Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật (Dàn ý + 12 Mẫu) Viết đoạn văn về tính kỉ luật tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật trong cuộc sống mang đến 12 mẫu siêu hay gồm đoạn văn ngắn gọn, đầy đủ, bài làm của học sinh giỏi. Qua đó giúp cho các em học sinh lớp 12 có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng luyện văn nghị luận ngày một tốt hơn.
TOP 13 đoạn văn viết về tính kỷ luật siêu hay dưới đây các em có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính các em. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn tốt đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình học và ôn thi sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn nghị luận về tính tự chủ, đoạn văn nghị luận về đức hi sinh và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.
Viết đoạn văn về tính kỷ luật hay nhất
- Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về tính kỉ luật
- Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật hay nhất
- Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật trong cuộc sống
- Viết đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật
- Viết đoạn văn về tính kỷ luật
Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về tính kỉ luật
Phương pháp giải:
Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tính kỷ luật. Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Giải thích:
Tính kỷ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc.
2. Bàn luận:
– Sức mạnh của tính kỷ luật:
- Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu.
- Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại.
- Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng.
- Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dễ gặt hái được nhiều thành công.
Dẫn chứng: Nhà phát minh vĩ đại của nhân loại Thomas Edison…
– Hiểu được sức mạnh của tính kỷ luật, rèn luyện ý chí, quyết tâm chinh phục những điều lớn lao. Phê phán những người sống thiếu kỷ luât, vô tổ chức, sống thiếu nghị lực và quyết tâm.
3. Kết luận: Khái quát lại vấn đề.
Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật hay nhất
Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội giúp cho cuộc sống của con người trở nên văn minh, tốt đẹp hơn, thế nhưng cũng làm nảy sinh rất nhiều những cái xấu, cái tiêu cực. Kỷ luật được đặt ra để giúp con người sống đúng với chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Vậy nên tôn trọng kỉ luật là điều cần thiết trong cuộc sống. Kỷ luật có nghĩa là quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi một tổ chức, cơ quan, suy rộng ra đó là hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia. Còn tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, tuân theo, là cách thể hiện nét văn hoá ở mỗi người. Tôn trọng kỷ luật tức là tuân theo các khuôn phép, những chuẩn mực đạo đức được đặt ra theo nền tảng đạo đức từ xưa đến nay. Việc tôn trọng kỉ luật sẽ làm cho con người sống có khuôn phép, điều chỉnh những hành vi của mình để sống đúng mực hơn trong xã hội. Những người sống có kỷ luật sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý của mọi người. Một đất nước mà người dân tuân theo pháp luật, kỷ luật sẽ sớm trở thành một đất nước ưu tú, một cường quốc mà điển hình là Nhật Bản. Ngược lại, nếu con người không tôn trọng và tuân theo các quy tắc kỷ luật thì sẽ sớm trở thành những con người của tệ nạn, giết người. Ở nước ta, đa số con người sống trong xã hội với sự tôn trọng kỷ luật gần như tuyệt đối. Thế nhưng vẫn có những kẻ như Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Tiến, … phá vỡ những kỷ luật đó để dẫn tới hành vi giết người khó tha thứ. Vậy nên, là một học sinh, một công dân, hãy luôn tôn trọng kỷ luật để trở thành một công dân tốt trong xã hội.
Viết đoạn văn 200 chữ về tính kỷ luật trong cuộc sống
Đoạn văn mẫu 1
Trong cuộc sống, con người luôn phải không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình. Một trong những đức tính tốt đẹp chúng ta được rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chính là tôn trọng kỉ luật. Tôn trọng kỉ luật là làm theo, tuân thủ theo những điều kiện, điều luật mà một tổ chức đặt ra. Tôn trọng kỉ luật thể hiện, phản ánh ý thức của con người với tập thể có mìn ở trong đó. Kỉ luật hiểu theo nghĩa hẹp là điều luật của một tổ chức nhưng hiểu ra xa thì đó là hệ thống quy định pháp luật của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỗi người có một cuộc sống, một suy nghĩ, một hành động khác nhau, kỉ luật sinh ra để điều chỉnh những khác biệt của con người về một thể trật tự, thống nhất, có nguyên tác giúp cho tổ chức đó phát triển theo hướng tích cực hơn. Nếu trong một xã hội không có kỉ luật, con người tự do làm những thứ mình muốn thì sẽ có nhiều hậu quả, nhiều điều tiêu cực xảy ra vô cùng phức tạp và khó lường. Bên cạnh đó, việc con người tôn trọng kỉ luật cũng được tính là tôn trọng tập thể, tôn trọng người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có ý thức tôn trọng những quy định, điều luật chung của tổ chức. Lại có những người thực hiện hời hợt, thực hiện cho có,… những người này sẽ bị chỉ trích và nhận hình phạt về hành vi của mình. Mỗi chúng ta được sống một lần duy nhất, hãy sống, chấp hành kỉ luật và trở thành một người công dân tốt, cống hiến nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Đoạn văn mẫu 2
Xã hội là một nhóm con người cùng chung sống với nhau. Có người tốt cũng có những người không tốt. Vậy nên để quản lý, người ta tạo ra kỷ luật. Kỷ luật được định nghĩa là những quy tắc xử sự chung, được một cơ quan, tổ chức đặt ra và yêu cầu thành viên trong tổ chức đó phải thực hiện theo. Hiểu rộng ra đó là hệ thống quy phạm pháp luật của các lãnh thổ, quốc gia. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng người khác, thể hiện một nét văn hoá của mỗi người. Tóm lại, tôn trọng kỷ luật tức là luôn hiểu và tuân theo các quy tắc xử sự chung của toàn xã hội, được đặt ra theo nền tảng văn hoá đạo đức của con người. Tôn trọng kỷ luật giúp con người ta hình thành nếp sống văn hoá, cư xử với nhau đúng mực, từ đó tạo nên một tổ chức, xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn. Một xã hội mà người người tuân theo kỉ luật, sống tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo nên được một quốc gia lớn mạnh. Hãy nhìn đất nước Nhật Bản ở bên bờ đại dương. Đất nước họ là những hòn đảo nằm chênh vênh giữa mênh mông đại dương, tài nguyên vô cùng ít ỏi nhưng họ lại là một trong ba quốc gia mạnh nhất thế giới. Đó là bởi vì họ biết tôn trọng kỉ luật, mỗi cá nhân đều có kỉ luật riêng của mình và tuân theo kỉ luật của toàn xã hội. Ít khi nào ta thấy họ xả rác bừa bãi ra đường, rác thải sinh hoạt luôn được phân thành các loại riêng biệt và được thu theo từng ngày quy định. Thế nhưng cũng có một số kẻ cố tình không tôn trọng kỉ luật xã hội gây ra những tệ nạn như: cướp của, giết người. Vậy nên, là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy luôn tuân thủ những quy định kỷ luật của nhà trường, xã hội, rèn luyện cho mình tinh thần kỉ luật để khi ra đời có thể cống hiến cho xã hội nhiều điều hay.
Đoạn văn mẫu 3
Khi nhắc đến tính kỉ luật Sybil Staton cho rằng: “Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình”. Quả đúng như vậy, kỉ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách tạo ra tính tự chủ. Nói đến kỉ luật mọi người thường cho rằng người có tính kỉ luật luôn luôn cứng nhắc, giáo điều. Thế nhưng khi chúng ta tự áp dụng kỉ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đang kiểm soát những hành động và suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành. Tính kỉ luật giúp chúng ta có thái độ đúng đắn khi buộc chúng ta phải hành động chứ không phải làm việc theo cảm hứng. Đây là chìa khóa của sự thành công và hạnh phúc bởi khi chúng ta hành động và tuân thủ tính kỉ luật thì sớm muộn chúng ta sẽ được hưởng trái ngọt từ công sức của quá trình lao động bền bỉ. Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “ không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Chính vì vậy chúng ta cần biết đưa mình vào tính kỉ luật để chối từ những lời mời gọi liên tục của bạn bè; chối từ những thú vui vô bổ để tập trung vào công việc chính. Và tất nhiên sau khi hoàn thành công việc chính các bạn có thể tự thưởng cho bản thân mình những cuộc vui khác. Người ta thường nói rằng, thành công vốn là tổng của những nỗ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại mà nên. Cứ mỗi ngày bạn tự đặt ra cho mình một kế hoạch rồi tự mình khép vào tính kỉ luật để thực hiện bằng được mục tiêu đó thì sao không thể đi tới thành công.
