Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa (4 mẫu) Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa mang đến cho các bạn học sinh 4 mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, các ý chính cần triển khai để viết được bài văn phân tích nhân vật Phùng ấn tượng, hay nhất.
Phân tích nhân vật Phùng sẽ giúp các bạn học sinh cảm nhận được những vẻ đẹp đáng quý ở nhân vật và những thông điệp về nghệ thuật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm. Vậy dưới đây là 4 dàn ý phân tích nhân vật Phùng hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Dàn ý phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 1
I. Mở bài
– Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, của người nghệ sĩ.
– Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm kết tinh những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm cũng đưa ra những quan niệm của tác giả về trách nhiệm, vai trò của một người nghệ sĩ, điều này thể hiện qua hình tượng nhân vật nhiếp ảnh Phùng.
II. Thân bài
1. Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp
– Phùng là người say mê nghệ thuật, có trách nhiệm với công việc: sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn lùng một bức ảnh đẹp, loay hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý.
– Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp: trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,
- Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp toàn bích.
- Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”
– Nhận xét: Không chỉ nhạy bén trước cái đẹp, Phùng còn có cả những suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện: cái đẹp thực sự phải có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.
2. Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người
– Trước cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài, lúc đầu Phùng kinh ngạc tột độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”, nhưng sau đó đã vứt máy ảnh xuống chạy nhào tới. Khi chứng kiến thêm một lần nữa, Phùng đã can ngăn, rồi bị thương phải vào viện điều trị.
– Sau câu nói của người đàn bà ở tòa án (xin không bỏ chồng), Phùng cảm thấy bức xúc, “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” nên đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lí cho chị ta.
– Khi nghe câu chuyện của người đàn bà, trăn trở, âm day dứt trong lòng cho số phận những gia đình giống như gia đình Phác, anh xách máy ảnh đi lang thang.
=> Nhận xét: Mặc dù chưa quen nghịch lý trong cuộc đời nhưng trong anh vẫn là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì lẽ công bằng.
3. Là nhân vật tự ý thức
– Ban đầu, Phùng là người nghệ sĩ có thái độ dễ bằng lòng, nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”), không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.
– Phùng cảm thông cho số phận của người đàn bà hàng chài, cuộc đời và câu chuyện của chị ở tòa án đã giúp Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều, anh biết chấp nhận những điều nghịch lý ở đời.
– Thông qua những cảm nhận của Phùng, nhà văn gửi đến người đọc những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật: cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng
III. Kết bài
– Khái quát giá trị nghệ thuật: khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, …
Trong tác phẩm, nhà văn đã tỏ ra cảm thông sâu sắc trước cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hàng chài, đồng thời ngợi ca và phát hiện những phẩm chất mạnh mẽ của chị, tố cáo hậu quả chiến tranh để lại.
Xem thêm Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 2
I. Mở bài
- Giới thiệu về Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
- Dẫn dắt đến nội dung cần phân tích: Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh nhân vật Phùng.
II. Thân bài
1. Một người nghệ sĩ chân chính
– Phùng là một người nghệ sĩ say mê cái đẹp, có trách nhiệm với công việc.
- Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đã đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi chụp thực tế bổ sung một bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù.
- Nhân chuyến thăm Đẩu – người bạn chiến đấu năm xưa, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ.
- Phùng đã phục kích mấy buổi sáng mà vẫn chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ, Phùng quyết định thu vào tờ lịch cảnh thuyền thu lưới vào buổi bình minh.
– Tâm trạng của họa sĩ Phùng khi phát hiện ra khung “cảnh trời cho đắt giá”: bối rối trước cái đẹp “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.
2. Một con người giàu tình yêu thương
– Khi chứng kiến cảnh tượng đằng sau bức tranh toàn bích:
- Một người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.
- Lão chồng độc ác, vũ phu: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Thằng bé Phác – đứa con trai cầm sợi dây thắt lưng định lao đến đánh bố để bảo vệ mẹ…
- Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, sau đó là chạy tới để can ngăn người đàn ông.
– Khi ở tòa, Phùng cảm thấy bức xúc:
- “Cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” khi người đàn bà xin Đẩu đừng bắt mình bỏ chồng, nên đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lý cho người đàn bà hàng chài.
