Bạn đang xem bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức (Có đáp án) Trắc nghiệm Tập tính ở động vật tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 18 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Tập tính ở động vật với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.
TOP 20 câu hỏi trắc nghiệm Tập tính ở động vật có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 bài 18 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi.
I. Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 18
Câu 1: Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
A. xã hội
B. sinh sản
C. lãnh thổ
D. di cư
Câu 2: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định.
Câu 3: Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:
A. Bố mẹ chúng dạy
B. Do trứng chim chủ làm chật tổ
C. Do bản năng sinh tồn của chúng
D. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độc
Câu 4: Tập tính động vật là:
A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
Câu 5: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là
A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
D. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
Câu 6: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi
A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
B. kích thích của môi trường kéo dài
C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
D. kích thích của môi trường mạnh mẽ
Câu 7: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?
A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.
B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày…
D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy
Câu 8: Tập tính ở động vật được chia thành các loại
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.
B. bẩm sinh, hỗn hợp
C. học được, hỗn hợp.
D. tự nhiên, nhân tạo
Câu 9: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
A. sinh sản
B. di cư
C. xã hội
D. bảo vệ lãnh thổ
Câu 10: Xét các trường hợp sau :
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?
A. Nhện chăng tơ.
B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
C. Thú con bú sữa mẹ.
D. Hổ săn mồi.
Câu 12: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A.Ong có tính hung hăng
B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm
C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước
D. Do tập tính vị tha
Câu 13: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:
A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh
Câu 14: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ.
Câu 15: Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
A. Là những tập tính học được từ đồng loại
B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
C. Chúng không phân biệt được trứng của mình
D. Chúng không biết ấp trứng
Câu 16: Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
A. Hỗn hợp
B. Thứ sinh.
C. Bắt mồi
D. Bẩm sinh.
Câu 17: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa
A. những cá thể cùng loài
B. những cá thể khác loài
C. những cá thể cùng lứa trong loài
D. con với bố mẹ
Câu 18: Cảm nhận thấy nguy hiểm, con khỉ canh gác kêu lên báo hiệu cho các con khác trong bầy. Những con chim đậu quanh đó cũng vội vàng bay đi. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở chim là
A. Chim cũng nhìn thấy nguy hiểm như con khỉ
B. Tiếng hú của khỉ
C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn khỉ
D. Mùi đặc trưng của khỉ
Câu 19: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:
A. Tập tính thứ sinh
B. Tập tính bẩm sinh.
C. Bản năng
D. Cả B và C.
Câu 20: Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do
A. Chim Robin chỉ nhận biết được màu đỏ trong số các màu tự nhiên
B. Chúng chỉ có phản ứng với những cá thể giống mình
C. Màu đỏ ở ngực chim lạ là dấu hiệu khiêu kích đối với chúng
D. Những con chim có ngực đỏ thường là những con khỏe mạnh nên được nhiều chim mái lựa
II. Đáp án trắc nghiệm Sinh 11 Bài 18
1D | 2A | 3C | 4A | 5D |
6A | 7B | 8A | 9C | 10A |
11B | 12D | 13B | 14D | 15B |
16D | 17A | 18C | 19D | 20B |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức (Có đáp án) Trắc nghiệm Tập tính ở động vật tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.