Đoạn văn mẫu 4
Trong cuộc sống, đức tính kỷ luật là đức tính quan trọng không thể thiếu để có thể thành công. Thật vậy, đức tính kỷ luật tự giác là đức tính tốt và buộc phải có ở mỗi người để đạt được thành công. Trên thực tế, những người thành công trên khắp thế giới đều có những bí quyết xây dựng kỷ luật, ép mình vào khuôn khổ từ rất sớm vì chính tự bản thân họ mong muốn sự thành công đến với mình. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy một bộ phận không hề nhỏ người VN có ý thức kỷ luật tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Họ ý thức được mong muốn được thành công và theo đuổi ước mơ trong tương lai nên buộc phải tự giác. Với sự mong muốn tự nguyện chứ không hề do ép buộc này, họ đã xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và làm việc hiệu quả và cân đối. Đặc biệt là sự chú trọng giờ nào việc nấy và hạn chế sự xao nhãng và trì hoãn trong công việc. Quan trọng nhất, họ ý thức được lười biếng chính là kẻ thù của thành công. Để thành công trong tương lai, việc mỗi người cần làm là nỗ lực và chăm chỉ ngay từ lúc còn học trên ghế nhà trường. Trái lại, một bộ phận người VN chưa có ý thức kỷ luật tự giác. Những biểu hiện của thái độ sống này đó là sự trì trệ, thụ động, luôn đợi nhắc nhở, thúc giục, Tác hại của việc này có thể ở phạm vi cá nhân hoặc tập thể. Ở mức độ ảnh hưởng cá nhân, những người này thường luôn trong tình trạng sấp ngửa, vội vàng, làm việc không đến nơi đến chốn và luôn ỷ lại, trông chờ. Ở mức độ tập thể, đặc biệt là với những công việc có tính dây chuyền cao, chỉ cần 1 chút thiếu kỷ luật là toàn bộ dây chuyền bị ảnh hưởng và sai lệch. Tóm lại, tính kỷ luật của người Việt Nam đang được lan tỏa khá tốt nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người mà hình thành nên đức tính ấy.
Đoạn văn mẫu 5
Không có sức mạnh to lớn nào mà thiếu đi kỷ luật. Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác tuân theo những quy định chung trong các tập thể, tổ chức xã hội mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chu toàn mọi trách nhiệm của tập thể như của lớp, của trường, của cơ quan, v.v. Sự tôn trọng kỷ luật đối với học sinh được thể hiện trong việc tuân theo các quy tắc của trường và lớp học, chẳng hạn như đi học học đúng giờ, học bài đầy đủ, chấp hành tốt nội quy của trường. Ở nơi công cộng, không đi trên cỏ, không đùa với lửa, tuân thủ luật lệ giao thông. Gia đình biết nề nếp gia phong, sống tôn trọng kỷ luật giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội có trật tự, kỷ cương hơn, bảo vệ lợi ích của tập thể và cá nhân. Mọi người đều biết rằng tôn trọng kỷ luật giúp nhóm và cộng đồng thực hiện các hoạt động của mình một cách nghiêm túc, nhất quán và hiệu quả. Mọi người khi tôn trọng kỷ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội mới có nề nếp, kỷ cương. Tôn trọng kỷ luật không chỉ bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích của chính mình. Chính vì vậy mỗi người phải biết tôn trọng kỷ luật.
