Bạn đang xem bài viết Top 6 ngôi chùa ở Hà Nam đẹp và linh thiêng nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tín ngưỡng Phật Giáo từ lâu đã chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam ta. Dọc theo mảnh đất hình chữ S thân thuộc, có rất nhiều ngôi chùa từ Bắc đến Nam được xây dựng nhằm đem lại giá trị văn hóa tâm linh cho mọi người. Đặc biệt tại miền Bắc, khi tìm hiểu về vấn đề này, chắc chắn không thể bỏ qua những ngôi chùa ở Hà Nam. Đây không chỉ là địa điểm mang nét đẹp tín ngưỡng, tính lịch sử lâu đời mà còn là địa danh có lối kiến trúc đẹp đến ngỡ ngàng.
Hãy cùng chúng mình khám phá ngay Top 6 ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất tại Hà Nam qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là cái tên không còn quá xa lạ với Phật tử bốn phương và cả các bạn trẻ ưa chuộng du lịch mặc dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là ngôi chùa lớn nhất thế giới cho đến hiện tại, với diện tích tổng lên đến 5000 ha. Chùa được xây dựng trên nền móng của Tam Chúc cổ tự có niên đại trải dài cả nghìn năm, chính vì thế mà địa điểm này mang đầy đủ vẻ đẹp lịch sử, thiên nhiên và tín ngưỡng mà bất kỳ ai cũng phải trầm trồ.
Với cảnh quan được miêu tả “ mặt hướng hồ, lưng tựa núi”, chúng ta có thể hình dung khung cảnh xung quanh ngôi chùa này được bao trùm bởi núi rừng, trước mặt chính là hồ nước bao la. Điều này làm Tam Chúc hiện lên trong mắt mọi người với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ mà khó ngôi chùa nào có được. Không chỉ đặc trưng với hơn 12000 bức tranh bằng đá nhằm khắc họa câu chuyện về Đức Phật, ngôi chùa này còn có vườn với 1000 cột kinh khổng lồ gây ấn tượng mạnh với mọi Phật tử ghé thăm. Đến với Tam Chúc, bạn có thể lần lượt tham quan 6 khu vực khác nhau với những dấu ấn riêng bao gồm: Nhà khách Thủy Đinh, Cổng Tam Quan, Vườn Cột Kinh, Tam điện, Điện Pháp Chủ và Điện Tam Thế.
Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết thời điểm nào là thích hợp nhất để đến với ngôi chùa ở Hà Nam này, hãy chọn khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 hoặc từ tháng 10 đến tháng 12. Trong những tháng đầu năm, Tam Chúc khoác lên mình không khí nhộn nhịp, nô nức của dòng người hành hương. Đồng thời, tiết trời mát mẻ, trong lành vào khoảng thời gian này cũng được xem là yếu tố khá lý tưởng cho khách du lịch khi ghé đến đây. Ngược lại, vào 3 tháng cuối năm, Tam Chúc lại mang vẻ ngoài trầm lặng hơn, thích hợp với những du khách không ưa cảm giác ồn ào, náo nhiệt. Vào lúc này, mặc dù thời tiết vẫn khá mát mẻ, tuy nhiên lại hay có những cơn mưa bất chợt, chính vì thế bạn nên chuẩn bị kỹ các vật dụng cần thiết khi muốn du lịch tại đây.
2. Đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang hay còn được người dân địa phương gọi bằng một tên gọi thân thuộc khác chính là Lảnh Giang linh từ. Đây chính là một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Hà Nam mà những người yêu lịch sử không nên bỏ qua.
Khác với sự hùng vĩ, tráng lệ của chùa Tam Chúc, đền Lảnh Giang lại có vẻ ngoài cũ kỹ và nghiên về lịch sử, tâm linh nhiều hơn. Đây là nơi thờ 3 vị danh thần của đời Hùng Vương thứ 18 cùng với Tiên Dung Công Chúa. Mặc dù bề ngoài không quá nổi trội, tuy nhiên ngôi chùa ở Hà Nam này vẫn ghi dấu trong lòng du khách bởi những gì mộc mạc, đơn sơ nhất. Với diện tích khoảng 3000m2, phần cửa hướng thẳng ra mặt sông Hồng, đền Lảnh Giang đem lại không gian yên tĩnh, tươi mát cho du khách mỗi lần ghé thăm. Đồng thời, các khu vực đầm sen, vườn nhãn và bến nước, cũng gợi lên cảm giác thân thuộc, hoài cổ trong lòng mỗi người khi tham quan tại địa điểm này.
Kiến trúc đền được xây dựng theo lối ngoại công nội quốc, gồm 3 tòa chính với 14 gian nằm hai bên. Khi đến với nơi đây, du khách có thể dễ dàng thấy hồ bán nguyệt nằm ngay đối diện cổng. Phần mặt hồ luôn yên ả, có điểm xuyết vài bông hoa súng đỏ tươi. Ngay giữa hồ chính là hồn bảo tháp, nối với đền bằng một chiếc cầu nhỏ, cong veo, thấp thoáng dưới tán cây si già. Cổng đền được làm với kiểu chồng diêm tám mái. Phần đầu đao có dạng cong vút, đan xen với các mặt nguyệt và lá lật cách điệu giúp chúng trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn.
