Bạn đang xem bài viết Trẻ mấy tháng ăn được tôm mẹ nên biết? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ mấy tháng ăn được tôm? Làm thế nào để chế biến tôm cho trẻ ăn đúng cách? Mỗi lần ăn tôm cần bao nhiêu là đủ? Có lưu ý gì quan trọng khi chế biến tôm cho trẻ ăn hay không? Nếu các bậc phụ huynh đang có những trăn trở này thì hãy dành ra ít phút theo dõi bài viết sau đây của Wiki Cách Làm. Chắc chắn bạn sẽ có ngay những câu trả lời ưng ý cho mình đấy!
Giá trị dinh dưỡng của tôm đối với trẻ nhỏ
Tôm có thể mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con trẻ. Đấy là lý do mà các bậc phụ huynh đừng quên bổ sung loại hải sản này vào thực đơn ăn dặm của con mình.
– So với các loại thịt từ gia cầm như gà, vịt,… thì tôm giàu hàm lượng protein hơn rất nhiều. Đồng thời lượng axit amin cũng nhiều hơn luôn nên có thể mở đường giúp các bé hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả gấp nhiều lần.
– Trong thịt tôm rất giàu hàm lượng natri, kali, phốt pho, kẽm,… cùng nhiều loại khoáng chất khác đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
– Tôm rất giàu các loại vitamin, điển hình và phong phú nhất là 2 loại vitamin A và D có chức năng giúp xương của bé chắc khỏe, dẻo dai và phát triển cứng cáp. Bên cạnh đó các loại vitamin có trong thịt tôm còn hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng như chức năng hoạt động của ruột.
– Mucopolysaccharide là thành phần quan trọng được tìm thấy trong thịt tôm có khả năng ngăn ngừa và phòng chống ung thư cực kì hiệu quả.
– Heme là thành phần chính của huyết sắc tố tham gia vào việc cấu tạo nên hồng cầu. Và chất sắt có trong tôm được nằm ở dạng heme này. Do đó khi cho trẻ ăn tôm, bạn sẽ giúp các bé phòng tránh nguy cơ bị thiếu sắt hay thiếu máu.
Trên thực tế nếu tình trạng thiếu máu ở trẻ kéo dài và không khắc phục kịp thời sẽ làm trì trệ sự phát triển tâm thần vận động, giảm khả năng đề kháng và đến lúc đi học, trẻ sẽ bị suy giảm khả năng phát triển ngôn ngữ.
Trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Trẻ mấy tháng ăn được tôm? Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của không ít bậc phụ huynh. Thời điểm lý tưởng nhất cho trẻ ăn tôm là khi bé đã được 6 – 7 tháng tuổi. Đồng thời đây cũng là thời điểm các bé bắt đầu mọc răng và có thể ăn dặm tốt.
Bổ sung tôm vào thực đơn ăn dặm của con trẻ sẽ giúp các bé có thêm nhiều dưỡng chất, nhất là chất đạm và canxi. Đây đều là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển xương, răng cũng như tóc ở trẻ.
Cách chế biến tôm cho trẻ ăn đúng cách
Làm thế nào để chế biến tôm đúng cách cho trẻ ăn dặm? Đây cũng là thắc mắc được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Cách chế biến đúng cách sẽ cụ thể như sau:
1. Nấu tôm thật chín trước khi cho bé ăn
Nhấn mạnh lại, các mẹ phải nấu tôm thật chín trước khi cho bé ăn. Dù vội vàng hay con trẻ quấy khóc như thế nào cũng tuyệt đối không được cho trẻ ăn tôm sống hoặc vừa chín tới. Vì những loại vi trùng hay kí sinh trùng có trong vỏ tôm sẽ làm cho trẻ bị kích thích ruột dẫn đến nhiễm trùng. Điều này sẽ cực kì nguy hiểm đấy!
2. Tuyệt đối không cho trẻ ăn vỏ tôm
Trẻ còn nhỏ, niêm mạc họng còn non yếu, các mẹ tuyệt đối không được cho trẻ ăn luôn cả vỏ tôm dù đã được luộc chín hay xay nhuyễn như thế nào. Đây là cách giúp trẻ ăn ngon miệng và hạn chế những tình trạng như hóc, vướng vỏ tôm ở cổ họng, thậm chí còn khiến nhiều bé nôn ói ra luôn đấy!
3. Cách sơ chế tôm cho trẻ ăn dặm
Nếu các mẹ cho bé ăn tôm trong thời kì ăn dặm, hãy luộc chín chúng, bỏ vỏ và xay nhuyễn thịt để con trẻ dễ ăn và ăn ngon miệng hơn. Xay càng nhuyễn thì bé càng dễ ăn và mẹ càng ăn tâm.
Riêng đối với tôm đồng, nếu chúng quá nhỏ thì bạn hãy mang tôm đi giã nát, xay nhuyễn ròi dùng đồ rây, lọc lấy nước cốt để nấu cháo hoặc nấu bột. Cách nào trong 2 cách này cũng đều đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng như nhau.
Tùy theo trẻ nhỏ nhà bạn đang trong thời kì nào mà bạn sẽ lựa chọn cách chế biến tôm cho phù hợp:
- Trong thời kì ăn dặm, các mẹ hãy cho bé ăn tôm chung với bột hoặc cháo.
- Còn khi các bé đã lớn hơn, các mẹ có thể cho bé ăn tôm cùng miến, mì, canh, thậm chí là tôm luộc, tôm hấp không thôi đều được cả.
Trẻ nhỏ nên ăn bao nhiêu tôm mỗi bữa là đủ?
Ở các độ tuổi khác nhau thì hàm lượng tôm mà trẻ có thể nạp vào từ các bữa ăn sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với các bé từ 6 – 7 tháng đến 12 tháng tuổi, mỗi bữa chỉ được ăn khoảng 20 – 30 gr thịt tôm đã được bỏ vỏ, xay nhuyễn, đem nấu cùng cháo hoặc bột. Các bé có thể ăn tôm 1 bữa/ 1 ngày, ít nhất 3 – 4 bữa/ tuần.
- Đối với những bé từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Mỗi ngày có thể ăn một lần, mỗi lần khoảng 30 – 40 gr thịt tôm.
- Đối với các bé từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 1 – 2 bữa tôm/ ngày, mỗi lần ăn được 50 – 60 gr tôm. Nói chung là các bé càng lớn thì lượng tôm nạp vào phải càng tăng.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn tôm
- Trẻ nhỏ có cơ địa rất nhạy cảm. Do đó trước khi cho trẻ ăn tôm hay bất kì loại hải sản nào, bạn nên cho bé dùng thử một ít và chờ phản ứng. Nếu cơ thể trẻ không có bất kì dấu hiệu bất thường nào thì bạn đã có thể an tâm cho con mình ăn rồi đấy!
- Hãy cho các bé ăn tôm được luộc, hấp nhiều hơn chiên, xào vì như thế sẽ giữ lại được hàm lượng dinh dưỡng cao. Những chất béo không no có trong các món ăn chiên xào sẽ sản sinh ra rất nhiều peroxit lipid có hại cho sức khỏe.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn tôm sống hay chín tái vì trẻ có thể sẽ bị ngộ độc.
- Không nên cho trẻ ăn tôm vượt quá mức khuyến cáo nhằm tránh tình trạng cơ thể các bé tích trữ các kim loại nặng và bị mất cân bằng dinh dưỡng.
- Các mẹ nên cho trẻ ăn tôm vào buổi trưa để cơ thể bé dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn.
>>> Xem thêm: Nên tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ là tốt nhất?
Đến đây chắc hẳn các bạn đã không còn trăn trở trẻ mấy tháng ăn được tôm hay cho trẻ ăn tôm như thế nào mới đúng cách nữa rồi đúng không nào. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích và cần thiết cho các bậc phụ huynh. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ mấy tháng ăn được tôm mẹ nên biết? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.