Viết đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật
Để đạt được điều bản thân mong muốn hay tiến tới thành công, chúng ta đều phải đi một chặng đường dài. Trên con đường ấy, có nhiều đã đi lệch hướng và không bao giờ đến đích. Đó không hẳn là vì họ chưa cố gắng hết mình mà là do bản thân chưa có đủ tính kỷ luật. “Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu”. Kỷ luật là sự tuân theo các nguyên tắc, luật lệ, quy định chung được đặt ra nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc và trong cuộc sống. Khi bạn là một người kỷ luật thì mọi vấn đề diễn ra đều được nắm bắt và kiểm soát dễ dàng. Nhưng là một người kỷ luật không có nghĩa là bạn làm theo những điều người khác đặt ra mà bạn phải tự đặt điều lệ riêng cho bản thân, làm được điều đó thì bạn sẽ trở nên khác biệt và tách mình ra khỏi cộng đồng để tiến xa hơn. Trong cuộc đời cũng vậy, đôi khi chính những yếu tố ta cho rằng kiềm hãm mình, lại là yếu tố giúp chúng ta bay cao, đó chính là bản chất cốt lõi của kỷ luật. Khi có tính kỷ luật cao thì mọi rắc rối sẽ được giải quyết dễ dàng hơn và ta sẽ trở nên năng động hơn trong mọi việc. Nhờ vậy, ta cũng sẽ có thêm ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn. Tính kỷ luật cũng sẽ giúp ta đi đúng hướng đến thành công, nó sẽ giúp ta xác định rõ mục tiêu cần thực hiện và tránh cho ta không kiệt sức trên đường đi. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tính kỷ luật. Họ sống và làm việc tùy thích, tùy hứng hời hợt, không theo một kế hoạch cụ thể và thiếu hẳn sự kỷ luật. Bởi thế, họ luôn gặp thất bại. Những người như thế thật đáng chê trách. Tính kỷ luật làm nên sức mạnh ở mỗi con người và tập thể. Không có tính kỷ luật, bạn sẽ chẳng làm nên được việc gì lớn lao. Là học sinh, ngay bây giờ phải nỗ lực rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong mọi công việc, sẵn sàng nhận sai và sửa sai. Có như thế, bạn mới có dũng khí để sẵn sàng vượt qua khó khăn, trở ngại đạt đến thành công sau này.
Viết đoạn văn về tính kỷ luật
Đoạn văn mẫu 1
Để đạt được điều bản thân mong muốn hay tiến tới thành công, chúng ta đều phải đi một chặng đường dài. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỷ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỷ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân. Tóm lại, tính kỷ luật của người Việt Nam đang được lan tỏa khá tốt nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người mà hình thành nên đức tính ấy. Vì vậy, ta đừng vì những khó khăn trước mắt mà ngừng cố gắng để đạt được.
Xem thêm: Trình bày suy nghĩ về tính kỉ luật
Đoạn văn mẫu 2
Để thành công trong cuộc sống con người phải biết tự kỉ luật và tuân thủ kỉ luật của tổ chức, đoàn thể. Thực tế đã chứng minh người có tính kỉ luật thường dễ thành công trong cuộc sống. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người. Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công. Tính kỉ luật giúp con người xác định rõ ràng mục tiêu cần hướng đến, vạch rõ kế hoạch và tập trung được mọi nguồn sức mạnh để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Kỉ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại đến mấy. Nhờ tính kỉ luật cao, công việc càng khó khăn càng khiến họ hứng thú và quyết tâm chinh phục hơn. Họ làm việc hăng say, không biết mệt mỏi, không than vãn cho đến khi đạt được mục tiêu mới thôi. Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng. Nhờ tính kỉ luật con người đã biết tuân thủ giờ giấc làm việc, hình dung mức độ và tiến trình công việc. Việc hoàn thành công việc là một điều tất yếu không thể khác. Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường là những người gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Cha đẻ của hàng nghìn phát minh vĩ đại trên thế giới Thomas Edison đã kiên trì, tự kỷ luật bản thân mình bao nhiêu năm để phát minh ra máy móc và trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại với 1.907 phát minh được cấp bằng sáng chế. Đối với ông: “Thiên tài là 1 Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỉ luật của tập thể. Họ sống ích kỉ, lười biếng, thường né tránh khó khăn, tắc trách trong công việc, tranh giành lợi ích, lúc nào cũng muốn được phần hơn. Họ thường bị tập thể khinh chê và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách. Mỗi người chúng ta trong cuộc sống cần rèn luyện ý chí, quyết tâm, hoài bão lớn. Có khát vọng chinh phục những giá trị đỉnh cao trong cuộc sống. Trong công việc phải hăng say, sáng tạo, kiên trì với mục tiêu cho đến kih đạt được nó. Tự chủ được bản thân, vượt qua được những cám dỗ đời thường, hướng đến lí tưởng cao đẹp. Quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản thân, của tập thể, không lúc nào lơ là. Không có kỉ luật thì không có thành công. Ít người sinh ra đã can đảm. Rất nhiều người trở nên can đảm hơn là nhờ biết tự rèn luyện tính kỉ luật cho mình. Qua đó, chúng ta cần thấy rằng kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.
