Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Hoá thân vào những que diêm kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm 2 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 9 mẫu Hoá thân vào những que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm siêu hay kèm theo 2 dàn ý chi tiết. Thông qua bài văn mẫu này giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng nhập vai que diêm để kể lại câu chuyện về số phận, cuộc đời của Cô bé bán diêm.
Qua 9 bài hoá thân vào những que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm còn giúp các em biết cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tích lũy vốn từ, rèn luyện trí tưởng tượng của mình ngày càng phong phú hơn để học tốt môn Văn 10. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Đề bài: Hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện Cô bé bán diêm
Dàn ý hóa thân vào que diêm để kể lại câu chuyện
Dàn ý số 1
A. Mở bài:
– Giới thiệu về que diêm (xưng tôi)
Tôi còn nhớ nhớ như in, vào một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, ngoài đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại, ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. “Thời khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?” Ai nấy trong chúng tôi đều có cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng chứ không phải lạnh giá như thế này.
B. Thân bài:
– Nói về xuất thân của mình
+ Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố.
– Nói về những việc đã được chứng kiến, được nghe từ cô bé bán diêm.
+ Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà .
+ Tiếng rao bán diêm của cô chủ vang vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ dày đặc hàng gang.
+ Cô chủ bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân cô.
+ Cô chủ bán rất rẻ, chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả. Lý do thật dễ hiểu, không ai đi ra trời lạnh như thế này trong đêm 30 chỉ để mua diêm cả . Càng về đêm , trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền.
+ Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố.
– Khi chứng kiến những hành động của cô bé bán diêm
+ Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp.
+ Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó sẽ thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái. Cô chủ nhỏ của chúng tôi như có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một.
+ Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ một giấc mơ đẹp trong đêm đông. Một đêm giáng sinh- noel thật là an lành.
C. Kết bài:
– Cuộc sống không có ước mơ thì quả thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bỏng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước.
-“Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ …” đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé không có nhiều điều kiện như mình – đó là lòng nhân ái.
Dàn ý số 2
1. Mở bài:
- Que diêm giới thiệu về sự xuất hiện của mình
- Bằng lời que diêm, dẫn dắt vào câu chuyện (là vật luôn bên cạnh cô bé nên chúng tôi hiểu và thương cảm cho câu chuyện cuộc đời cô)
2. Thân bài:
– Giới thiệu qua về hoàn cảnh của cô bé bán Diêm
- Đêm đông lạnh buốt, ngoài trời tối tăm cô bé vẫn đầu trần chân đất đi ngoài đường.
- Cô không dám về nhà vì sợ cha đánh mắng bởi cả ngày hôm nay hôm nay cô không kiếm được một xu nào.
- Cô bé ngồi nép trong góc tường hai chân thu lại, trời mỗi ngày một lạnh
=> Chứng kiến hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé, anh em chúng tôi vô cùng xót xa.
– Những lần quẹt diêm của cô bé
- Chúng tôi bàn bạc nhau và quyết định đem đến những phép màu cho cô bé, dù là những mộng tưởng tạm thời.
- Thấy cô bé lạnh buốt, một anh bạn trong chúng tôi đã dùng ngọn lửa mình tạo ra đem đến cho cô bé mộng tưởng về một chiếc lò sưởi.
- Ngọn lửa tắt, cô bé trở về với hiện thực, chúng tôi lại dùng ánh sáng của mình đem đến cho cô bé mộng tưởng về một bữa ăn sang trọng, thịnh soạn.
- Sức chúng tôi có hạn, ngọn lửa nhanh chóng tắt đi, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực đem đến mộng ước cho cô bé về một cây thông nô-en.
- Biết những thứ vật chất đó chưa đủ để xoa dịu nỗi đau của cô bé, chúng tôi quyết định biến hóa lần thứ tư, đem đến giấc mộng cho cô bé về người bà mà cô kính yêu và thương nhớ nhất.
– Cuộc gặp gỡ này vô cùng xúc động.
- Chúng tôi chỉ có thể đem lại niềm vui cho cô bé trong khoảnh khắc, cô bé nhanh chóng quay trở về với thực tại đau buồn. Để níu kéo bà, cô bé đã đốt anh bạn cuối cùng trong bao diêm.
- Cuối cùng cô đã cùng bà bay lên trời xanh, chúng tôi không thể cản được.
– Cái chết của cô bé bán diêm
- Đau khổ khi tận mắt chứng kiến cái chết của cô bé
- Cô đã ra đi rất thanh thản đôi má còn hồng đôi môi còn đang mỉm cười.
- Ai qua đường cũng nghĩ cô chết đói mà không ai có thể biết được những điều kì diệu mà đêm qua chúng tôi và cô bé đã cùng trải qua.
3. Kết bài: Diễn biến kết thúc câu chuyện
Hãy hóa thân vào que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 1
Đêm giao thừa, trời rét mướt, trong khi mọi người đang quây quần sum họp đầm ấm và hạnh phúc trong những mái nhà rực rỡ ánh đèn thì chúng tôi – những que diêm vẫn nằm trong bao và trên giỏ của cô bé bán diêm.
Tôi và những que diêm khác đã cùng với cô bé đầu trần chân đất ấy đi khắp ngõ ngách trên phố nhưng thật buồn khi suốt cả ngày cũng chẳng có ai trong số những bao diêm chúng tôi được bán đi. Đêm giao thừa nên mùi ngỗng quay thơm lừng khắp phố, chắc hẳn cô chủ của chúng tôi đang nhớ bà nội lắm, bởi quãng thời gian có bà là những tháng ngày đầm ấm. Từ khi Thần Chết đến cướp bà đi, cuộc sống của cả gia đình đã tiêu tán, cô phải chui rúc ở một xó tối tăm, suốt ngày nghe tiếng chửi rủa của cha cô. Cô bé ôm chiếc giỏ đựng chúng tôi vào lòng rồi ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, cô thu đôi chân sát vào người bởi ngay chúng tôi cũng cảm thấy trời mỗi lúc càng rét hơn. Hôm nay cô đã không về nhà, chúng tôi biết vì sao, bởi chúng tôi không ai được bán đi thì cô về nhà sẽ bị cha đánh, mà tôi cũng nghĩ dù cô bé có về nhà cũng chẳng khác hơn ở đây là bao, nơi cha con cô ở là gác sát mái nhà, những vách hở khiến gió vẫn thổi rít vào trong. Hé nhìn qua bao diêm, tôi thấy bàn tay cô bé đang cứng đờ, rồi bỗng nhiên tôi nghe tiếng cô thì thầm với chính mình:
– Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét chút nhỉ? Giá mình có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ?
