Bạn đang xem bài viết Tư vấn cách phòng chống tác hại tia UV từ Bác sĩ bệnh viện da liễu Trung ương tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, nhiều người biết rất rõ về tác hại mà tia UV gây ảnh hưởng lên cơ thể người về da như cháy nắng đến ung thư da… Tuy nhiên vẫn còn nhiều người vẫn không hề quan tâm, thờ ơ trong việc bảo vệ làn da của mình. Tia UV có nhiều trong ánh sáng, ánh nắng mặt trời, dù bạn không cảm nhận được ánh nắng nhưng tia UV vẫn đang âm thầm tấn công bạn một cách vô hình. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách phòng chóng hiệu quả ở bài viết này nha.
Tia UV là gì?
Về bản chất, tia UV (Ultraviolet) được toả ra từ ánh sáng mặt trời và không được nhìn thấy từ mắt thường. Phổ của tia UV có thể chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200 nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10 nm).
Tia UV mang lại cho con người những lợi ích như giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể, ở liều lượng vừa phải tia cực tím có thể kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể,…
Tia UV được chia làm 3 loại: UVA, UVB, UVC.
Hầu hết các tia UV mà con người tiếp xúc đều bắt nguồn từ mặt trời. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% ánh sáng mặt trời là tia UV và chỉ 1/3 trong số này là có khả năng thâm nhập vào bầu khí quyển của trải đất mà thôi. Trong số những tia UV có thể đến được Trái đất, thì có 95% là tia UVA và 5% là tia UVB. Chưa có nghiên cứu hay đo lường nào cho thấy sự xuất hiện của tia UVC trong khí quyển của trái đất vì đã bị tầng ozon chặn lại và hấp thụ.
Tác hại của tia UV
Theo bác sĩ Đinh Hữu Nghị (Giám đốc trung tâm đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện da liễu Trung Ương) các tia UV sẽ có các tác hại cơ bản như: gây sạm da, bỏng da, gây rối loạn sắc tố da, nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên tình trạng thay đổi ADN trong nhân tế bào. Trở thành các tế bào có vấn đề và những tế nào này không chết mà thậm chí còn sinh sôi, nảy nở giống các tế nào ung thư.
Hiện nay nay UVB có thể đi xuyên qua tầng ozon nhưng chỉ chiếm 5% trong các tia UV chiếu xuống mặt đất. Tia UVB sẽ gây hiện tượng bạc màu da, xuất hiện các nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa sớm trước tuổi. Với mắt, giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết các bức xạ UVB nên đây không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa hoàng điểm, mà chủ yếu tia UVB gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng.
Còn đối với tia UVA, đây là bức xạ cực tím có tỉ lệ nhiều nhất (chiếm tới 95%) do UVA dễ dàng xuyên qua tầng ozone bảo vệ trái đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc của mắt, đi vào thủy tinh thể hoặc võng mạc ở bên trong mắt. Con người khi tiếp xúc với UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
Theo nghiên cứu của bệnh viện da liễu trung ương, những người lao động ngoài ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư da gấp 1,3 lần so với một người bình thường.
Vậy phòng chống các tia UV như thế nào cho đúng?
Bôi kem chống nắng
Đây là cách phổ biến nhất và cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài việc chọn cho mình một sản phẩm kem chống nắng phù hợp thì bạn cũng nên quan tâm đến các chỉ số chống nắng như SPF và PA.
SPF là chỉ số chống tia UVB, chỉ số càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh mẽ. Bạn có thể chọn loạn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 50 là được vì sự chênh lệch tác dụng của các chỉ số này là không nhiều.
PA là chỉ số cho biết khả năng chống nắng. Số cộng của chỉ số này càng nhiều thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA càng lớn. Bạn có thể chọn các sản phẩm có chỉ số PA+++ đến PA++++ để bảo vệ da tốt nhất.
Việc bôi kem chống nắng là 1 trong các bước vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia UV. Những người làm việc trong văn phòng sẽ không cảm nhận được ánh nắng và nghĩ việc bôi kem chống nắng là không cần thiết, thực tế thì tia UVA có thể xuyên qua được các đám mây cũng như cửa kính, vì thế làm việc văn phòng cũng nên bôi kem chống nắng thường xuyên với liều lượng bôi và số lần bôi lặp đi lặp lại là vô cùng cần thiết. Việc bôi kem chống nắng không đủ liều hoặc không lặp lại đúng số lần quy định thì công dụng chống nắng sẽ giảm đi rất nhiều.
Đeo kính râm có chống tia UV
Nhiều người chỉ nghĩ đơn thuần là bôi kem chống nắng sẽ giúp da tránh bị sạm và tránh được các tác hại của tia UV, nhưng quên việc đeo kính râm đi. Khi đeo kính râm sẽ giúp cho chúng ta không sạm da, nghe rất vô lý đúng không? Khi đeo kính râm, ánh nắng sẽ chiếu vào mắt chúng ta thông qua lớp kính, qua một cơ chế sinh học trên cơ thể, mắt chúng ta sẽ điều tiết ra chất làm tăng sắc tố trên da.
Dùng viên uống chống nắng
Viên uống chống nắng là một biện pháp bảo vệ da mới và được nhiều người ưa chuộng. Viên uống chống nắng giúp bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể cũng như trung hòa gốc tự do, sữa chữa DNA bị hư hại, phòng ngừa ung thư da và chống lão hóa da hiệu quả.
Mặc trang phục chống nắng
Quần áo chống nắng chuyên dụng có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB gây bỏng da khi ra ngoài nắng như: váy chống nắng, quần áo dài tay, khẩu trang
Đồng thời, bạn cũng có thể bảo vệ làn da của mình bằng cách:
– Ăn uống hợp lý, bổ sung các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm (cam quýt, trà xanh, cà rốt, và ớt chuông đỏ,…)
– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào các giờ cao điểm (11h đến 14h)
– Hạn chế các nguồn bức xạ nhân tạo (ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại), sử dụng các tấm phim cách nhiệt cho cửa kính trong phòng hoặc trong ô tô,…
Các tác hại của tia UV có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần có kiến thức và biện pháp bảo vệ hiệu quả . Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tia UV là gì, bổ sung thêm cho mình những cách thức chăm sóc da và phòng tránh các vấn đề gây tổn hại đến làn da cũng như sức khỏe.
Bạn sẽ quan tâm:
Tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với làn da của chúng ta
Đón xem nhiều thông tin hữu ích tại Khỏe đẹp mỗi ngày
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tư vấn cách phòng chống tác hại tia UV từ Bác sĩ bệnh viện da liễu Trung ương tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.