Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (32 Mẫu) Mở bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mở bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn gồm 32 mẫu hay, được đánh giá cao. Mở bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Đồng thời còn tạo ấn tượng cho người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu.
Với 32 mở bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ siêu hay, còn giúp các em rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài thật hay cho các bài: phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cảm nhận 8 câu giữa Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, phân tích 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Mở bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay nhất
- Mở bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Mở bài 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Mở bài 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Mở bài tâm trạng của người chinh phụ
- Mở bài 16 câu đầu bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Mở bài 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Mở bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Mở bài mẫu 1
Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên hết Lê – Mạc đánh nhau đến Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Dân chúng sống trong cảnh loạn li nấu da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Có nhiều người dịch tác phẩm này sang chữ Nôm, trong đó bản dịch của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được đánh giá là hoàn hảo hơn cả bởi nó thể hiện gần như trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Mở bài mẫu 2
Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, Chinh Phụ Ngâm đã mau chóng đi vào lòng mọi tầng lớp quần chúng. Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay, Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn chương sáng ngời, một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn “nổi tiếng thi thư”. Trong đó, đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng – Đoàn, với nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận mà không rõ tin tức.
Mở bài mẫu 3
Văn học thế kỉ XVIII là văn học của những tiếng nói cảm thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm là tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người phụ nữ khi có chồng phải ra chiến trận. Tâm trạng của nhân vật được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Mở bài mẫu 4
Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất) người làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mộc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. về sáng tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khố đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm.
Mở bài mẫu 5
Cảm hứng nhân đạo là mạch nguồn xuyên suốt chiều dài của văn học dân tộc. Đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19, nước ta có nhiều biến động dữ dội về mặt lịch sử, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đòi lật đổ triều đình phong kiến, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa nặng nề. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên, hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong tác phẩm của nhiều tác giả. Nổi bật trong số đó có “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
Mở bài mẫu 6
Khác với giai đoạn đầu của văn học trung đại say sưa trong cảm hứng ca ngợi hùng tâm tráng chí của người anh hùng, ca ngợi những chiến công vĩ đại của cả dân tộc, thì đến những thế kỉ 18, 19 khi mà nhà nước phong kiến bắt đầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng với sự diễn ra liên miên của các cuộc chiến tranh nội bộ, cướp đi sự bình yên của biết bao mái nhà, văn học lên ngôi và phát triển rực rỡ với cảm hứng nhân đạo, thay cho tiếng nói tha thiết về quyền sống của con người. Trong số đó phải kể đến “ Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm dịch lại.
Mở bài mẫu 7
Nếu như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ, vận dụng nhuần nhuyễn thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát thì diễn Nôm Chinh phụ ngâm hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy niềm thương và nỗi nhớ đau đáu nào nguôi của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.
Mở bài mẫu 8
Trong văn học trung đại, để lên án sự suy tàn của xã hội phong kiến cũng như ngợi ca những khát khao niềm hạnh phúc của con người, nhiều thi nhân đã gửi gắm tâm sự, nỗi bất bình của mình vào các bài thơ, khúc ngâm. Thời Đường ở Trung Quốc, Vương Xương Linh oán ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa, mà viết Khuê oán. Thời Lê ở nước ta, Đặng Trần Côn cảm thông thâm thúy trước số phận những người dân phụ nữ có chồng đi lính mà làm ra tuyệt tác Chinh phụ ngâm. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thuộc tác phẩm trên đã chạm đến trái tim người đọc khi tái hiện hoàn cảnh cô độc, nỗi nhớ thương da diết của người phụ nữ ước mơ niềm hạnh phúc đoàn tụ.
