người và cảnh vật Tây Bắc trong cảnh hoàng hôn sông nước Châu Mộc:
- Bao trùm lên khổ thơ là vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc. Ngôn ngữ cô đọng hàm súc, “ chiều sương ấy” gói trọn cả thời gian chiều và không gian sương đầy ấn tượng. Tay lái tài hoa làm tiêu tan vẻ dữ dội của dòng nước lũ, tạo nên chất thơ, cũng là cách thơ hóa cái dữ dội, cái hùng vĩ.
- Thiên nhiên hữu linh, có linh hồn, dáng người lái thuyền với tay chèo uyển chuyển, hài hòa với dáng hoa “ đong đưa”…
=> Đoạn thơ diễn tả một vẻ đẹp khác của thiên nhiên, con người miền Tây, đó là vẻ thơ mộng, mơ màng của thiên nhiên và tình quân dân thắm thiết, đậm đà.
b. Khổ thơ trong bài “Tiếng hát con tàu”:
– Nỗi nhớ về thiên nhiên “bản sương giăng, đèo mây phủ” và con người có ân tình sâu nặng lắm mới “Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?”. Điệp từ “nhớ” và câu hỏi tu từ tô đậm nỗi nhớ, khiến tình cảm càng sâu nặng, thiết tha.
– Từ thực tế cuộc sống, ý thơ đưa tới suy ngẫm khái quát, chứa đựng một triết lý sâu sắc, biểu hiện một quy luật tình cảm, quy luật của trái tim:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
– Tình yêu đôi lứa trở nên kì diệu, tạo sự gắn bó, thiết tha không chỉ với con người mà còn gắn bó với cảnh vật làng quê – đó là quy luật tình cảm của con người. Nói “đông về nhớ rét” thực ra là nhớ đến hơi ấm của tình yêu khi mùa đông lạnh lẽo trở về. Các hình ảnh “cánh kiến hoa vàng”, “ chim rừng long trở biếc”, đều là những quan sát chắt lọc từ núi rừng Tây Bắc góp phần làm phong phú cho các biểu tượng tình yêu của văn học. Tình yêu đôi lứa chân chính luôn gắn với tình yêu quê hương đất nước.
– Suy tư sâu sắc về những chuyển hóa kì diệu của tâm hồn con người được đúc kết thành triết lí: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Đó là điều kì diệu mà tình cảm con người đã làm được để biến kỉ niệm miền đất mình từng đi qua thành tâm hồn của chính mình.
=> Trở về với Tây Bắc, ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo, của cuộc sống chân chính, tất cả trở thành tình yêu bất tận, nỗi nhớ kỉ niệm gắn bó với nhà thơ.
3. So sánh hai đoạn thơ:
– Nét chung:
- Hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết về đất và người Tây Bắc; thể hiện tình cảm thắm thiết giữa các nhà thơ với đồng bào Tây Bắc.
- Cả hai cách cảm nhận đều thể hiện lối sống tình nghĩa thủy chung với quá khứ. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về nhân dân, đất nước trong lòng độc giả.
- Cả 2 tác giả đều thành công trong sáng tạo hình ảnh thơ.
(Lí do: cả 2 nhà thơ đều có quãng đời gắn bó với mảnh đất Tây Bắc)
– Nét riêng:
- Đoạn thơ trong “Tây Tiến” tập trung hướng về vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc trong con mắt của một chiến sĩ đã từng gắn bó với cuộc sống con người nơi đây. Qua đó, làm nổi bật hình ảnh những người lính trẻ trung, hồn nhiên, vô tư, tâm hồn lạc quan, yêu đời.
- Đoạn thơ trong “Tiếng hát con tàu” bộc lộ nỗi nhớ về núi rừng, con người Tây Bắc để từ đó khái quát lên thành chân lí về quy luật tình cảm của con người.
- Đoạn thơ trong “Tây Tiến” sử dụng thể thơ 7 chữ, sáng tạo các hình ảnh thực; đoạn còn lại sử dụng thể thơ tự do, hình ảnh có tính khái quát cao.
(Lí do: do đặc trưng phong cách nghệ thuật riêng của mỗi tác giả).
