Tummy time là gì mà ca sĩ Đông Nhi luyện tập cho con sớm thế? Và lợi ích của tummy time đối với trẻ sơ sinh là như thế nào? Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu ngay bạn nhé.
Vào ngày 08/01 vừa qua, ca sĩ Đông Nhi đã chia sẻ trên fanpage của mình về việc tập luyện tummy time cho bé Winnie – con gái của cô ngay từ vài ngày tuổi. Đến nay, Winnie hơn 2 tháng tuổi đã có thể tự “ngóc đầu” dậy. Vậy tummy là gì mà “thần kỳ” đến vậy? Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu ngay thôi nào.
Thep POH – trang thông tin Thai giáo và Nuôi dạy con khoa học đã chia sẻ thông tin về phương pháp tập luyện tummy time. Và đây cũng chính là trang mà ca sĩ Đông Nhi chia sẻ cho mọi người tham khảo nè.
Tummy time là gì?
Tummy time được hiểu là phương pháp tập luyện cho trẻ sơ sinh nằm sấp thông qua sự giám sát của ba mẹ, người lớn. Điều này góp phần khuyến khích bé vận động, rèn luyện cơ bắp ở phần thân cũng như kiểm soát đầu ở phần cổ.
Ngoài ra, tummy time còn giúp bé phát triển được các kỹ năng vận động thô, kỹ năng cần thiết để di chuyển như lẫy và bò. Không những thế, đây còn là phương pháp khích lệ bé chơi và học nữa đấy.
Có thể tập tummy time cho bé từ khi nào?
Bé có thể tập tummy time ngay sau khi chào đời bởi khi bắt đầu sớm thì bé sẽ dễ dàng làm quen với tư thế nằm sấp hơn. Không hẳn phải đợi đến khi bé rụng cuống rốn và lành lại mới tập, mẹ chỉ cần đảm bảo bé được nằm sấp trên chiếc chăn mềm (nếu bạn cho bé tập dưới sàn nhà).
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé nằm sấp trên bụng hay ngực của mình và có thể đặt thêm một chiếc gối mềm dưới đầu để bé thoải mái. Lúc này, mẹ và bé hãy dành thời gian trò chuyện và tương tác bằng ánh mắt với nhau nhé.
Lợi ích của tummy time
Tummy time sẽ giúp lưng, cổ và vai của bé khỏe mạnh hơn. Dần dần bé sẽ biết rướn người lên và duỗi thẳng tay. Từ đó, bé sẽ nhanh chóng biết lẫy và bò đấy. Peta Smith – Phó Chủ tịch Hiệp hội các bác sĩ Vật lý trị liệu cho Trẻ em (APCP) cũng nhận định, những bé ít được nằm sấp có thể chậm trễ hơn trong việc phát triển như bò và đi.
Phương pháp này còn giúp phát triển cơ cổ và kiểm soát đầu bé tốt hơn. Từ đó, bé sẽ “khám phá” mọi nơi nhiều hơn, dễ dàng phát triển khả năng phối hợp và quan sát.
Các mẹ biết không, việc nằm ngửa nhiều có thể làm đầu bé hơi bị phẳng một bên. Trong khi đó, tummy time sẽ hạn chế tối đa vấn đề này nhờ giảm áp lực lên phần đầu.
Hơn nữa, ở một nghiên cứu về ảnh hưởng của việc kích thích hành vi trong thời gian nằm sấp của bé bị hội chứng Down và giảm trương lực cơ liên quan, nằm sấp có thể phát triển kỹ năng vận động của bé bị rối loạn bẩm sinh (hội chứng Down) nhanh hơn.
Thời gian và cách tập tummy time hiệu quả
Ban đầu, bạn chỉ cần cho bé tập khoảng vài phút (2 – 5 phút)/ngày, 2 – 3 lần/ngày hoặc đến khi bé có vẻ mệt mỏi, chán thì dừng lại.
Dần dần, mẹ có thể tăng thời gian lên, tầm 10 phút/lần, 6 lần/ngày (tổng là khoảng 40 – 60 phút/ngày). Nếu bé thích và vui vẻ với việc này thì cứ sau 15 – 20 phút, mẹ hãy luân phiên giữa việc nằm sấp và nằm ngửa cho bé nhé.
Một số cách tập tummy time cho bé mà mẹ có thể tham khảo:
– Đặt bé nằm sấp trên bụng, đùi, ngực của ba mẹ hoặc cho bé chơi với bóng gym.
– Bé nằm trên mặt phẳng chống tay trước ngực.
– Đặt một chiếc khăn, gối chữ C, chăn mềm hay thảm tập nằm sấp có đệm bên trong,… dưới ngực bé khi tập tummy time.
– Để một cái gương nhựa trước mặt để bé nhìn thấy mình trong đó. Điều này có thể khiến bé tò mò, khuyến khích bé ngẩng đầu và rướn người lên.
Lưu ý khi tummy time
– Nếu thời tiết ấm áp thì mẹ hãy thử cho bé tummy time mà không mặc đồ (chỉ cần bỉm) hoặc chiếc áo mỏng. Sau đó, đặt bé lên chiếc chăn để bé cảm nhận được cảm giác chất liệu trên làn da.
– Ba mẹ phải luôn luôn giám sát con khi tummy time và không để bé nằm sấp khi ngủ (dù là giấc ngủ ngắn). Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (tuy khá hiếm). Thay vào đó, khi ngủ bé vẫn nên nằm ngửa nha.
– Bạn nên cho bé tummy time khi bé vui vẻ, tỉnh táo bởi sẽ chẳng có tác dụng với bé hay đòi, cáu kỉnh, quấy khóc,… đâu.
Mẹo khi bé không thích nằm sấp
– Trong khi tummy time, ba mẹ nên tương tác, nói chuyện, ca hát, vui đùa,… cùng bé để phát triển tình cảm cũng như khuyến khích bé di chuyển, quan sát ba mẹ. Hay cho bé cầm đồ chơi, nhất là đồ phát ra âm thanh như lục lạc để bé không cảm thấy chán khi tummy time nhé.
– Tận dụng thời gian tiếp xúc da với da để tập tummy time cho bé.
– Cho bé nằm sấp trong ngực mình, nhìn và lắng nghe nhịp tim đập của nhau.
– Đặt con lên bụng, đùi hoặc tạo tư thế giữ bóng bầu dục. Có thể đặt bé qua nằm sấp qua cẳng tay của mẹ và dùng một tay khác hỗ trợ bé.
– Đặt gối hoặc thảm có lót đệm bên trong dưới bụng bé để giúp bé ngẩng đầu, quan sát xung quanh tốt hơn.
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã được tummy time là gì cũng như lợi ích mà phương pháp này mang lại rồi nhé. Giờ thì bạn có thể tham khảo thử và tập luyện cho bé con nhà mình ngay thôi nào.
Xem thêm:
>> Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc
>> Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho bé
>> Chăm sóc cơ thể bé bằng dầu dừa nguyên chất
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn