Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Những bài văn mẫu lớp 12 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nỗi buốn chiến tranh là tác phẩm nối tiếng viết về đề tài chiến tranh. Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Văn mẫu lớp 12: Phân tích đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh.
Nội dung gồm dàn ý và bài văn mẫu. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Dàn ý phân tích Nỗi buồn chiến tranh
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Bảo Ninh, tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh.
2. Thân bài
– Yếu tố ngoại cảnh: đêm lạnh giá, màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn qua bầu không khí xanh xám run rẩy, uốn ngả theo chiều gió đông bắc.
– Nhân vật Kiên đã sống trong trạng thái: “Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”; “Tay mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi ngạt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”.
– Những kí ức rời rạc được Kiên hồi tưởng, ghi chép lại:
- Ký ức về chiến tranh tàn khốc: sự ra đi của đồng đội, nạn đào ngũ và những câu chuyện tâm linh trong rừng già sâu thẳm,…
- Ký ức về câu chuyện tình yêu giữa Kiên và Phương nhưng bị chiến tranh và thực tại tàn phá.
– Kiên bỏ đi, nhân vật “tôi” đọc được bản thảo mà Kiên viết: chẳng có một trình tự nào, mạch truyện liên tục đứt gãy nhưng sau đó anh đã hiểu ra và nhận định “khá cuốn hút”.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh.
Phân tích đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh. Truyện gửi gắm nhiều thông điệp giá trị và nhân văn.
Trong đoạn trích, tác giả đã xây dựng yếu tố những yếu tố ngoại cảnh như “đêm lạnh giá, màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn qua bầu không khí xanh xám run rẩy, uốn ngả theo chiều gió đông bắc” mang nét u buồn, vắng lặng làm cơ sở để khơi gợi kí ức trong Kiên.
Từng dòng suy nghĩ trong Kiên được khắc họa chi tiết, sinh động. Kiên đã sống trong trạng thái mơ hồ, buồn bã khi bị những kí ức về chiến tranh khuấy đảo tâm hồn. Những câu văn miêu tả chi tiết như “Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”; “Tay mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi ngạt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”. Và có thể thấy rằng, trong kí ức của Kiên thì “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh” là điều để lại ấn tượng nặng nề nhất.
Nhà văn miêu tả chi tiết nội tâm của nhân vật Kiên. Sự cô đơn chiếm lấy tâm trí, con người Kiên, một sự cô đơn khiến anh chẳng còn ý thức mọi thứ xung quanh: “Con người nội tâm trong anh cô quạnh, âu sầu không hề cảm thấy gió lạnh chiều tà”. Anh vô cùng mong mỏi, khát khao được gặp gỡ lại những người đồng đội đã mất của mình. Từ đó, trong kí ức anh lúc này hiện ra một gương mặt mà từ lâu anh đã quên, có thể là một người bạn cũ, một người đồng đội cũ tại chiến trường và đó chính là hình ảnh đầu tiên xuất hiện. Sau gương mặt đó là cả một đoạn kí ức ùa về, kí ức về trưa mùa khô rực rỡ nắng, hoa đầy trong những khoảnh khắc rừng thưa, kí ức về một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ hay những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm,… Ở đây, nhà văn đã sử dụng các từ ngữ như “kí ức xa vời”, “trập trùng” và “lạnh lẽo”; “khắc nghiệt, “thẳm sâu” kết hợp với biện pháp so sánh kí ức ấy “như rừng như núi trong lòng chiều ấy” gợi ra tâm hồn của Kiên không còn có thể dừng mắt ở điểm nào nữa trên cõi không cùng của quá khứ.
Ở đoạn cuối, Kiên bỏ đi, nhân vật “tôi” đọc được bản thảo mà Kiên viết. Nhưng “tôi” đã gặp phải khó khăn trước những bản thảo “chẳng có một trình tự nào hết”, “trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ là trang cuối”, “mạch truyện không ngừng đứt gãy, từ đầu đến cuối không nổi một tuyến chung, toàn là những khối thù hình”. Những điều này khiến “tôi” gặp khó trong việc tiếp nhận những trang bản thảo, từ đó, “tôi” đánh giá các trang viết “chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ lực bất tòng tâm của y”. Và rồi chính “tôi” tự cho phép mình đọc theo một hình thứ rất tùy nghi. Người kể chuyện đọc một cách ngẫu nhiên, theo một “lối tùy tiện” nhưng điều đó lại thể hiện được cuộc đời thực và không hề hư cấu của nhân vật Kiêm. Vả “tôi” cho rằng dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”. Bởi vì nhờ những dòng kí ức đó mà Kiên được vĩnh viễn sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, dòng kỉ niệm không bao giờ quên của người lính.
Tóm lại, đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Truyện tiêu biểu cho phong cách của Bảo Ninh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Những bài văn mẫu lớp 12 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.