Mở bài mẫu 9
Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn lấy bối cảnh những cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII. Bằng việc khắc họa hình ảnh nhớ thương, nỗi khổ đau của người chinh phụ khi chồng ra trận ở miền biên ải xa xôi, tác giả đã bày cất tiếng nói đồng cảm của mình với những người phụ nữ trong xã hội cũ đồng thời lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm được nhiều dịch giả nổi tiếng yêu quý dịch sang bản diễn Nôm nhưng bản dịch hay nhất có lẽ là bản dịch của Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích trong tác phẩm gồm 25 câu thơ từ câu 193 đến câu 216 đã diễn tả nỗi cô đơn lẻ loi của người vợ trong những năm tháng chồng đi chiến trận.
Mở bài mẫu 10
Được trích trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện một cách chân thật và sâu sắc nỗi cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ ngóng trông, nhớ thương người chồng đi chinh chiến nơi xa. Không chỉ mang ý nghĩa lớn về giá trị văn chương, tác phẩm còn mang ý nghĩa nhân đạo lớn lao.
Mở bài mẫu 11
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Đoạn trích không chỉ thể hiện được tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi lính mà còn có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật. Với ngòi bút sâu sắc và khéo léo tác giả đã phản ánh một hiện thực xã hội về chiến tranh, nó không chỉ ảnh hưởng tới người trực tiếp tham gia chiến đấu mà nó còn ảnh hưởng tới người thân của họ mà cụ thể là người vợ.
Mở bài mẫu 12
Đặng Trần Côn là nhà văn đã nói lên được những cảm xúc và tâm trạng của những người thiếu phụ khi phải chịu những cảnh cô đơn, buồn tủi, những cảm xúc đó đang bao trùm lên toàn bộ sáng tác của ông, nổi bật lên trong sáng tác đó là cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Mở bài mẫu 13
Thế kỷ XVIII là một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước ta khi chiến tranh đã làm chia cắt bao gia đình, đôi lứa. Thấu hiểu được những sự đau thương ấy, Đặng Trần Côn đã cho ra đời “Chinh phụ ngâm” lấy đề tài về chia ly chiến tranh để lên án chiến tranh phi chính nghĩa. Đặc sắc nhất trong bài có lẽ là đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nói về tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà và khát khao hạnh phúc bình dị nhưng cháy bỏng của nguwofi chinh phụ và cũng là của người phụ nữ thời bấy giờ.
Mở bài mẫu 14
Trong suốt chiều dài lịch sử văn học của Việt Nam nói riêng và trên thế giới, tình yêu lứa đôi chưa bao giờ là một đề tài thôi hấp dẫn. Và cò gì đau xót hơn trong tình yêu khi đôi lứa yêu nhau lại phải chịu cảnh chia li, tiễn biệt do chiến tranh. Những tâm tư lẻ loi, cô đơn cùng niềm nhớ mong khắc khoải của người phụ nữ giành cho người chồng nơi chinh chiến đã được khắc họa một cách rõ nét trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, và đặc biệt là đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của tác giả Đặng Trần Côn
Mở bài 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Mở bài mẫu 1
Dưới trí tuệ của dịch giả Đoàn Thị Điểm – người “tài sắc nương tử xưa hiếm nay không, xuất khẩu thành chương, bản chất thông minh” mà tuyệt tác Hán ngôn “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn một lần nữa thăng hoa. Những năm 40 của thế kỉ XIV, bão táp liên miên, loạn lạc khắp nơi, người chinh phụ tiễn chinh phu ra trận… đã được phục dựng lại dưới những vần thơ “lâm li, tuấn nhã”, đặc biệt trong đoạn trích 8 câu đầu của “Tình cảnh lẻ loi của người Chinh Phụ”. Đoạn trích ngắn nhưng Đoàn Thị Điểm đã làm nổi bật lên hình ảnh người chinh phụ trong nỗi cô đơn lẻ bóng chờ ngày đoàn tụ.
Mở bài mẫu 2
“Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn, một danh sĩ hiếu học, tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam – đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”. Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ, nhất là tám câu đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”:
Mở bài mẫu 3
Đặng Trần Côn là tác giả sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII, tài nghệ văn chương của ông lừng thiên hạ vời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số ấy có “Chinh phụ ngâm”. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” thuộc thể loại ngâm khúc, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được trích trong tác phẩm đã thể hiện nỗi nhớ mong người chồng chinh chiến cùng với khát khao hạnh phúc của người chinh phụ. Đặc biệt qua tám câu thơ đầu của đoạn trích, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình cảnh trống vắng và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Mở bài mẫu 4
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn là một áng thơ hay thuộc thể ngâm khúc, hơn hết đoạn trích còn để lại cho hậu thế một giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc. Đặc biệt chính là tâm trạng hiu quạnh cô đơn của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu tiên.
Mở bài 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Mở bài mẫu 1
Văn học Việt Nam đã từng chứng kiến biết bao những cuộc chia ly, tiễn biệt đầy lưu luyến như thế. Và ở thế kỉ thứ XVIII, “Chinh phụ ngâm” một tác phẩm lấy từ đề tài chia ly trong chiến tranh đã của Đặng Trần Côn đã cho chúng ta thấy được một cuộc tiễn biệt thấm đẫm tâm trạng, đằng sau đó là nỗi đau người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đoạn trích “Gà eo óc gáy sương năm trống, đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng” đã làm nổi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong của người chinh phụ.
Mở bài mẫu 2
“Chinh phụ ngâm ” có nhiều đoạn thơ diễn tả nỗi cô đơn, sầu muộn, buồn khổ của người chinh phụ. Đây là một đoạn thơ thể hiện tâm trạng ấy của người phụ nữ đáng thương thời chiến tranh, loạn lạc:
Mở bài mẫu 3
Chinh phụ ngâm là một tác phẩm tiêu biểu của Đặng Trần Côn được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Vừa mới ra đời tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và đến khi có bản dịch nôm của Đoàn Thị Điểm thì tác phẩm này lại trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Bài thơ nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ khi người chinh phu ở chiến trường xa xôi. Tất cả những tình cảm đó đã lan tỏa, thấm đẫm vào cảnh vật.
Mở bài tâm trạng của người chinh phụ
Mở bài mẫu 1
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm đã cho thấy nỗi cô đơn khắc khoải của người chinh phụ có chồng ra chiến trận. Nỗi cô đơn ấy càng đậm nét hơn khi nàng vừa tiễn chồng đi còn mình trở về nơi buông the cô đơn lạnh lẽo. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó đã được khắc họa trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Mở bài mẫu 2
Trong cuộc đời chúng ta sẽ có ít nhất một lần chịu tình cảnh lẻ loi. Không biết lẻ loi vì thiếu bạn, lẻ loi vì chồng hay vì những vấn đề nào đó. Nói chung tình cảnh ấy rất dễ có ở trong con người chúng ta. Cuộc sống không bằng phẳng vì thế cho nên những vấn đề khiến ta lẻ loi sẽ rất dễ xảy ra. Tuy nhiên nổi bật nhất là lẻ loi vì chồng. Trong thơ xưa Đoàn Thị Điểm đã đem đến cho chúng ta một đoạn thơ hay về tình cảnh lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi đánh trận nơi xa. Bài thơ đã bật lên những nỗi nhớ nhung sầu muộn của người phụ nữ thiếu vắng bóng chồng.
Mở bài mẫu 3
Người con gái trong xã hội phong kiến xưa luôn là người gánh chịu nhiều đau khổ thiệt thòi nhất. Nếu không bị vào cung trở thành cung nữ, được sủng ái rồi bị ruồng bỏ không thương tiếc hay lấy chung một chồng để rồi phận má đào bị ghẻ lạnh đơn côi thì cũng phải xa chồng vì chiến tranh. Người con gái trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ không phải sống kiếp chồng chung, không bị ruồng bỏ nhưng lại phải lẻ loi đơn chiếc vì chồng ở nơi trận mạc binh đao. Đoạn trích thể hiện rõ tâm trạng cô đơn và nỗi đau khổ của nàng.