- Sau khi nghe xong toàn bộ câu chuyện câu chuyện của người đàn bà, cảm thấy trăn trở, day dứt trong lòng cho số phận những gia đình giống như gia đình Phác, anh xách máy ảnh đi lang thang.
=> Nhận xét: Một con người căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì lẽ công bằng.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Cảm nhận chung về nhân vật Phùng.
Xem thêm Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 3
I. Mở bài
- Giới thiệu về Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
- Giới thiệu về nhân vật Phùng – nhân vật chính của tác phẩm.
II. Thân bài
1. Phùng là một người nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp
– Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đã đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi chụp thực tế bổ sung một bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù. Phùng đã đi đến một vùng biển cách Hà Nội hơn sáu trăm cây số.
– Sau nhiều ngày phục kích, anh đã bắt gặp một cảnh trời cho đắt giá: “… Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
– Tâm trạng của Phùng: bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.
2. Phùng là một con người giàu lòng vị tha, yêu thương
– Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một cách tàn bạo. Tâm trạng của Phùng khi ấy “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn” và anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất tốt đẹp, căm ghét sự bất công, cái độc ác xấu xa.
– Sau khi nghe thấy người đàn bà cầu xin Đẩu đừng bắt mình bỏ chồng, Phùng cảm thấy ngột ngạt “Sau câu nói của người đàn bà, tôi cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá…”.
– Anh cảm thấy bất bình cho người phụ nữ khổ sở phải chịu đựng những trận đánh từ người chồng vũ phu. Nhưng sau khi nghe toàn bộ câu chuyện của người đàn bà, anh đã có sự thay đổi về nhận thức. Đặc biệt là với người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con người.
III. Kết bài
Đánh giá chung về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
Xem thêm Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
Dàn ý phân tích 2 phát hiện của Phùng – Mẫu 4
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Thân bài
a. Phân tích phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng
– Hoàn cảnh: Theo yêu cầu chụp một bức ảnh về thuyền và biển để hoàn thành bộ lịch cho năm sau, Phùng đã trở lại chiến trường cũ miền Trung để tìm kiếm một tấm ảnh nghệ thuật đắt giá.
– Phát hiện đầu tiên: một bức tranh đẹp từ cuộc sống tựa “bức họa cổ”
– Với Phùng đó là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, một khung cảnh “đắt trời cho” mà khi thấy được anh như vỡ òa trong hạnh phúc.
– Khung cảnh không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến lý trí và tâm hồn Phùng:
+ Phùng đã vội đưa chiếc máy ảnh của mình lên bấm liên hồi để thu lấy tất cả những khoảnh khắc đẹp nhất của bức tranh cuộc sống.
+ Trong giây phút ấy, Phùng cảm nhận được sự trong ngần của chính tâm hồn mình.
+ Anh nhận ra rằng “cái đẹp chính là đạo đức”.
– Thông điệp về nghệ thuật sâu sắc được gửi gắm:
+ Để làm nên một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ phải có một quá trình sáng tạo lâu dài, bền bỉ.
+ Tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là một tác phẩm có tác động đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn con người, khiến cho “con người gần người hơn”.
b. Phân tích phát hiện thứ hai của Phùng
– Phát hiện thứ hai của Phùng là phát hiện về một cuộc đời đau thương ẩn sau sự hoàn mỹ, toàn bích của bức tranh nghệ thuật được Phùng khám phá trước đó.
– Một sự thật nghiệt ngã được phơi bày khi chiếc thuyền từ xa tiến lại gần bờ: Người đàn ông đánh vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục.
– Đứng trước cảnh tượng đó, Phùng không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng há hốc mồm như không hiểu chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình.
– Hiện thực “phi đạo đức” xảy đến trước mắt , điều đó khiến Phùng không khỏi chua xót, cay đắng.
– Với phát hiện thứ hai, tác giả muốn gửi gắm đến một thông điệp đầy ý nghĩa:
+ Đằng sau vẻ đẹp hoàn mĩ có thể là những góc khuất xù xì, xấu xí của cuộc sống.
+ Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và vì cuộc sống.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị hai phát hiện của Phùng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa (4 mẫu) Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.