Thấy cô lưỡng lự chần chừ một lúc nhưng rồi cô đã quyết định lấy từ trong đống diêm chúng tôi ra một bao, rút một que quẹt vào tường. Bản thân chúng tôi bén lửa rất nhanh, ngọn lửa lúc đầu màu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, quanh que gỗ rực hồng lên và ánh sáng chói trông rất vui mắt. Tôi nhìn thấy cô bé hơ đôi tay bé nhỏ trên que diêm sáng rực như than hồng, ánh sáng kỳ dị ấy khiến cô bé tưởng tượng ra mình đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng, lửa cháy trong lò trông vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Đôi bàn tay cô bé hơ trên ngọn lửa, cô cảm thấy dễ chịu nhưng bên tay cầm diêm ngón cãi đã nóng bỏng lên. Với thời tiết khắc nghiệt tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sửa thì khoái biết bao. Cô bé vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt và lò sưởi không còn nữa, trên tay cô bé là que diêm đã tàn hẳn, vẻ mặt cô bần thần và bất giác nhớ nhiệm vụ cha giao đi bán diêm, cô biết chắc về nhà sẽ ăn mắng.
Rồi cô bé quẹt que diêm thứ hai, diêm lại cháy sáng rực, tôi nhìn thấy bức tường trước mặt mình biến thành tấm rèm bằng vải màu, nhìn thấu vào trong một ngôi nhà, trong đó có bàn ăn đã dọn sẵn trải khăn trắng tinh, trên bàn toàn bát đũa quý giá và cả một con ngỗng quay, điều kì diệu là con ngỗng đó nhảy ra khỏi đĩa mang theo cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía chúng tôi. Nhưng khi que diêm tắt, hóa ra chỉ là ảo tưởng, trước mặt tôi và cô bé vẫn chỉ là bức tường lạnh lẽo, cảnh tượng ngoài kia vẫn là phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, mấy người mặc quần áo ấm áp đi đến nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của tôi và cô bé bán diêm. Que diêm thứ ba được quẹt lên, tôi và cô bé cùng ngước nhìn thì thấy một cây thông Nô-en lớn trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Bỗng cô bé với tay về phía cây thông nhưng khi đó diêm vụt tắt, những ngọn nến kia cứ thế bay lên rồi biến thành những vì sao trên trời, cô bỗng nhớ về bà vì bà hay nói “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng Đế”. Thế rồi cô bé quẹt tiếp que diêm nữa, người bà của cô hiện ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu, cô bé reo lên:
– Bà ơi! Bà cho cháu đi với! Khi que diêm tắt bà lại biến mất giống như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en, nhưng bà đừng bỏ cháu lại nơi này, trước kia khi bà chưa về với Thượng đế bà cháu mình đã sung sướng biết bao. Dạo ấy bà nói với cháu rằng nếu cháu ngoan sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà hãy xin Thượng đế cho cháu về với bà, chắc Người không từ chối đâu.
Lời cô bé vừa dứt que diêm lại vụt tắt, thế là cô bé đem hết bao diêm ra, quẹt tất cả số diêm còn lại trong bao với hy vọng níu kéo bà, ánh sáng diêm nối tiếp nhau làm rực sáng như ban ngày, bà của cô bé cũng to lớn và đẹp lão hơn bao giờ hết. Tôi là que diêm cuối cùng được đốt, trong ánh sáng của chính mình tôi đã thấy bà cầm tay cô bé rồi hai bà cháu vụt lên cao, cao mãi, nơi ấy chẳng còn đói rét, khổ đau nào đe dọa nữa vì họ đã về với Thượng đế.
Trước khi chính mình bị vụt tắt, tôi đã nhìn thấy nụ cười trên môi của cô bé, đó là một nụ cười hạnh phúc, chắc hẳn cô hạnh phúc hơn bao giờ hết vì đã được mãi mãi ở bên cạnh người bà thân yêu của mình, mãi mãi rời xa cái giá lạnh, đói khát và những trận đánh của cha.
Hãy hóa thân vào que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 2
Đêm Giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố để đón mừng ngày kỉ niệm Chúa Cứu Thế ra đời. Vậy mà tôi vẫn cùng cô bé lang thang ngoài đường phố. Cô bé muốn bán hết chúng tôi – những bao diêm, cho khách qua đường để mang tiền về cho cha cô kịp lúc giao thừa.
Chiều đã muộn, trong bóng tối và giá lạnh, cô bé vén đầu trần, chân đất cùng chúng tôi lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết rơi đầy trên mái tóc hoe vàng xõa ngang vai. Bạn tôi được cô bé đựng trong chiếc tạp dề cũ kỹ, còn tôi được cô bé cầm trong tay. Cô bé cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đểu rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của cô. Suốt ngày cô chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho chút đỉnh. Bụng đói cật rét, cô bé vẫn lang thang trên đường…
Hé mắt nhìn qua kẽ hở ở vỏ bao, tôi thấy các cửa sổ đã sáng đèn, mùi ngỗng quay nữa chứ, thơm lừng, tỏa ra từ các căn nhà ấm cúng đó. Bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít. Tôi thương cô bé vô hạn, muốn hét to để mọi người xung quanh biết, Để mua chúng tôi giúp cô bé. Tôi cũng giận mình chỉ là những que diêm câm lặng. Đói, mệt và giá lạnh cô bé cùng chúng tôi ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại chút. Cô bé thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc tôi thấy cô bé rét buốt hơn. Ôm chúng tôi vào lòng, cô bé thì thầm tâm sự: “Diêm ơi, tôi nhớ lại năm xưa, khi bà nội-hiền hậu của tôi còn sống, tôi cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà tôi đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình tôi đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi tôi đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa”. Nghe những lời thì thầm của cô bé tôi xót xa vô cùng mà chẳng thể làm gì được. Tôi chỉ biết an ủi và bảo vệ cô bé: “ Cô hãy bật diêm mà sưởi, ít ra chúng tôi cũng có thể giúp cô đỡ lạnh”. Cuối cùng cô bé cũng nghe chúng tôi đánh liều lấy một trong số chúng tôi quẹt lửa. Anh bạn diêm của tôi bén thật là nhạy. Hình như anh cũng rất thương cô bé nên muốn đem sức sống của mình giúp bé sưởi ấm. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần bước đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng.
Chà! ánh sáng kỳ diệu làm sao! Cô bé thì thầm: “Tôi tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy non đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!”. Đôi bàn tay cô bé hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Cô bé vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, “ Ôi lò sưởi biến mất rồi”. Cô bé ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha cô bé đã giao cho bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng. “Quẹt diêm mà sưởi ấm nữa đi, cô bé ơi!” .Tôi lại thì thầm. Cô bé quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Cô bé reo lên nho nhỏ: “Một tấm rèm bằng vải đẹp quá. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay kìa! Nó nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn cắm trên lưng, tiến về phía mình ư? Rồi… que diêm vụt tắt; trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mất người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé bán diêm. Lần này không đợi tôi nhắc cô bé quẹt que diêm thứ ba. Cô bé reo lên thích thú “Một cây thông Noel! Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà mình đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng nữa kìa”. Tôi thấy cô bé đưa tay như với vẻ phía cây nhưng diêm tắt.