Mở bài mẫu 4
Đặng Trần Côn là nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm để đời. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ Chinh phụ ngâm đã khắc họa rõ nét sự cô đơn, lẻ loi của người thiếu phụ khi tiễn chồng ra chiến trận nhưng không hẹn ngày về. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua cảnh người chinh phụ đơn độc, lẻ bóng nơi phòng the với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Mở bài 16 câu đầu bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Mở bài mẫu 1
Có thể nói, ở mỗi thời đại, văn học đều là tấm gương phản chiếu lên được mặt tốt và mặt xấu của xã hội. Khai thác và đào sâu vào những vấn đề thuộc về nội tâm của con người. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm là một điển hình tiêu biểu như thế, đặc biệt là mười sáu câu đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Đoạn trích phản ánh lên tội ác của những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho người chinh phụ phải rơi vào tình cảnh cô đơn lẻ loi, tâm trạng đau khổ khắc khoải khôn nguôi. Hãy cùng thả lòng mình đến với 16 câu đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” để cảm nhận rõ nét hơn nỗi cô đơn của người vợ có chồng đi chinh chiến.
Mở bài mẫu 2
Đặng Trần Côn là một tác giả văn học nổi tiếng sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là một giai đoạn lịch sử đầy biến động nên của đất nước khi mà chiến tranh đã làm chia cắt bao gia đình. Có biết bao nhiêu cặp vợ chồng vừa xây dựng hạnh phúc lứa đôi đã phải chia tay để chồng đi chinh chiến phương xa. Từ sự cảm thương với số phận con người trong thời chiến, ông đã viết nên tác phẩm “Chinh phụ ngâm”. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà.
Mở bài mẫu 3
“Chinh phụ ngâm khúc” là một trong những kiệt tác của danh sĩ, nhà thơ Đặng Trần Côn. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, được mọi người biết đến qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” bộc lộ rõ tâm trạng u buồn, nhớ nhung của người chinh phụ khi phải sống trong tình cảnh lẻ loi, vì chồng phải tham gia vào trận đánh chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo và sự lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến con người phải chia cắt.
Mở bài 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Mở bài mẫu 1
Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến ở nước ta cuối thế khỉ XVIII đi qua để lại những đau thương mất mát không gì bù đắp được. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả. Tác phẩm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đoạn trích dưới đây là một trong những đoạn tiêu biểu của bản ngâm khúc:
Mở bài mẫu 2
Nhắc đến Đặng Trần Côn ta thường nhớ đến ông là một nhà thơ sống vào đầu thế kỉ XVIII, mặt khác tên tuổi của ông còn gắn liền với tác phẩm nổi tiếng “Chinh phụ ngâm”. Trong đó 8 câu cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của toàn bộ tác phẩm qua việc thể hiện khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong thời chiến loạn.
Mở bài mẫu 3
Chinh Phụ Ngâm là khúc ngâm não lòng mà cũng thấm đẫm cảm xúc nhất trong văn đàn văn học Việt Nam, đặc biệt 8 câu thơ cuối chính là sự dồn nén của dòng cảm xúc nhớ thương, khắc khoải vò võ ở những câu thơ đầu để càng trở nên da diết.
Mở bài mẫu 4
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm này ra đời nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch đã xuất hiện, trong đó bản dịch chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được cho rằng hoàn hảo hơn cả. Tác phẩm đã phản ánh chân thực bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ phong kiến thối nát. Đặc biệt, Phân tích 8 câu cuối tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy tác giả đã đi sâu vào miêu tả tình cảnh éo le của người phụ nữ phải sống trong cô đơn, buồn khổ, trong thời gian đợi chồng đi đánh giặc trở về. 8 câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ và khát khao lứa đôi bỗng trào dâng trong lòng người chinh phụ và trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (32 Mẫu) Mở bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.