Ngôi đền này không chỉ được biết đến như một điện thờ mà còn được biết đến như một địa danh mang dấu ấn hào hùng của dân tộc. Chính tại đây, phong trào cách mạng Mộc Nam đã khởi nguồn. Dưới sự bảo bọc của ngôi đền, người dân đã nhận thức rõ ràng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa thông qua những cán bộ tuyên truyền. Không chỉ vậy, đây còn là nơi hoạt động bí mật của cán bộ và đảng viên trong những năm kháng chiến chống Pháp. Cho đến hiện nay, khi chiến tranh qua đi, đền lại là nơi tổ chức các lễ hội như: tế lễ, rước thành cho người dân quanh vùng và cả khách du lịch Hà Nam.
3. Đền Trần Thương
Nếu là một người đam mê với dấu ấn lịch sử nước nhà, khi tìm kiếm chùa ở Hà Nam, bạn đừng bỏ qua Đền Trần Thương. Đây là một ngôi đền có vị trí rất đẹp, có nền đất rộng lớn và nằm dọc bên bờ sông Hồng thơ mộng với lối thiết kế “ Tứ thủy quy đường”. Địa điểm này trong lịch sử chính là nền của kho lương thực cũ được xây từ thời nhà Trần. Điểm đặc biệt của công trình này phải nhắc đến thế đất “ hình nhân bái tướng”.
Khi tham quan, chúng ta có thể thấy xung quanh đền là những hồ nước rộng có trồng sen, cây cối bao xung quanh, bên trong đền có phần gò nổi và hai bên chính là hai tay ngai. Với cấu tạo gồm nghi môn nội, nghi môn ngoại, cung đệ nhất, cung đệ nhị, cung đệ tam và hai dãy giải vũ, đền thường tạo cho du khách cảm giác linh thiêng khó lòng lí giải.
Có thể điều ấn tượng sâu sắc nhất với du khách về kiến trúc nơi đây chính là kiểu chồng diêm hai tầng tám mái. Chúng vừa thể hiện sự uy nghiêm, nhưng vẫn không kém phần uyển chuyển, mềm mại cho ngôi đền. Nếu tầng trên của cửa chính có hình uốn vòm nhỏ, kết hợp với chuông bên trong và đôi ngựa tại cổng phụ thì tại tầng dưới lại chính là họa tiết cổ xưa về hoa cúc, hoa sen với nhiều hình vòm cuốn đặc trưng.
Bởi vì đây chính là địa điểm để thờ Trần Hưng Đạo và hai vị song thân, nên nơi này cũng lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị như ngai thờ, sập thờ, hương án, chén đôn, lục bình, kiếm bạc bằng đồi mồi, …
Không chỉ vậy, Đền Trần Thương vào trung tuần tháng 8 âm lịch còn thu hút đông đảo khách du lịch Hà Nam bởi những lễ hội lớn. Các lễ hội này đều nhằm mong cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và tưởng nhớ về vị anh hùng dân tộc nhà Trần nổi tiếng.
4. Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn
Mặc dù khoác lên mình vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa nhưng vẫn không thể phủ nhận sức hút của ngôi chùa ở Hà Nam này trong lòng khách du lịch. Đền Trúc được biết đến không chỉ với cảnh đẹp hữu tình của núi non, hang động, mà nơi đây còn nổi tiếng với những lễ hội hát dặm mang đậm ý nghĩa và nét văn hóa tinh thần của người dân nước ta.
Ghé thăm đền Trúc, bạn sẽ có cảm giác mình lạc vào một không gian cổ đại, bao quanh bởi sự tĩnh mịch và hoài cổ đặc trưng. Bầu không khí trong lành, mát mẻ tạo nên bởi rừng trúc cũng là một trong những yếu tố khiến địa điểm này trở thành nơi tham quan lý tưởng vào mỗi dịp hè về.
Khi đến đây, bạn có thể thả hồn vào thiên nhiên, giữ tâm bình lặng để vãn cảnh, hoặc cũng có thể tham quan sự độc đáo và kỳ vĩ của Ngũ Động Thi Sơn. Đây là một khu riêng biệt gồm 5 động nối liền với nhau, tạo nên từ núi đá vô hàng triệu năm tuổi. Nếu đã từng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động đá vôi này, hiếm ai có thể quên được sự đặc biệt vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày của nó.
Khi những tia sáng đầu tiên của bình minh len lỏi vào nơi đây, động khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống của những hình thù phản chiếu trên thành vách. Khi thời gian chuyển đến giữa trưa, vẫn là thứ ánh nắng lung linh ấy, nhưng động lại có màu xanh nhạt mát mắt. Đến buổi chiều tà, Ngũ Động Thi Sơn lại khiến du khách trầm trồ khi khoác lên mình màu tím huyền ảo mang đậm tín ngưỡng tâm linh.
Không chỉ vậy, với trí tưởng tượng phong phú của con người, những tảng nhũ trong động luôn được ví với những chiếc trống nằm, dàn mõ, hình con voi, con rùa, … điều này càng làm địa điểm này trở nên hấp dẫn hơn trong lòng mọi người.
5. Chùa Bà Đanh
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe nhắc đến cái tên này ít nhất một lần trong câu nói “ Vắng như chùa Bà Đanh”. Một phần lý giải cho câu nói này chính là bởi vị trí địa lý không thuận lợi, nằm cách xa khu dân cư với 3 mặt đều là sông và rừng, chính vì thế mà trước đây rất hiếm có ai đến nơi này. Tuy nhiên hiện nay, chùa Bà Đanh lại được biết đến như một danh thắng cổ kính, mang đậm nét tâm linh mà du khách khi du lịch Hà Nam không nên bỏ lỡ.
Một tên gọi khác của ngôi chùa ở Hà Nam này cũng rất thân thuộc với mọi người chính là Bảo Sơn tự. Với diện tích khoảng 10ha, nơi đây là một quần thể kiến trúc với nhà thượng điện, nhà bái đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ, và nhà trung đường,… Mặc dù vẫn mang nét kiến trúc khá giống với những ngôi chùa, đền tại vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng chùa Bà Đanh vẫn giữ được đặc điểm riêng, độc đáo của chính mình.
Bên trong chùa không chỉ có những tượng Phật, tượng Đạo giáo mà còn có tượng của Tam Phủ, Tứ Phủ và Pháp Vũ. Khi đã đến đây, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thực tượng Bà Đanh trên chiếc ngai đen bóng. Sự đặc biệt của bức tượng này chính là khuôn mặt hiền từ, gần gũi được khắc họa chân thực của Bà Đanh, từ đó thể hiện sự hài hòa trong từng đường nét chế tác. Đây được biết đến như một biểu tượng cho nghệ thuật điêu khắc của địa danh này.
Chính bởi vẻ ngoài thanh tịnh, có phần cô độc và mang màu sắc tâm linh của mình mà nơi đây được biết đến như một ngôi chùa ở Hà Nam có sự thiêng liêng nổi tiếng. Khi đến với nơi đây, du khách không chỉ hiểu rõ hơn về truyền thuyết Bà Đanh mà còn có cơ hội tham gia các lễ hội lớn của dân làng tại chùa vào mỗi tháng 2 âm lịch hằng năm. Các lễ hội ở đây đều hướng đến việc tôn vinh, bày tỏ lòng biết ơn với những vị thần đã giúp đỡ, phù hộ họ trong công việc sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo nên sự no đủ cho đời sống.
6. Bát Cảnh Sơn
Các ngôi chùa có cảnh thiên nhiên non nước luôn để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách gần xa, Bát Cảnh Sơn chính là một địa điểm lý tưởng như thế. Tên gọi của vùng đất này khi được dịch ra sẽ có ý nghĩa là dãy núi với 8 cánh.
Nơi đây không chỉ là một điểm du lịch tâm linh riêng lẻ như 5 ngôi chùa ở Hà Nam kể trên mà chính là quần thể 8 ngôi chùa và miếu thờ tạo thành thuyết bát quái ngũ hành. Với hệ thống đền chùa gồm: đền Ông, chùa Kiêu, chùa Ông, chùa Dâu, chùa Cả, chùa Bông, chùa Tam Giáo và chùa Vân Mộng nằm giữa non nước thiên nhiên, không khí tại đây ẩn hiện một chút gì đó linh thiêng bên trong sự hữu tình của cảnh vật.
Từ rất lâu trước đây, Bát Cảnh Sơn đã được biết đến là điểm du ngoạn ưa thích của những vị vua hoặc quần thần thời xa xưa. Ngày nay, bởi sự tàn phá của thời gian, 6 ngôi chùa trong quần thể này đã bị san bằng, chỉ còn lại vết tích và nền móng. Tuy nhiên chúng vẫn thu hút rất đông du khách tham quan gần xa bởi vẻ cái đẹp rất riêng của mình. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, địa điểm này lại trở thành nơi du xuân của đông đảo khách thập phương. Hiếm ai một lần đặt chân đến mảnh đất này mà không nhớ mãi cái bầu không khí thiên nhiên mộc mạc, trong lành và cái cổ kính uy nghiêm hiếm có của chúng.
Chúng ta đã cùng điểm qua Top 6 ngôi chùa ở Hà Nam với những phong cách và vẻ đẹp rất riêng mà du khách không nên bỏ lỡ. Mỗi một địa điểm tín ngưỡng khác nhau đều mang lại một trải nghiệm và giá trị khác nhau gây ấn tượng mạnh trong lòng khách thập phương. Chính vì thế nếu bạn là một du khách yêu những nét đẹp tín ngưỡng, pha lẫn cái hồn của thiên nhiên, hãy dành một ít thời gian trong lịch trình của mình để thưởng ngoạn những ngôi chùa đẹp ở trên.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Thanh
Từ khoá: Top 6 ngôi chùa ở Hà Nam đẹp và linh thiêng nhất
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 6 ngôi chùa ở Hà Nam đẹp và linh thiêng nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.