– Chắc hẳn có ai vừa chết. Cô bé nói nhỏ, vì bà, người hiền hậu độc nhất đó, đã mất từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế”. Cô bé quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh.
– Bà ơi! Cô bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu vé với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Diêm lại tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất. Cô bé quẹt gần hết những que diêm còn lại trong bao. Tôi nằm trong số những que diêm còn lại nên chứng kiến tất cả. Chắc cô bé muốn níu bà lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chắc chưa bao giờ cô bé thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Tôi có cảm giác bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã vẻ với Thượng đế.
Sáng hôm sau, tôi thấy tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra hỏi nhà. ở xó tường cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Nhưng cô bé mang theo những giấc mơ đẹp. Đó là điều kì diệu cô bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. hương đế đã đến với cô bé, giải thoát cô bé khỏi cõi đời khổ đau và lòng người lạnh giá. Tôi đã không có may mắn như các bạn diêm khác của tôi là sưởi ấm cô bé và mang đến cho cô nhũng giấc mơ đẹp. Nhưng tôi được chứng kiến những niềm vui nhỏ bé, giản dị của cô. Tôi thầm chúc cô bé hạnh phúc bên bà. Cũng cầu mong không bao giờ phải chứng kiến một câu chuyện như thế nữa.
Hãy hóa thân vào que diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 3
Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao thừa sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chỉ có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón Tết trong ấm cúng.
Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cũng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.
Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.
Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.
Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.
Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.
Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:
– Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng chủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật là nhanh.
Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi – những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:
– Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.
Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mác đi chơi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.
– Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.
Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:
– Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng Thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đâu phải chăng là Thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Ta tuy nhỏ nhưng rất rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.
Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!
Hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện – Mẫu 4
Đó là một đêm cuối năm đầy rét mướt với hơi sương phủ ngập, vậy mà chúng tôi vẫn lang thang trên phố trong chiếc giỏ của cô bé tội nghiệp. Lúc này, đường phố đã dần thưa thớt ít người qua lại, ánh đèn sáng rực từ cửa sổ chiếu xuống lòng đường và mùi ngỗng quay lan tỏa khắp nơi. “Thời khắc giao thừa sắp đến rồi mà sao cô chủ vẫn chưa về nhà nhỉ?” Ai nấy trong chúng tôi đều có cùng suy nghĩ về điều đó nhưng chỉ biết nằm im bất động và cầu nguyện rồi ai cũng sẽ được người tốt bụng nào đó mua và mang về nhà để đón năm mới trong sự ấm cúng.
Lời cầu nguyện của chúng tôi có lẽ sẽ không trở thành sự thật. Bởi đêm ba mươi thì còn ai ra đường để mua diêm làm gì nữa cơ chứ? Giờ này mọi người đã sum vầy bên gia đình, thưởng thức bữa ăn cuối năm bên cạnh lò sưởi ấm áp và đón chờ năm mới đến. Tất cả mọi người trong chúng tôi ai cũng hiểu điều đó và chắc hẳn cô chủ nhỏ bé của chúng tôi cũng biết điều đó. Những bước chân của cô không ngừng lại mà vẫn đi mãi, lang thang trong gió rét với một niềm hi vọng đang dần chìm vào vô vọng. Niềm hi vọng đang dần biến mất và thay vào đó là vẻ mặt lo lắng dẫn hiện rõ trên gương mặt của cô bé tội nghiệp. Không gian xung quanh đang dần chìm vào tĩnh lặng bởi tiếng bước chân người đi bộ đang thưa dần. Mùi ngỗng quay càng lúc càng đậm hơn khiến bước chân cô gái nhỏ nhanh hơn. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy sự tuyệt vọng đã bắt đầu hiện rõ hơn trên đôi mắt cô chủ. Có lẽ, khung cảnh xung quanh gợi lại trong cô những kỉ niệm mà cô vẫn hằng mong chúng sẽ trở thành sự thật. Cô nhớ lại năm xưa cũng được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi khi thần chết đã cướp người bà của em đi mất. Từ khi gia sản tiêu tan, gia đình em phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến một xó tối tăm. Hằng ngày, cô bé phải nghe những lời mắng nhiếc thậm tệ của người bố vì tù túng mà trở nên thô bạo. Em không còn được chăn ấm nệm êm, không còn những bữa ăn ngon mà thay vào đó là hoàn cảnh đáng thương.
Đêm đã về khuya, đôi bàn tay nhỏ bé của cô chủ như đang dần tê cứng lại. Tiếng bước chân của cô chậm rãi và dừng lại ở góc của hai ngôi nhà trên phố. Thoáng một suy nghĩ hiện trên nét mặt, cô đang suy ngẫm về điều gì đó. Lặng lẽ ngồi xuống, bỗng cô rút một trong chúng tôi và quẹt qua cọ trên bao diêm. Anh bạn của tôi nhoẻn miệng cười như được tự do, bén lửa rất nhanh và vụt tắt để lại đốm than hồng rực trên thân diêm. Chúng tôi không biết được cô chủ đang nghĩ về điều gì, nhưng trong ánh mắt của cô chủ ánh lên một niềm vui và hình như cô cũng hé nở nụ cười. Thấy vậy, chúng tôi cũng bớt đi một phần nào đó lo âu. Nhưng lại đầu một nỗi khó hiểu khác khi cô duỗi chân ra, đờ đẫn khi nhìn que diêm vừa vụt tắt. Nét mặt hiện lên suy nghĩ của cô bé, một hồi sau chúng tôi mới hiểu rằng, nếu như cô chủ không bán được chúng tôi cho ai đó lúc trở về sẽ bị cha mắng chửi. Thở dài một hơi, cô lại quẹt tiếp một anh bạn thứ hai của chúng tôi. Que diêm vừa sáng thì mắt cô lại ánh lên một niềm vui mới. Khuôn mặt cô đỏ hồng rạng rỡ, nhưng khi que diêm vừa tắt cô lại hụt hẫng như trước. Lúc này phố xá đã vắng tanh và lạnh ngắt không còn tiếng bước chân qua lại nữa. Trong tiếng thở dài của cô, chúng tôi dường như biết được điều cô đang suy nghĩ. Cô nghĩ rằng những trận đòn không thể tránh được khi trở về nhà như những hôm trước rồi cũng sẽ đến. Chúng tôi thường xuyên chứng kiến điều đó nên không quá khó để nhận ra qua nét mặt của cô gái tội nghiệp. Chợt cô ngừng suy nghĩ và rút que diêm tiếp theo, nhưng lần này cảm thấy như anh bạn của tôi cháy lâu hơn. Không biết cô đang nghĩ về điều gì, nghĩ đến cây thông nô-en với những ngọn nến sáng rực hay điều gì? Khi anh bạn của tôi vừa vụt tắt thì cô lại rút ra một que diêm nữa và quẹt chúng lên. Khi ánh sáng xanh từ anh bạn tôi bừng cháy thì cô bé bỗng cười và reo lên:
– Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en lúc nãy. Cháu xin bà, đừng bỏ cháu ở đây! Trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng hạnh phúc biết bao. Dạo ấy, bà đã từng bảo cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế cho cháu được về với bà! Chắc Người không từ chối đâu!
