Bạn đang xem bài viết Văn hóa và con người Phú Quốc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thiên đường biển đảo Việt Nam xưa nay có lẽ chưa bao giờ thiếu đi cái tên Phú Quốc, một trong những hòn đảo ngọc đẹp mê mẩn trong lòng khách du lịch tứ phương. Không chỉ vậy, mảnh đất này còn ghi điểm với người phương xa bởi chính nét đẹp dung dị và phồn hậu đến từ con người cũng như nền văn hoá đa dạng ở nơi đây.
1. NGƯỜI PHÚ QUỐC – MỘC MẠC NHƯ ĐẤT
Nằm ở vịnh Thái Lan và là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về mỗi năm. Bên cạnh mục đích nghỉ dưỡng, khách phương xa du lịch Phú Quốc còn phải lòng mảnh đất này bởi nét đôn hậu, thân thiện, có nét gì đó bình dị mà chân chất của người dân nơi đây. Với địa hình đặc trưng được tạo nên bởi biển, đảo – quần đảo, dân sinh sống ở Phú Quốc hầu hết là ngư dân, họ ra khơi đánh bắt các loại hải sản để buôn bán sinh nhai.
Thuyền thúng được ngư dân Phú Quốc xem như là phương tiện phổ biến nhất cho những chuyến đánh bắt gần bờ. Thuyền được làm bằng tre, phủ một lớp nhựa hoặc sơn chống thấm bên ngoài, diện tích vừa phải để ngư dân thoải mái tay chèo cũng như đựng các dụng cụ đánh bắt và có đủ chỗ để chứa các “chiến lợi phẩm” mỗi khi ra khơi trở về.
2. KHÁM PHÁ PHÚ QUỐC – ĐÂU CHỈ CÓ BIỂN
Du lịch Phú Quốc không chỉ dừng lại ở những bãi biển đẹp, nếu là một du khách ham khám phá và tìm hiểu những nét đẹp bình dị nơi đây, bạn có thể sẽ hứng thú với hình ảnh con người Phú Quốc bên những hàng tiêu xanh ngắt. Ngoài các loại đặc sản của biển, đây cũng là mảnh đất nổi tiếng của hồ tiêu. Thương hiệu tiêu ấp Gành Gió, ấp Suối Đá hay tiêu khu Tượng có lẽ đã không còn quá xa lạ và trở thành món quà biếu được lòng nhiều khách du khách.
Khoảng thời gian cao điểm của mùa du lịch Phú Quốc rơi vào tầm hè, bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8. Vì vậy, nếu dự định vi vu mảnh đất nắng gió vào thời điểm này, du khách nên chọn lựa phòng khách sạn trước chuyến đi để có được giá cả rẻ và hợp lí nhất. Bên cạnh những vườn hồ tiêu xanh bát ngát, đến Phú Quốc, món đặc sản tiếp theo không thể bỏ qua chính là nước mắm tự làm ngon đậm đà vị cá biển nơi đây.
Con người Phú Quốc chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới, vì vậy đời sống tinh thần của họ đơn giản và mộc mạc. Người Phú Quốc nồng hậu, mến khách và luôn chỉ dẫn tận tình cho khách du lịch. Tuy là thành phố du lịch nhưng Phú Quốc không mang đến cho khách cảm giác quá tấp nập nhộn nhịp, vẫn có đâu đó những góc nhỏ bình yên và đời thường, bạn hãy thử ghé bãi Sao hoặc làng cổ Hàm Ninh để trải nghiệm thử điều đó. Phú Quốc chắc hẳn là sự lựa chọn hàng đầu cho những tín đồ của biển bởi đây là điểm dừng chân có chứa nhiều bãi tắm thiên nhiên nhất Việt Nam. Ngắm hoàng hôn hoặc bình minh ở Dinh Cậu cũng đem lại cho bạn cảm giác thanh bình mà chốn đô thị thường nhật khó có được.
3. CHÓ BẢN ĐỊA PHÚ QUỐC LÀ LOẠI CHÓ ĐẮT NHẤT TẠI VIỆT NAM
Một điểm đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến thôi, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất này, đó chính là: chó bản địa Phú Quốc. Đây cũng là giống chó thuần đắt nhất Việt Nam, không tính các loại chó lai và nhập khẩu. Với sự khôn ngoan của mình, người dân Phú Quốc thậm chí còn cho các chú chó của mình thong dong ra khơi trên những chiếc thuyền thúng để có thể bắt được nhiều cá hơn vì có khả năng bắt mồi cũng như được đào tạo để trở thành chó săn chuyên nghiệp.