Đoạn văn mẫu 3
Ngày nay, vấn đề kỉ luật học đường cần phải được nâng cao và quản lí chặt chẽ hơn nữa vì trường học là nơi giáo dục, bồi dưỡng các em trở thành những người giúp ích cho tương lai của đất nước thì những vấn đề về kỉ luật trong học đường càng trở nên quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nhân cách sau này của các em. Chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỉ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội. Lấy điển hình là một học sinh luôn đi học đúng giờ, lễ phép với giáo viên và mọi người, luôn làm bài tập được giao và biết tự trau dồi kiến thức cho mình, chắc chắn sẽ trở thành một người con ngoan trò giỏi, được giáo viên yêu mến và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải thực hiện tốt những nội quy, kỉ luật mà tập thể đề ra. Bên cạnh đó cần có những phần thưởng khuyến khích và động viên các em để các em có thể cố gắp phấn đấu học tập và chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Riêng em, em sẽ cố gắng chấp hành tốt nội quy để thầy cô vui lòng, bạn bè quý mến và đem lại niềm vui cho ba mẹ. Kỉ luật là nhân tố quan trọng góp phần quyết định nên chất lượng đào tạo học sinh cho trường học. Chính vì thể chúng ta cần phải chấp hành thật tốt nội quy để có thể tạo nên một trường học tốt, chất lượng cao và kỉ luật đúng đắn.
Đoạn văn mẫu 4
Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Tôn trọng kỉ luật còn là sự chấp hành nghiêm túc và làm nhiệm vụ được giao, đảm bảo hiệu quả trong công việc, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. Người biết tự giác chấp hành kỉ luật không biết quý trọng thời gian, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan, tổ chức, có lối sống chuẩn mực, gương mẫu. Ý thức tự giác chấp hành giúp cho cuộc sống gia đình, nhà trường, xã hội có nề nếp và kỉ cương hơn; bảo vệ lợi ích cộng đồng và lợi ích của cá nhân. Các hoạt động của tập thể, cộng đồng cũng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và hiệu quả. Học sinh cần phải rèn luyện ý thức tôn trọng kỉ luật mọi lúc, mọi mơi. Trong học tập, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của người học sinh, tuân thủ nội qua, quy định của trường, lớp. Trong cuộc sống, biết tuân thủ các quy định của cộng đồng và nghiêm khắc pháp luật, xây dựng cuộc sống có nề nếp, kỉ cương. Nhờ biết tôn trọng kỉ cương, tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình khiến cho cuộc sống của mỗi người được đảm bảo. Tôn trọng, chấp hành kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung của tập thể, vừa đảm bảo lợi ích riêng của bản thân. Mỗi con người sẽ được xã hội công nhận, tôn trọng và bảo vệ trước pháp luật.
Đoạn văn mẫu 5
Kỷ luật là tuân theo quy định của cộng đồng, là hành động thống nhất để đạt chất lượng cao. Tính kỷ luật là thái độ biết tuân thủ những chuẩn mực, nguyên tắc, quy định chung của cộng đồng, tập thể và bản thân, hướng đến hoàn thành tốt công việc một cách tốt nhất. Tính kỷ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý chí và hành động, hình thành các điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt. Nhờ biết tự kỷ luật mà cá nhân biêt tuân thủ những nguyên tắc trong công việc và trong đời sống. Qua đó, con người giữ được nề nếp kỷ cương và trật tự xã hội. Tính kỷ luật giúp ta hoàn thành tốt công việc được giao không bỏ dở giữa chừng khi gặp khó khăn. Kỷ luật đi đôi với tinh thần trách nhiệm và sự say mê sẽ khiến ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Bởi thế, vai trò của tính kỷ luật đối với sự phát triển của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Không có kỷ luật sẽ không có thành công. Những kẻ không khép mình vào kỷ luật sẽ sống tùy hứng thậm chí tùy tiện, cao hơn nữa dễ bị sa ngã cám dỗ bởi thói xấu. Một xã hội văn minh phát triển cần có những cá nhân ý thức sâu sắc về tinh thần này nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân và cá tính sáng tạo. Ngay từ bây giờ, học sinh phải biết xây dựng tính kỷ luật cho mình. Kiên trì làm nên sức mạnh nhưng chính sự kỷ luật mới phát huy sức mạnh ấy. Không có kỷ luật sẽ không có sức mạnh nào được gìn giữ và không có thành công nào được tạo nên.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật (Dàn ý + 12 Mẫu) Viết đoạn văn về tính kỉ luật tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.