Khi anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt thì ảo ảnh trên khuôn mặt cô bé cũng vụt tắt theo. Cô bắt đầu lôi chúng tôi ra khỏi bao nhanh hơn và quẹt liên tục. Dường như cô đang cố níu giữ điều gì đó để chúng không vụt mất. Lúc này chúng tôi thấy trên khuôn mặt cô là nụ cười mãn nguyện như thể cô đã thỏa lòng mong ước. Chỉ trong chốc lát, không gian bỗng dưng tối tăm và lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Chúng tôi không còn thấy cô lôi những anh bạn khác ra khỏi vỏ và quẹt nữa. Chỉ thấy mờ mờ trong bóng tối, hình như cô chủ đã gục xuống mặt đường. Chúng tôi cảm nhận được hơi thở yếu ớt của cô gái tội nghiệp, bởi những này qua cô không được bữa ăn no và không ngừng suy nghĩ làm sao để bán được chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy thương cho cô chủ của mình nhiều hơn và mong sao đêm giao thừa sẽ trôi qua thật nhanh.
Sáng mồng một, khi mặt trời vừa ló dạng, chúng tôi thức dậy bởi ánh nắng sớm mai. Nhìn xung quanh chúng tôi chỉ thấy toàn màu trắng phủ bởi tuyết. Bỗng có giọng của một người người phụ nữ đang nhẹ nhàng gọi cô chủ với những cái lạy nhè nhẹ.
– Này cháu ơi! Cháu là con cái nhà ai sao lại nằm ở đây thế này?
Những người đi đường cũng bắt đầu xúm lại, nhiều người tò mò hỏi chuyện và không ngừng ngắm nghía cô gái bé nhỏ với cặp má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm giữa những que diêm đã cháy. Sau những cái lay người của người phụ nữ, cô chủ của chúng tôi vẫn không đáp lại. Người phụ nữ liền áp má lên người cô và cảm nhận thấy hơi thở của cô rất yếu. Không suy nghĩ thêm, bà lập tức bóng cô chủ và không quên nhờ người bên cạnh mang theo giỏ xách nơi chúng tôi đang nằm theo. Khoảng mươi phút sau, chúng tôi được đặt trên một cái kệ gần một cái giường được trải nệm trắng tinh. Phía bên kia có một chiếc lò sưởi đang được đốt cháy rực. Tiếng nói chuyện loạn nhịp như thể đang có điều gì đó rất cấp bách xảy ra. À thì ra họ đang cố gắng để giúp cô chủ của chúng tôi hồi tỉnh lại.
Mãi đến một giờ sau cô chủ của chúng tôi mới mở mắt ra và bắt đầu với giọng nói yếu ớt khi nhìn thấy người phụ nữ đang ngồi cạnh bên:
– Cháu đang ở đâu vậy ạ?
Người phụ nữ đáp lại:
– Cháu hãy nghỉ ngơi cho khỏe đi rồi hẵng nói. Ta thấy cháu nằm bất tỉnh ở góc phố nên đưa cháu về đây.
– Cháu… Cháu cảm ơn cô ạ!
– Không có gì đâu! Đợi ta lấy cho cháu ly ngũ cốc nóng nhé.
Nói rồi người phụ nữ vụt đứng dậy không cần nghe những lời nói yếu ớt của cô chủ đang cố gắng.
Chỉ vài giây sau, người phụ nữ trở lại với ly ngũ cốc trên tay và đỡ cô chủ dậy để uống từng ngụm. Sau khi được dùng điểm tâm, tình trạng của cô chủ khỏe hơn, cô bắt đầu kể mọi chuyện cho người phụ nữ nghe. Đến khi kết thúc câu chuyện, trên gương mặt hiền hậu của người phụ nữ đã hai dòng nước mắt với sự thương cảm nhìn vào cô bé.
– Hãy ở lại đây với cô, cô sẽ giúp cháu vượt qua những nỗi khổ này và cho cháu một cuộc sống tốt hơn. Hãy nhận ta làm mẹ của con!
Cô bé không đáp lại lời người phụ nữ mà ôm chầm lấy bà khóc. Trong tiếng nấc thút thít cô nói “Con cám đấng Thượng đế đã mang người đến với con”.
Hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện – Mẫu 5
Đêm giao thừa năm ấy, trên một phố nhỏ tại đất nước Đan Mạch, trời rét dữ dội, tuyết rơi trắng trên các mái nhà và ngoài đường. Có một cô bé mồ côi mẹ đầu trần, chân đất đi dò dẫm trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé đỏ ửng lên, tím bầm lại vì rét. Cô bé mang theo chiếc giỏ đựng đầy diêm và trên tay cô còn cần thêm một bao diêm nữa nữa. Suốt cả ngày, em chẳng bán được bao diêm nào. Váy áo phong phanh, bụng đói meo mà cô bé vẫn phải lang thang trên đường. Chắc cô bé đói và rét lắm, bới chúng tôi là những que diêm bé nhỏ nằm trong vỏ bao mà vẫn cảm thấy rõ từng nhịp run rẩy của cô trong làn gió rét. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp sau lưng cô bé.
Đêm giao thừa là thời điểm mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình trong không khí đầm ấm, thiêng liêng ngập tràn hạnh phúc. Lúc này, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Qua khe hở của bao diêm, chúng tôi thấy cô bé thoáng chút bần thần. Có lẽ những hình ảnh xung quanh đã làm cho em nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội hiền hậu ở nhà. Nhưng thời gian hạnh phúc của cô bé thật ngắn ngủi. Thần Chết đã đến và cướp bà em đi mất. Gia sản tiêu tán, gia đình cô bé phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cô bé thường xuyên phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha có lẽ vì túng thiếu mà trở nên thô bạo.
Đói! Rét! Cô bé không thể cất bước chân đi tiếp được nữa. Cô ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như quất vào da thịt. Cô bé thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cô bé không thể về nhà nếu không bán được ít diêm nào, hay không ai bố thí cho đồng xu nào để đem về. Bởi nếu về, cha cô sẽ đánh đòn ngay. Thế nhưng cô bé cũng chẳng muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vần đói, rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Đôi bàn bàn nhỏ xíu, cứng đơ vì lạnh. Chúng tôi thương cô bé lắm nhưng không biết phải làm thế nào, vì chúng tôi chỉ là những que diêm mà thôi. À, mà sao cô bé không dùng chúng tôi để sưởi ấm một chút nhỉ? Hình như cô bé cũng đang đắn đo, lưỡng lự. Cuối cùng thì cô cũng liều quẹt diêm vào tường, que diêm – bạn tôi – bén lửa cháy ngay. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong mắt xanh của cô bé tội nghiệp. Cô tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng sáng loáng. Trong lò, lửa cháy nom vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Tôi nằm trên giỏ cạnh cô bé cũng như thấy ấm áp hẳn lên. Cô bé thầm nghĩ: “Chà! Khi tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế trước một lò sưởi thì khoái biết bao!”
Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Lò sưởi biến mất. Bạn tôi đã cháy hết mình và tàn hẳn. Cô bé vẫn ngồi đó, bần thần cả người và chợt nhớ ra rằng cha cô đã giao cho em đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào em cũng bị cha mắng.
Những hình ảnh đẹp đẽ do cô bé tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa của que diêm thứ nhất đã lôi cuốn, thúc giục cô quẹt diêm lần thứ hai. Tôi muốn được cháy lên cho cô bé được sống tiếp trong mộng tưởng diệu kì, thế nhưng tôi đã bị rơi ra ngoài rồi! Anh bạn thứ hai của tôi bùng cháy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như được biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Và điều kì diệu nhất là cô bé như thấy ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa rồi mang theo cả dao ăn, nĩa cắm trên lưng tiến về phía mình.
Một cơn gió ào qua, que diêm phụt tắt, bạn tôi không thể cháy tiếp được nữa. Trước mắt cô bé lúc này vẫn là bức tường xám xịt và lạnh lẽo. Những ảo ảnh tươi đẹp chỉ hiện ra trong giây lát, còn cái đói, cái rét vẫn vây bủa, hành hạ cô bé đáng thương. Thực tế đã thay cho mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và có mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vàng đi đến những nơi hò hẹn, hoàn toàn lãnh đạm với cô bé bán diêm.
Tuy vậy cô bé vẫn không ngừng ao ước. Cô cũng muốn mình có một cây thông nô-en thật lớn, trang trí lộng lẫy để đón chào năm mới. Cô bé quẹt que diêm – người bạn thứ ba của tôi. Bỗng nhiên một cây thông giống y như mơ hiện ra trước mắt cô. Hàng nghìn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức tranh bày trong các tủ kính cũng hiện ra đẹp tuyệt vời. Cô bé vui sướng đưa đôi tay về phía cây thông nô-en, nhưng que diêm lại vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời…
“Chắc hẳn có ai vừa chết” – cô bé tự nhủ. Vì bà nội của em trước đây thường nói: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời về với Thượng đế”. Cô bé thấy nhớ người bà hiền hậu yêu thương vô cùng. Bà mất rồi, nhưng em vẫn muốn được gặp bà biết bao!
Cô bé tiếp tục quẹt diêm vào tường, anh bạn thứ tư của tôi cháy lên và tỏa ra xung quanh ánh sáng xanh huyền ảo. Cô bé thấy rõ người bà kính yêu hiên ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu. Cô bé reo lên rồi năn nỉ tha thiết:
– Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông nô-en lúc nãy. Cháu xin bà, đừng bỏ cháu ở đây! Trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng hạnh phúc biết bao. Dạo ấy, bà đã từng bảo cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế cho cháu được về với bà! Chắc Người không từ chối đâu!
Que diêm cháy đến tận đầu ngón tay cô bé, nóng bỏng. Ngọn lửa trên người anh bạn của tôi đã tắt và ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt cô bé cũng biến mất.
“Trời ơi! Bà đâu rồi?” – Cô bé cuống quýt nhìn xung quanh, nhưng em chẳng thấy gì ngoài bóng đen lạnh lẽo. “Hãy thắp sáng tất cả chúng tôi lên đi cô bé! Chúng tôi sẽ cháy hết mình để cô được gặp bà, được sống trong mộng tưởng diệu kì!” – Tôi cố quẫy mình trên mặt giỏ giục giã cô bé.
Lần thứ năm, cô bé quẹt diêm. Lần này, cô quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao như để cố níu giữ bà nội lại. Các anh bạn của tôi bùng cháy, nối nhau chiếu sáng như ban ngày. Chưa bao giờ cô lại thấy bà mình to lớn và đẹp lão như thế. Bà nhẹ nhàng cầm lấy tay cô bé rồi hai bà cháu cùng bay vút lên cao, cao mãi, đến một thế giới không còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Bà cháu cô đã về chầu Thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất. Mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà đón mừng năm mới. Rồi vài người phát hiện ra có một em bé gái đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. Nhưng điều kì lạ là trong giá rét mà đôi má cô bé vẫn hồng hào và đôi môi như đang mỉm cười vậy.
Thi thể cô bé ngồi giữa những bao diêm và que diêm cháy. Mọi người bảo nhau: “Con bé đã đốt hết một bao. Chắc nó muốn sưởi cho ấm…” Một người trong số họ trông thấy tôi trên nắp giỏ, cầm lên và nói lớn: “Ồ! Nó còn bỏ sót một que đây này”, rồi ngay lập tức vứt tôi xuống đất. Mọi người thờ ơ bàn tán xì xào. Tôi xót xa thầm nghĩ: “Sao con người ta lại có thể lãnh đạm, lạnh lùng đến như vậy nhỉ?..”. Họ làm sao biết được những điều kì diệu mà cô bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm…
Vâng! Đó chính là câu chuyện về cô chủ nhỏ của tôi – cô bé bán diêm tội nghiệp trên đất nước Đan Mạch từ thế kỉ XIX. Mọi người ơi, cuộc đời ơi, hãy yêu thương con trẻ! Hãy dành cho trẻ thơ một cuộc sống bình yên và hạnh phúc! Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm chúng tôi thành hiện thực ngọt ngào! Đó chính là khát khao mà que diêm bé nhỏ tôi muốn gửi gắm tới các bạn thông qua câu chuyện nhỏ này.
Hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện – Mẫu 6
Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời.
Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất tiếng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy màu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời…
Càng về khuya, tuyết càng rơi nhiều. Bóng tối, cơn lạnh lẫn cơn đói như phủ lên, như quấn vào hình hài nhỏ bé ốm yếu. Bé vào núp bên vỉa hè giữa hai dãy nhà cao để tránh cơn gió quái ác và tìm chút hơi ấm trong đêm. Ngồi nghỉ một lát, chợt nhớ ra bao diêm, bé lấy ra một cây, quẹt lên để sưởi cho mấy ngón tay bớt cóng. Cây diêm cháy bùng lên thật sáng, thật ấm, nhưng chỉ một lát thì tắt mất, làm bé càng bực mình hơn trước. Bé thử quẹt lên một cây diêm thứ hai. Khi cây diêm cháy bùng lên, bé thấy trước mặt mình một bàn đầy thức ăn, những món đặc biệt của ngày lễ giáng sinh. Bé mừng quá, đưa tay ra chụp lấy thì ngay lúc ấy cây diêm tắt, để lại bé trong bóng tối dày đặc, với cái lạnh bây giờ càng khủng khiếp hơn. Bé sợ quá, sợ lạnh, sợ tối, vội vàng lấy bao giấy đổ diêm ra hết, rồi cứ quẹt lên từng cây một, hết cây này đến cây khác. Trong ánh sáng của mỗi cây diêm bé thấy mình được về nhà, được gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ âu yếm bế bé đến gần bên lò sưởi, mặc cho bé chiếc áo choàng dài thật ấm, thật đẹp, xong nhẹ nhàng đút cho bé từng miếng bánh ngon. Mẹ trìu mến ôm bé vào lòng, vuốt ve, hỏi han đủ chuyện. Mỗi lần que diêm tắt, hình ảnh người mẹ thân yêu tan biến, bé hoảng sợ, vội vàng quẹt lên một que khác, mẹ lại hiện ra. Cứ như thế, tay bé cứ say sưa quẹt hết mớ diêm này đến mớ diêm khác. Rồi như người điên, bé lấy que diêm châm vào cả hộp diêm. Khi ánh lửa bùng lên, bé thấy mẹ cúi xuống bế bé lên, mang bé bay bổng về nơi đầy tiếng hát, đầy những người thân yêu, bé không còn thấy lạnh, thấy đói gì nữa.
Sáng hôm sau, những người trong phố tìm thấy em bé đáng thương nằm chết bên cạnh đống diêm vãi tung tóe trong ngõ hẻm.
Hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện – Mẫu 7
Tôi còn nhớ đêm giáng sinh hôm ấy, ngoài trời tuyết rơi triền miên mãi mà không ngớt, chúng tôi cảm thấy cô chủ đang lạnh lắm vì tay cô cứ run lên bần bật, cái lạnh đó cũng tô điểm thêm cho một ngày giáng sinh thật đặc biệt, ngày mà chúa ra đời. Cô chủ tay ôm lấy chúng tôi – những hộp diêm. Vừa đi cô chủ vừa cất cao giọng để mời rao.
Lúc ấy mọi người đang quây quần bên chiếc lò sưởi, những đứa trẻ như cô chủ tôi thì đang ngồi chờ ông già noel tới phát quà làm gì có ai để ý đến tiếng giao của cô chủ tôi chứ. Thật tội nghiệp cho cô chủ, cô phải lê đôi chân trần nhỏ bé qua từng ngõ phố nhỏ để giao bán chúng tôi – những hộp diêm nhỏ nhỏ. Nhìn đôi chân trần của cô chủ mà tôi nghĩ tôi nghiệp, sáng nay cô c chủ bị bọn trẻ nghịch ngợm vứt đi mất đôi dép cũ nát. Trời càng về khuya dường như càng trở nên lạnh hơn, tôi mở hộp nhìn ra thấy đôi chân trần của cô chủ dường như tím ngắt, tôi không biết làm gì để giúp cô chủ. Tôi ngoái đầu nhìn ra phố một số người vẫn hối hả trở về nhà, dường như không ai để ý đến cô chủ tội nghiệp của tôi. Tôi không hiểu vì sao, cô chủ vì sao cô chủ vẫn bán chúng tôi với giá một xu, như hàng ngày mà không ai hỏi đến, phải chăng họ vô tâm hay vì họ quá vội vã?
Càng khuya, tuyết rơi càng nhiều, nơi nơi đều phủ màu trắng của tuyết. Tôi cảm nhận được cô chủ dường như đã kiệt sức, đôi bàn chân của cô đã tê buốt, không còn cảm giác gì. Cô chủ ước rằng mình có thể trở về nhà nằm cuộn tròn trên chiếc giường cũ kĩ trong góc nhỏ ngủ một giấc tới sáng để quên đi cái đói, cái lạnh. Nhưng tôi thấy cô chủ giật mình thon thóp, rồi vội vã bước mau trên con phố, khi nghĩ tới những lời mắng nhiếc, những đòn roi vun vút của người cha.
Đi được một lát, cô chủ lại đứng lại nhìn ngắm sự ấm cúng của những ngôi nhà hai bên đường, họ đang hạnh phúc đông đủ. Tôi nghe tiếng cô chủ nuốt nước miếng ừng ực, tay chân run lên bần bật. Cô nhớ đến người bà yêu quý của mình khi còn sống, cô cùng bà đón giáng sinh vui vẻ. Nhưng thần chết đã cướp đi người bà yêu quý của cô và ngày nào, cô cũng chịu những đòn roi của người cha và những lời chửi rủa mắng nhiếc tôi thậm tệ.
Cô chủ ngồi nép mình vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, thu đôi chân lại, hai bàn tay ôm chặt lấy cho đỡ rét nhưng mỗi lúc tôi cảm thấy cô càng thấy rét hơn. Rồi tôi thấy cô ngồi im suy ngẫm điều gì đó. Rồi cô rút một người bạn của tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của tôi, được phơi khô nên bén lửa rất nhanh loáng qua thôi đã vụt tắt mất rời. Tôi không biết cô nghĩ gì nhưng ánh mắt cô rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải. Tôi chợt thấy lòng mình cũng vui hẳn lên. Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai, thứ ba, thứ tư. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Bất chợt tôi thấy cô cười hạnh phúc và nói:
Bà ơi! Cô bé reo lên mừng rỡ, bà cho cháu theo bà với! Cháu biết rằng khi diêm vụt tắt thì bà cũng biến mất, biến mất như là lò sưởi, là ngỗng quay, là cây thông ban nãy vậy. Nhưng cháu xin bà đừng bỏ rơi cháu một mình nơi này. Trước kia, cháu với bà đã từng sống vui vẻ biết bao, bà cũng từng bảo cháu rằng, nếu cháu ngoan ngoãn thì cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu muốn đi theo bà! Bà hãy xin với thượng đế, cháu tin rằng ngài sẽ không từ chối lời thỉnh cầu của cháu đâu.
Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Hình ảnh khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Tôi nhìn thấy trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá mong sao cho cô chủ có thể vượt qua
Hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện – Mẫu 8
Đêm nay là một đêm giao thừa! Một đêm rét mướt ngoài trời chỉ toàn là tuyết, tôi cũng những người bạn diêm của mình nằm im lìm trong bao trên một chiếc giỏ được ôm trong lòng của một cô bé. Đúng vậy! Một cô bé hiền lành và đáng thương! Đêm nay, đáng ra cô bé phải được ngồi trước lò sưởi, bên một bàn ăn thịnh soạn và cùng gia đình đón giao thừa nhưng lại phải lang thang khắp đường phố để giao bán những que diêm như chúng tôi để có tiền mang về. Ôi chao, cuộc đời của những que diêm chúng tôi ngắn ngủi nhưng chẳng mấy khổ đau còn cuộc đời của nhiều còn người lắm khổ đau quá đỗi.