4. PHÚ QUỐC – MỘT PHẦN VĂN HOÁ ĐẾN TỪ ẨM THỰC
Sẽ là thiếu sót nếu nhắc đến văn hoá Phú Quốc mà quên đi nét đẹp của ẩm thực nơi đây. Các món ăn Phú Quốc đều mang vị đậm đà như chính vị mặn mòi của muối biển nơi đây. Bạn đừng quên thử ngay các món ăn như gỏi cá trích rượu Sim, bánh canh ghẹ, nhum nướng mỡ hành, hải sâm… khi đặt chân du lịch Phú Quốc. Các loại hải sản phơi và sấy khô cũng đươc ưa chuộng bởi du khách tứ phương khi đem về làm quà.
5. ĐẠO CAO ĐÀI- TÔN GIÁO DO NGƯỜI VIỆT SÁNG LẬP
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài – tôn giáo do người Việt sáng lập. Cao Đài là một tôn giáo độc thần, có tính dung hợp, được chính thức thành lập ở Việt Nam năm 1926 với tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng Đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này, họ tin rằng tất cả các giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được “Đức Cao Đài” trực tiếp chỉ định. Ngày nay, trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông, một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, một là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
6. LỄ HỘI PHÚ QUỐC
Vùng biển đảo Phú Quốc cũng có rất nhiều lễ hội: lễ hội Dinh Cậu ngày 1 tháng 6;
lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu ngày 20 tháng 12; lễ lập đền thờ ngày rằm tháng bảy; lễ Sùng Hưng Cổ Tự ngày 30 tháng 7; lễ hội chùa Suối Đá ngày 25, 26 tháng 9; lễ chùa Gành Gió ngày 26, 27 tháng 9; lễ hội kỷ niệm người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ngày 27 tháng 9;
Lễ rằm tháng Giêng tưởng nhớ vua Gia Long,… vào những ngày này nhân dân huyện đảo tụ họp rất đông và tiến hành những nghi thức tế lễ rất tôn nghiêm, long trọng. Có một lễ hội hàng năm thu hút rất đông những người làm nghề bám biển đến tham dự, đó chính là lễ cúng cá Ông cầu cho một năm bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống no ấm thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn. Đây cũng là lễ hội mang đậm nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người dân trên đảo Phú Quốc, cũng bởi nơi đây đặc thù là vùng biển đảo, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề bám biển vì thế mà lễ hội này có lẽ đã là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Phú Quốc nói riêng và những ngư dân trên khắp Tổ quốc nói chung.
Các lễ hội thể hiện giá trị văn hóa, ý nghĩa giáo dục cộng đồng nhớ về cội nguồn, về truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc, cũng là cơ hội thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, đây cũng là hành động ý nghĩa trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước Việt Nam xinh đẹp đến với bạn bè quốc tế.
Người Phú Quốc có câu đùa hài hước rằng “đất đảo đi dễ, khó về” ý chỉ những chàng trai ra lập nghiệp ở mảnh đất này sẽ khó lòng quay lại được nơi cũ bởi bạn sẽ nhanh chóng phải lòng con người và nhịp sống nơi đây. Đặc biệt câu nói còn ẩn ý khen người con gái Phú Quốc thuỳ mị, hiền dịu như sóng biển Phú Quốc và chứa đựng nét duyên ngầm khiến chàng trai nào đã đến đây đều “khó trở về”.
Một lần tìm đến với Phú Quốc để cảm nhận nhịp sống, hơi thở của một vùng biển đảo tươi đẹp với nhiều nét đẹp trong văn hóa cũng như trong tâm hồn những người con của Phú Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà Phú Quốc lại có được những thế mạnh lớn ấy, nhưng cũng không thể phủ nhận những ưu ái mà mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho vùng biển đảo xinh đẹp này.
Nguồn: Tổng hợp
Đăng bởi: Đạt Trần
Từ khoá: Văn hóa và con người Phú Quốc
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn hóa và con người Phú Quốc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.