=> Chính những cảm nhận riêng đó đã góp phần tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của từng bài thơ cũng như sự phong phú của thơ ca viết về tình yêu quê hương đất nước mọi thời đại.
4. Đánh giá chung:
– Hai tác phẩm đều thể hiện nỗi nhớ da diết của những con người đã từng gắn bó với nhân dân trong kháng chiến. Tất cả làm nổi bật vẻ đẹp tình quân dân sâu nặng, tình nghĩa thủy chung gắn bó trong cuộc sống.
– Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ: Quang Dũng mang đến phong cách thơ lãng mạn, thanh lịch, tinh tế, phóng túng còn Chế Lan Viên mang phong cách suy tưởng, triết lí, giàu chất trí tuệ, hiện đại cùng nhiều sáng tạo phong phú, đa dạng, độc đáo về hình ảnh.
III. Kết bài
Đánh giá lại vấn đề: tác giả xây dựng hình tượng nhân vật của mình khác nhau, nhưng đều có điểm chúng trong tư tưởng nhân đạo.
So sánh cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu
Nỗi nhớ của người lính vốn là một điều gì đó thật đẹp. Nếu trong Tây Tiến, đó là nỗi nhớ tha thiết với vùng đất binh đoàn Tây Tiến – nơi nhân vật trữ tình đồng hành cùng những đồng đội, vượt bao gian khổ để tiến bước thì trong Tiếng hát con tàu, đó lại là nỗi nhớ Tây Bắc và và tình yêu, sợi dây kết nổi kì lạ với con người nơi đây.
Dòng cảm xúc và nỗi nhớ đã làm nên vẻ đẹp của hai bài thơ, để hai bài thơ trở thành tượng đài bất hủ của nền thơ ca cách mạng.
Đến với Tây Tiến, Đoạn đầu bài thơ chính là đoạn ghi lại những kỉ niệm những kỉ niệm đầy ắp và nỗi nhớ của nhà thơ về những ngày tháng gắn bó cùng binh đoàn:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
..Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Hai câu thơ mở đầu đã tạo ngay ấn tượng về nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Thì ra đã có một khoảng lùi xa thời gian để thành ám ảnh, để thành nỗi nhớ và tiếc nuối nữa. Những tiếng “xa rồi Tây Tiến ơi!” thốt lên từ trong lòng nhà thơ như một niềm nuối tiếc. Tiếng lòng đó cất lên sao mà tha thiết đến thế, đồng thời như có tiếng vọng đáp lại vào vách núi, ngân nga không dứt trong không gian bởi “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”. Những hình ảnh thiên nhiên như đột ngột hiện lên trong không gian. Đó là con sông Mã kì vĩ và kiêu hãnh chảy từ thượng Lào về đất Việt, đó là rừng, là núi điệp trùng, những nơi đã in dấu chân của binh đoàn Tây Tiến một thời trận mạc, thế mà giờ đây đã xa rồi thì làm sao tránh khỏi nỗi nhớ dâng lên trong lòng người chiến sĩ Tây Tiến năm xưa. Nỗi nhớ ây có địa chỉ, địa danh như đã bắt rễ trong lòng người, nỗi nhớ ấy lại trong một trạng thái thật diệu vợi, mơ hồ như một thoáng buồn xa xôi… Có lẽ nhà thơ đã đạt được cái tài và cái tình ấy trong cầu thơ “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi!”.