Trong tiếng gió rít cuốn theo tuyết bay len vào mọi ngóc ngách đường phố, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. Tôi còn nhớ cách đây vài ngày cô bé vẫn còn giày để đi nhưng là một đôi giày vải mỏng và cũ, không may thay, nó đã bị mất trong một sự cố với xe ngựa và cô bé chỉ có thể đi chân đất như vậy trong đêm đông giá buốt. Tôi cố ló ra nhìn cô bé và thấy gương mặt cô đỏ ửng nhưng không phải trong màu da hồng hào mà là dưới khuôn mặt nhợt nhạt, hiện rõ sự cóng lạnh của cô. Cứ mỗi lần có người đi lại trên con đường vắng tanh này, cô bé lại đưa một tay đang cầm bao diêm ra, mời họ mua, nhưng chả ai thèm dừng lại đoái hoài dù chỉ một lần. Có lẽ là d trời quá lạnh và họ đang bận về nhà chăng hay họ không muốn dùng đến chúng tôi nữa vì đã có lò sưởi? Nhưng dù thế nào, tôi đâu còn muốn quan tâm đến số phận của một que diêm bé nhỏ như tôi sẽ đi về đâu, nếu người ta không dùng thì tôi cứ ở đó, còn nếu được quẹt lên, tôi sẽ cháy sáng trong vài phút rồi từ giã cõi đời trong sự thanh thản chẳng mảy may nhiều nghĩ suy khi đã cống hiến cho cuộc đời và làm tròn trách nhiệm của mình. Người tôi lo là cô gái bé nhỏ đáng thương của tôi. Cô bé sống với cha ở trên gác, sát mái nhà mà mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Đặc biệt người cha là một kẻ say luôn đòi tiền con gái để uống rượu, nếu đêm nay, cô không có tiền đem về, nhất định sẽ bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn.
Có lẽ cô bé cũng biết những điều ấy, không còn đủ sức mà đi trong đói và rét, cô bé chọn một góc tường và ngồi xuống. Cô đưa tay vào giỏ định lấy diêm, tôi vô tình chạm vào đôi bàn tay ấy và thấy nó cứng đờ, lạnh tê khiến cho ai nấy đều phải giật mình. Tôi chợt nhớ ra cô bé từ hôm qua đến nay chưa có gì vào bụng và trong đêm tuyết phủ như vậy thì đôi chân trần và chiếc váy mỏng manh đâu thể chống đỡ nổi. Tôi thấy cô ngồi nép vào bên tường, đôi môi tím tái, đôi mắt buồn tẻ nhưng vẫn ánh lên vẻ ngây thơ thuần túy. Tôi chợt thấy buồn thương thay cho cô bé, khi mà bằng tuổi cô, những cô cậu bé khác đang được cha mẹ chiều chuộng bên bàn ăn với ngỗng quay và chân gà cùng hơi ấm lò sưởi thì cô bé lại chịu đói, rét và sự sợ hãi ngôi nhà cô ở.
Có lẽ do quá lạnh, cô lấy ra một bao diêm và quẹt. Cô quẹt một que đầy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần bước đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Và tôi thấy mắt cô ánh lên niềm vui vì cô tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy non đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Nhưng vòng đời những que diêm như tôi vốn ngắn, chưa được bao lâu, lò sưởi đã không còn.
Cô bé ngồi bần thần ra một lúc rồi bắt đầu quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Hiện lên là một bàn ăn đã dọn sẵn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Những điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, cắm trên lưng, tiến về phía cô. Tất cả còn được bọc trong một căn nhà bằng gỗ ấm áp. Rồi lại một lần nữa… que diêm vụt tắt; trước mặt của cô bé chỉ còn là những bức tường dày đặc, lạnh lẽo và vô tình. Không có bàn ăn thịnh soạn nào ở đây cả, chỉ có một cô bé đói và rét.
Cô bé tiếp tục quẹt, cô quẹt que diêm thứ ba. Một cây thông Noel xuất hiện. Cây to lớn và cao. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Như một phản xạ, cô bé với đôi tay về phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Khi này, tôi nghe thấy tiếng cô bé thủ thỉ:
– Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự ngủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế”.
Tôi ngỡ rằng mọi mộng mị đã tan nhưng cô bé tiếp tục quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và cô bé thấy một bà tiên hiền hậu hiện ra, ồ, không phải là bà tiên mà chính là bà của cô bé, đôi mắt cô bé sáng long lanh và như quên hết khổ đau, cô bé chạy lại bên đó và que diêm tắt phụt, ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.
Nỗi thất vọng tràn lên trong đôi mặt của cô và thế là cô quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Phải chăng cô muốn níu bà cô lại? Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một bà lão to lớn và đẹp như thế này. Bà cụ cầm lấy tay cô bé, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thượng đế. Tôi chính là que diêm cuối cùng đã cháy mở con đường cho hai bà cháu bay về cõi vĩnh hằng. Tôi đã đi cùng với hai bà cháu đến nơi hạnh phúc.
Tôi tin rằng mọi khổ đau cô bé phải chịu đã qua, nơi thành phố lạnh lẽo tình người ấy không xứng đáng có được một thiên thần như cô và cô thuộc về cõi mơ. Khi ra đi, trên môi cô bé đã nở một nụ cười tươi tắn và rạng ngời nhất của một thiên thần.
Hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện – Mẫu 9
Đêm giao thừa, tời rét mướt. Một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày cô không bán được bao diêm nào… Đó chính là cô chủ bất hạnh đáng thương của tôi. Cô bé cô đơn, ngày ngày chỉ có thể làm bạn với những que diêm như tôi.
Cửa mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Gió thổi mỗi lúc một lạnh buốt. Nằm trong chiếc giỏ cũ kĩ, tôi cũng cảm nhận được cái giá lạnh của đêm khuya. Vậy mà cô chủ của tôi đầu trần, chân đất, chỉ có vỏn vẹn bộ quần áo mong manh, rách như xơ mướp. Ánh mắt cô chủ nhìn xa xăm, tựa hồ như đang nhớ về một miền kí ức xa xôi nào đó. Có lẽ cô lại nhớ về năm xưa, những tháng ngày tuổi thơ hạnh phúc mà cô đã tỉ tê tâm sự cho những que Diêm chúng tôi nghe biết bao lần. Đó là khi bà nội hiền hậu của cô còn sống, cô cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà cô đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình cô đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi cô đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn phải nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.
Cô ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà trên phố, một cái xây lùi vào chút ít, để hi vọng được che chắn khỏi những cơn gió rét giữa đêm mùa đông. Cô cố gắng thu đôi chân vào người, nhưng tôi biết càng lúc cô càng thấy rét buốt hơn, vì cơ thể nhỏ bé của cô run lên bần bật, trong một xó tối, bên cạnh chúng tôi. Chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc rằng tại sao cô chủ tôi không trở về nhà mà lại ngồi trên đường phố trong một đêm giao thừa rét buốt như thê. Nhưng bạn ơi, cô chủ của tôi không thể nào về nhà nếu không bán được một vài đứa trong số tôi và những đứa bạn Diêm của tôi, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là ông chủ xấu xa, cha cô sẽ đánh cô. Vả lại ở nhà thì cũng rét thế thôi. Cha con cô ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Tôi thấy đôi bàn tay cô chủ cứng đờ ra.
