Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng (6 Mẫu) Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tuyển chọn 6 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích 2 phát hiện của Phùng hay đầy đủ các ý.
Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng mang tính trái ngược nhau. Thế nhưng chính điều đó lại làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm cũng như dụng ý mà tác giả muốn gửi gắm. Vậy dưới đây là TOP 6 dàn ý hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng chi tiết, đầy đủ nhất mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích người đàn bà hàng chài, phân tích nhân vật người đàn ông.
Dàn ý 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng
a) Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Truyện Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu in đậm phong cách của Nguyễn Minh Châu: tự sự – triết lí nhân sinh.
– Giới thiệu hai phát hiện của Phùng: Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.
b) Thân bài
* Phát hiện đầu tiên: Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương
– Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai, đó là khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.
– Khung cảnh rộng lớn của biển với chiếc thuyền ngoài xa mà “mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng như có sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, trên thuyền là vài bóng người ngồi im phăng phắc.
=> Đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần.
– Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
– Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lí của sự hoàn mĩ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.
* Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài
– Trong khung cảnh lung linh, tuyệt mĩ của cảnh biển, Phùng ngỡ ngàng phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình – sự thật tàn nhẫn trong góc khuất cuộc sống của những con người nghèo khổ.
– Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi với vẻ ngoài cam chịu cùng một người đàn ông hung dữ, độc ác lấy việc đánh vợ làm phương thức giải tỏa mọi đau khổ.
-> Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
– Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu… vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy ào tới”.
-> Phùng đã cay đắng nhận ra rằng đằng sau vẻ đẹp toàn bích, hoàn thiện kia lại là những góc khuất đầy ngang trái, đau khổ của cuộc sống.
=> Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con người.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện nghịch lí độc đáo
- Diễn biến tình tiết giàu kịch tính, chi tiết đối lập
- Giọng điệu thay đổi linh hoạt
- Sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, suy tư – triết lí nổi bật
- Lời văn giản dị, mộc mạc mà nhiều dư vị
c) Kết bài
Khái quát giá trị hai phát hiện của Phùng: Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và người dân.
Dàn ý 2 phát hiện của nhân vật Phùng
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
a. Phát hiện đầu tiên: chiếc thuyền trong sương sớm
– Bức tranh tuyệt đẹp với những đường nét huyền ảo.
- Khung cảnh biển rộng lớn trong sáng sớm đẹp như bức tranh mực tàu.
- Vẻ đẹp được phát hiện bởi người nghệ sĩ nhạy bén, tinh tế với cái đẹp
- Vẻ đẹp của bức tranh “đơn giản và toàn bích”
– Phát hiện đó đã khiến Phùng:
- Cảm thấy bối rối “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy”.
- Vẻ đẹp đó khiến Phùng cảm tưởng như nhận ra chân lý: cái đẹp chính là đạo đức
- Vẻ đẹp đã khiến tâm hồn người nghệ sĩ như được thanh lọc.
b. Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực gia đình.
– Người đàn bà xấu xí và người chồng tàn bạo bước ra từ con thuyền.
– Người đàn ông đánh vợ một cách dã man và dùng những lời nói độc địa để chửi bới, nguyền rủa.
– Cậu con trai đã lao vào đánh bố để bảo vệ mẹ.
→ Đằng sau vẻ đẹp toàn bích là khung cảnh xấu xí, nghịch lý của cuộc đời.
– Ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ: thấu hiểu cuộc đời, khám phá sự thật sau vẻ đẹp.
3. Kết bài:
Bài học của tác giả
Lập dàn ý phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng
1. Mở bài
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Thân bài
a. Phát hiện thứ nhất
- Nguyên nhân: trưởng phòng yêu cầu Phùng chụp tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu để phục kích.
- Phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần: con thuyền kéo lưới đang tiến vào bờ, vài bóng người im phăng phắc. → Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích.
→ Bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Dường như anh đã bắt gặp cái thiện, mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
b. Phát hiện thứ hai
- Khi con thuyền tiến vào bờ, Phùng chứng kiến nghịch lí, đằng sau vẻ đẹp của con thuyền khi nãy là cảnh tượng gã thuyền chài lôi vợ mình lên bò đánh đập dã man, vừa đánh vừa hết lời mắng nhiếc, chửi rủa. → Chẳng phải là đạo đức, là chân lý của sự toàn thiện.
- Nhưng chưa kịp thì ra can ngăn thì thằng Phác – con trai lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
→ Phùng cay đắng nhận ra rằng, đằng sau cái vẻ đẹp toàn bích, toàn thiện kia là những điều hết sức ngang trái, xấu xa và những nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cũng như ý nghĩa hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
Xem thêm: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa.
Dàn ý phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề: Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.
II. Thân bài:
* Phát hiện đầu tiên: Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương
– Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai, đó là khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.
– Khung cảnh rộng lớn của biển với chiếc thuyền ngoài xa mà “mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng như có sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, trên thuyền là vài bóng người ngồi im phăng phắc.
=> Đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần.
– Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
– Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lý của sự hoàn mỹ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.
* Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài
– Trong khung cảnh lung linh, tuyệt mĩ của cảnh biển, Phùng ngỡ ngàng phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình – sự thật tàn nhẫn trong góc khuất cuộc sống của những con người nghèo khổ.
– Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi với vẻ ngoài cam chịu cùng một người đàn ông hung dữ, độc ác lấy việc đánh vợ làm phương thức giải tỏa mọi đau khổ.
–> Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
– Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu… vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy ào tới”.
-> Phùng đã cay đắng nhận ra rằng đằng sau vẻ đẹp toàn bích, hoàn thiện kia lại là những góc khuất đầy ngang trái, đau khổ của cuộc sống.
=> Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con người.
III. Kết bài:
Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và người dân.
Dàn ý 2 phát hiện của Phùng
a. Mở bài:
– Văn bản Chiếc thuyền ngoài xa đã tái hiện thành công hai phát hiện độc đáo của nghệ sĩ Phùng và chính hai phát hiện này đã chuyển tải thành công những triết lí sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
b. Thân bài:
– Phát hiện đầu tiên: Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương:
- Khung cảnh biển buổi sáng trong sương mai, đó là khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực tàu.
- Khung cảnh rộng lớn của biển với chiếc thuyền ngoài xa mà “mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng như có sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, trên thuyền là vài bóng người ngồi im phăng phắc.
=> Đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy ảnh chỉ gặp một lần.
- Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc đó là niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
- Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lý của sự hoàn mỹ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự toàn bích, hài hòa, lãng mạn của cuộc đời, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.
– Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài:
- Trong khung cảnh lung linh, tuyệt mĩ của cảnh biển, Phùng ngỡ ngàng phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình – sự thật tàn nhẫn trong góc khuất cuộc sống của những con người nghèo khổ.
- Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi với vẻ ngoài cam chịu cùng một người đàn ông hung dữ, độc ác lấy việc đánh vợ làm phương thức giải tỏa mọi đau khổ.
- Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo, Phùng đã “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu… vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy ào tới”.
c. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ, ý nghĩa 2 phát hiện của Phùng
Dàn ý phân tích phát hiện của nghệ sĩ Phùng
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Thân bài
a. Phân tích phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng
– Hoàn cảnh: Theo yêu cầu chụp một bức ảnh về thuyền và biển để hoàn thành bộ lịch cho năm sau, Phùng đã trở lại chiến trường cũ miền Trung để tìm kiếm một tấm ảnh nghệ thuật đắt giá.
– Phát hiện đầu tiên: một bức tranh đẹp từ cuộc sống tựa “bức họa cổ”
– Với Phùng đó là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, một khung cảnh “đắt trời cho” mà khi thấy được anh như vỡ òa trong hạnh phúc.
– Khung cảnh không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến lý trí và tâm hồn Phùng:
- Phùng đã vội đưa chiếc máy ảnh của mình lên bấm liên hồi để thu lấy tất cả những khoảnh khắc đẹp nhất của bức tranh cuộc sống.
- Trong giây phút ấy, Phùng cảm nhận được sự trong ngần của chính tâm hồn mình.
- Anh nhận ra rằng “cái đẹp chính là đạo đức”.
– Thông điệp về nghệ thuật sâu sắc được gửi gắm:
+ Để làm nên một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ phải có một quá trình sáng tạo lâu dài, bền bỉ.
+ Tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là một tác phẩm có tác động đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn con người, khiến cho “con người gần người hơn”.
b. Phân tích phát hiện thứ hai của Phùng
– Phát hiện thứ hai của Phùng là phát hiện về một cuộc đời đau thương ẩn sau sự hoàn mỹ, toàn bích của bức tranh nghệ thuật được Phùng khám phá trước đó.
– Một sự thật nghiệt ngã được phơi bày khi chiếc thuyền từ xa tiến lại gần bờ: Người đàn ông đánh vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục.
– Đứng trước cảnh tượng đó, Phùng không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng há hốc mồm như không hiểu chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình.
– Hiện thực “phi đạo đức” xảy đến trước mắt , điều đó khiến Phùng không khỏi chua xót, cay đắng.
– Với phát hiện thứ hai, tác giả muốn gửi gắm đến một thông điệp đầy ý nghĩa:
- Đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ có thể là những góc khuất xù xì, xấu xí của cuộc sống.
- Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và vì cuộc sống.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị hai phát hiện của Phùng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Sơ đồ tư duy 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng
Xem thêm: Sơ đồ tư duy bài Chiếc thuyền ngoài xa
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng (6 Mẫu) Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.