Từ hai câu thơ khơi nguồn ấy, mạch chảy dòng tâm sự hoài niệm của nhà thơ mở ra lan toả như mỗi chuỗi kỉ niệm giờ đây thức dậy, lay động và xôn xao trong lòng. Và đây, hình ảnh “đoàn quân mỏi” giữa Sài Khao sương lấp đập mạnh gây ân tượng. Sự chân thực sinh động của hình ảnh thơ khiến ta như hình dung Thấy tư thế, dáng vẻ của đoàn quân trong gian lao, cơ cực của những ngày phải đương đầu với trận mạc, đối đầu với thiếu thốn, khó khăn. Chân thực song cũng rất lãng mạn khi hình ảnh đoàn quân mỏi lại được miêu tả trong một khung cảnh đẹp huyền ảo của thiên nhiên. Những tiếng sương lấp, hoa về, đêm hơi….. khiến cho toàn bộ cảnh thực chợt nhoà đi, gây được ân tượng nhiều chiều trung, tâm trí người đọc. Bối cảnh thiên nhiên hiện ra trong kí ức và tâm trạng là những hình ảnh sóng đôi của sự trái ngược:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Bước hành quân gian lao của người lính vệ quốc mở ra trong không gia nhiều chiều. Ta như nghe thấy bước chân và hơi thở trên đường trường chiến gian lao của người lính qua câu thơ đầy những vần trắc: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Với những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến rất khó mờ phai trong tâm trí, lại thêm bút pháp hoài niệm rất đỗi tài hoa, qua hàng loạt những hình ảnh trái ngược mà hài hoà bổ sung cho nhau, Quang Dũng đã làm sống dậy hình ảnh nười lính Tây Tiến, rừng núi Tây Tiến trong nỗi nhớ thật chơi vơi về Tây Tiến. Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những thước phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên thành công cả về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Nếu Quang Dũng nhắc đến rừng núi mơ mộng thì Chế Lan Viên định hình rõ ràng và sâu sắc nỗi nhớ của mình. Biện pháp điệp từ “nhớ” vừa làm nổi bật, vừa thể hiện nỗi nhớ tràn ngập, như ‘bản sương giăng’, ‘đèo mây phủ’, là những vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Từ những cảm xúc cá nhân, tác giả nâng lên thành quy luật tình cảm, “Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?. Tiếp theo, tác giả đưa ra một triết lý, “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”, tạo ra cặp đối lập ‘khi ta ở-khi ta đi’, làm cho đất trở thành một phần của tâm hồn khi rời đi.
Từ ký ức về nhân dân và cảnh vật Tây Bắc, tác giả chuyển sang suy ngẫm về tình yêu và sự kết nối đặc biệt với đất lạ.
“Anh đột nhiên hồi tưởng về em như dòng lạnh của mùa đông
Tình yêu ta giống như cánh kiến và hoa vàng
Như chim rừng lông đã trắng bạch trở lại khi xuân về
Tình yêu như làm cho đất lạ trở thành quê hương”
Anh và em nắm tay nhau cuối mùa chiến dịch
Xôi gói nuôi quân, giấu trong rừng mỗi ngày
Đất Tây Bắc không biết đến lịch trình
Mùi hương xôi đầu vẫn đọng mãi trong ký ức”.
Tiếp theo theo dòng cảm xúc nhớ về nhân dân, tác giả chuyển hướng đột ngột sang nỗi nhớ đột ngột về người yêu. Hình ảnh đặc sắc như “như đông về nhớ rét” diễn đạt sự khắc sâu của tình cảm, giống như giá rét gắn bó với mùa đông, làm nổi bật giá trị quan trọng của mối quan hệ. Nỗi nhớ này dẫn tới suy ngẫm về tình yêu, so sánh với ‘cánh kiến và hoa vàng’, ‘chim rừng lông đã trắng bạch trở lại khi xuân về’. Cánh kiến và hoa vàng, như tình yêu đôi lứa, gắn bó không thể tách rời; và chim rừng trắng bạch, giống như tình yêu, làm cho mùa xuân trở nên rực rỡ. Cuối cùng, từ nỗi nhớ và tình yêu, tác giả đưa ra triết lý: “Tình yêu làm cho đất lạ trở thành quê hương”. Tình yêu giúp đất lạ trở nên thân thuộc và quan trọng như quê hương.
Qua đó có thể thấy, với bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài bằng thơ về hình tượng người lính đánh Pháp trong cuộc kháng chiến mà dũng cảm và cũng đầy chất thơ của nhân dân ta. Còn Tiếng hát của con tàu là bài thơ thể hiện niềm khao khát và hạnh phúc trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, để tìm lại nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo và cho hồn thơ của mình. Bài thơ tạo hình ảnh sáng tạo, đầy màu sắc và tinh tế, kết hợp trí tuệ và cảm xúc, mang lại cho độc giả những trải nghiệm thẩm mỹ đặc sắc của thơ Chế Lan Viên.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến và Tiếng hát con tàu Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.