– Gió càng lúc càng thổi mạnh. Cứ thế này thì con bé sẽ lạnh chết mất! Có cách nào giúp con bé được sưởi ấm không? – Mẹ tôi nhìn thấy cô chủ như vậy, đau lòng hỏi.
– Mẹ! Chúng ta có thể làm công việc của mình là cháy sáng để sưởi ấm cho cô chủ! – Tôi bỗng lóe lên sáng kiến.
– Phải rồi! Nếu chúng ta cháy sáng, sẽ phần nào có thể sưởi ấm cho con bé tội nghiệp, dù là chỉ trong chốc lát. Nhưng con bé sẽ không dám làm điều này đâu!
– Mẹ đừng lo!
Nói rồi, tôi ra tín hiệu gọi cô chủ. Cô bé đáng thương nhìn tôi với ánh mắt đầy thân thương.
– Chị! Chị lạnh lắm phải không? Hãy quẹt những que Diêm chúng em để sưởi cho đỡ rét một chút!
– Không được! Nếu làm vậy, cha sẽ đánh chị vì không kiếm được tiền mà Diêm lại ít đi. Hơn nữa, làm vậy chẳng phải em và các bạn của em sẽ chết sao?
– Chị à! Cha của chị uống rượu say, sẽ không nhớ được số bao diêm đâu. Còn về sự sống của em và mọi người. Chúng em sinh ra cũng chỉ mong đợi đến lúc được cháy sáng thôi mà. Đó mới chính là ý nghĩa sự tồn tại của em. Được cháy sáng mới mang lại hạnh phúc cho em!
Cô chủ ngập ngừng trong giây lát, nhưng có lẽ cô hiểu những gì tôi vừa nói, rồi đưa tay lấy một que diêm. Chúng tôi ai cũng sẵn sàng, nhưng mẹ tôi quyết định đi trước. Bà dặn dò, tạm biệt tôi và vui vẻ để cô chủ quẹt . Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trong thật đẹp. Có lẽ mẹ của tôi đã mong chờ giây phút được tỏa sáng rực rỡ rất lâu rồi.
Cô chủ hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng, đôi môi mỉm cười.
– Chị thấy ấm áp hơn chứ?- Tôi hỏi.
– Chà! Nhìn này, ánh sáng của mẹ em mới kì diệu làm sao! Chị cảm thấy mình như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế này, trong đêm tuyết đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!- Cô chủ cười hạnh phúc đáp.
Duỗi đôi chân ra để sưởi ấm, cũng là lúc ánh sáng từ mẹ tôi vụt tắt. Nụ cười trên môi cô chủ bỗng tắt ngấm. Thay vào đó là một phút bần thần và sau đó là những lo lắng cùng với nỗi sợ hãi. Mẹ tôi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, một sứ mệnh ngắn ngủi và nhỏ bé. Có lẽ diêm tắt rồi, hơi ấm không còn nữa, cô chủ bé nhỏ của tôi cũng giật mình nhận ra việc mình vừa làm và nghĩ đến hậu quả sẽ bị cha mắng.
Cô chủ quẹt một người bạn khác của tôi, tạo ra ánh sáng rực rỡ. Cô lại mỉm cười hạnh phúc và kể cho tôi rằng cô thấy bức tường đã được thay thế bằng một tấm rèm bằng vải màu. Cô nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía cô.
Nhưng rồi, người bạn của tôi vụt tắt. Cô chủ nhỏ lại trở lại giữa thực tại, giữa cái rét buốt của đêm mùa đông tuyết rơi đầy.
– Trước mặt chị chỉ còn là những bức tường dày đặc lạnh lẽo, không còn là rèm vải, cũng không có bàn ăn thịnh soạn nào mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã. Có lẽ họ đang đi đến những nơi hẹn hò.
– Chị! Họ có thể hoàn toàn lãnh đạm với tình cảnh hiện giờ của chị như thế ư?- Tôi căm phẫn hỏi.
Nhưng đáp lại câu hỏi của tôi, chỉ là ánh nhìn xa xăm và lặng yên không đáp…
Cô chủ nhỏ lại quẹt một que diêm nữa. Tôi lại thấy ánh mắt cô mơ màng, hạnh phúc. Có lẽ cô thấy một cây thông Nô-en.Một cây thông lớn và được trang trí lộng lẫy nhất . Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong cửa hàng trên đường phố. Cô chủ với đôi tay vào không trung. Có lẽ cô đang cố gắng chạm vào một thứ nào đấy trong ảo ảnh đang hiện ra. Nhưng diêm lại tắt.
– Tất cả ngọn nến bay lên rồi, bay lên mãi và biến thành những ngôi sao trên trời. Chắc hẳn có ai vừa chết. Vì bà chị trước đây thường nói rằng khi có một ngôi sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế. – Cô chủ khẽ thở dài, nhìn tôi nói.
– Chị! Mỗi lần một que diêm cháy sáng, chị lại thấy hạnh phúc. Vậy bây giờ chị hãy quẹt em đi! Để em có thể hoàn thành sứ mệnh của mình và giúp chị sưởi ấm thêm một chút!
Cô chủ nhìn tôi cười hiền hòa, rồi quẹt vào tường. xung quanh tôi phát ra một ánh sáng xanh, tỏa ra xung quanh.Lần này thì tôi cũng được nhìn thấy những gì mà cô chủ tôi có thể thấy qua vầng sáng xung quanh tôi. Một bà lão phúc hậu đang mỉm cười như bà tiên.Đó có lẽ là người bà quá cố của cô chủ. Tôi nghe thấy tiếng nói trong trẻo của cô:
– Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Vừng sáng quanh tôi nhỏ dần, rồi biến mất. Tôi đã hoàn thành sứ mệnh cháy sáng của một que diêm.
– Giỏi lắm con của mẹ!
Tôi quay lại, thì ra tôi đã trở lên Thiên đàng. Nhìn xuống hạ giới, tôi thấy cô chủ nhỏ đáng thương của tôi đang lần lượt quẹt hết tất cả những que diêm còn lại ở trong bao. Cô muốn níu giữ bà của cô lại! Rồi một cảnh tượng hết sức thần tiên hiện ra trước mắt chúng tôi. Bà cụ cầm lấy tay cô chủ, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã đi về chầu thượng đế.
Sáng hôm sau, tôi cùng cô chủ trong một chiếc váy xinh xắn, gương mặt tươi cười hạnh phúc ở trên Thiên đàng trông xuống mặt đất. Tuyết vẫn rơi phủ kín mặt đất , nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Ngày mồng Một đầu năm hiện lên trên thi thể của một cô bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao diêm đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, Nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu cô đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 10: Hoá thân vào những que diêm kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm 2 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 10 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.