Bạn đang xem bài viết Tỉnh Hà Bắc Trung Quốc : Vị trí, kinh tế, văn hóa, du lịch tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tỉnh Hà Bắc là một tỉnh ở phía bắc Trung Quốc.Tên gọi Hà Bắc ám chỉ đến việc tỉnh nằm ở phía bắc của Hoàng Hà. Năm 1928, chính phủ Trung Quốc đã đổi tên tỉnh Trực Lệ thành Hà Bắc. Bắc Kinh và Thiên Tân sau được tách khỏi Hà Bắc. Hà Bắc giáp với Liêu Ninh ở phía đông bắc, Nội Mông ở phía bắc, Sơn Tây ở phía tây, Hà Nam ở phía nam, và Sơn Đông ở phía đông nam. Bột Hải nằm ở phía đông của tỉnh. Một phần nhỏ của Hà Bắc bị tách rời với phần còn lại của tỉnh, xen giữa là địa phận của Bắc Kinh và Thiên Tân.
Vị trí địa lý, khí hậu tỉnh Hả Bắc Trung Quốc
Hầu hết trung bộ và nam bộ Hà Bắc thuộc bình nguyên Hoa Bắc. Tây bộ Hà Bắc dốc lên Thái Hành Sơn, trong khi Yên Sơn chạy qua bắc bộ Hà Bắc, bên ngoài dãy núi này là vùng thảo nguyên Nội Mông. Vạn Lý Trường Thành cắt qua bắc bộ Hà Bắc từ đông sang tây, vào trong ranh giới của Bắc Kinh một đoạn ngắn, và kết thúc ở Sơn Hải quan thuộc đông bắc Hà Bắc. Đỉnh cao nhất Hà Bắc là Tiểu Ngũ Đài Sơn tại tây bắc Hà Bắc, với cao độ 2882 m. Hà Bắc giáp với Bột Hải ở phía đông. Lưu vực Hải Hà bao trùm phần lớn trung bộ và nam bộ Hà Bắc, và lưu vực Loan Hà bao trùm phần đông bắc. Nếu không tính rất nhiều hồ chứa trên các vùng đồi núi của Hà Bắc, hồ lớn nhất tại Hà Bắc là Bạch Dương điến, nằm hầu hết ở huyện An Tân.
Hà Bắc có khí hậu lục địa ,chịu ảnh hưởng của gió mùa, với mùa đông lạnh và khô cùng mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ bình quân của Hà Bắc là −16 đến −3 °C (3 đến 27 °F) vào tháng 1 và 20 đến 27 °C (68 đến 81 °F) vào tháng 7; lượng giáng thủy bình quân hàng năm dao động từ 400 đến 800 milimét (16 đến 31 in)
Kinh tế tỉnh Hà Bắc Trung Quốc
Năm 2011, GDP của Hà Bắc là 2,40 nghìn tỉ NDT (379 tỷ USD), tăng 11% so với năm trước và xếp thứ 6 tại Trung Quốc. GDP đầu người đạt 24.428 NDT. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người của các khu vực đô thị là 13.441 NDT, trong khu thu nhập thuần bình quân của khu vực nông thôn là 4.795 NDT. khu vực một, khu vực hai, và khu vực ba của nền kinh tế đóng góp tương ứng 203,46 tỉ, 877,74 tỉ, và 537,66 tỉ NDT. 40% lực lượng lao động của Hà Bắc làm việc trong các lĩnh vực nông-lâm-mục nghiệp, với lớn sản phẩm của các ngành này được đưa đến Bắc Kinh và Thiên Tân Các loại nông sản chính của Hà Bắc là các cây lương thực gồm lúa mì, ngô, kê, và lúa miến. Các loại cây công nghiệp như sợi bông, lạc, đậu tương và vừng cũng được trồng. Khai Loan, với lịch sử trên 100 năm, là một trong các mỏ than đá hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, và vẫn còn là một mỏ than đá lớn với sản lượng hàng năm là trên 20 triệu tấn. Phần lớn vùng dầu Hoa Bắc nằm tại Hà Bắc, và tỉnh cũng có các mỏ sắt lớn tại Hàm Đan và Thiên An. Gang, cũng như thép, ngành chế tạo là các ngành công nghiệp lớn nhất tại Hà Bắc, và có vẻ như các ngành này vẫn được củng cố vững chắc và Hà Bắc tiếp tục phát triển như là một trung tâm chế tạo và giao thông của khu vực. Năm 2018, Hà Bắc là tỉnh đứng thứ sáu về số dân, đứng thứ chín về kinh tế Trung Quốc với 75 triệu dân, tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ[9] và GDP đạt 3.601 tỉ NDT (544,2 tỉ USD)[ tương ứng với Ba Lan. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 7.231 Đô la Mỹ/USD/người, xếp hạng 21/31 Trung Quốc đại lục, hạng 23/33 toàn quốc, còn cách bình quân trung bình ở mức độ nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Bắc năm 2018 đạt 6,6%, bằng trung bình toàn quốc. Tỉnh Hà Bắc là một tỉnh nông nghiệp lớn ở Trung Quốc, chiếm tỷ trọng với giàu gạo chất lượng cao. Trong 20 năm qua, ngành chăn nuôi đã phát triển nhanh chóng, là trang trại hàng đầu cả nước. Đối với công nghiệp, các ngành chính là than, thép, gốm sứ, điện, dệt may, dầu khí, cảng, ô tô, quang điện và dược phẩm. Đặc biệt là thị Hàm Đan và thị Đường Sơn là hai thủ đô gốm sứ phương Bắc. Sản lượng thép của Hà Bắc đứng đầu trong cả nước với Tập đoàn Sắt thép Hà Bắc (Hesteel) được tổ chức lại là nhà sản xuất thép lớn nhất của Trung Quốc. Nhà máy dược phẩm Bắc Trung Quốc tại Thạch Gia Trang là cơ sở sản xuất kháng sinh lớn nhất ở Trung Quốc và Đông Á. Còn Bảo Định có tập đoàn lớn thành lập là Great Wall Motor và Yingli Solar. Đặc biệt năm 2017, Quốc vụ viện quyết định thành lập Tân khu Hùng An, một khu vực mới cấp thị đặc biệt, trên cơ sở tách một số khu từ Bảo Định. Tân khu Hùng An được thành lập với mục đích hướng tới chiến lược Khu vực Kinh Tân Ký (Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc), kết hợp phát triển công nghệ cao.
Những địa điểm du lịch tuyệt đẹp tại Hà Bắc Trung Quốc
Tại Hà Bắc có 3 khu di lịch nổi tiếng đó là: Thạch Gia Trang, Kê Minh Dịch Trấn và Cổ Tự Long Hưng. Dưới đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Bắc, bạn có thể lưu lại để chuyến du lịch trung quốc trọn gói tới Hà Bắc của mình có thêm nhiều trải nghiệm hơn:
Tường thành cổ Chính Định
Chính Định từng là một thành lũy được bao bọc bởi những bức tường nhưng đến nay. Những gì còn sót lại của bức tường dài 24 km chỉ là một đống đổ nát. Tuy nhiên, ở phía Nam Yanzhao Nandajie, Nam môn (Changle Gate) đã được dựng lên để du khách có thể hình dung sự tráng lệ vốn có của tường thành cổ. Du khách có thể leo trên tường thành nhưng sẽ thú vị hơn khi trèo lên bức tường đất. Và khám phá một chút hình thái ban đầu của bức tường. Tường thành được xây dựng thời Bắc Chu (557 – 581) bao gồm vòng trong. Vòng ngoài với các họa tiết hoa văn.
Khu thắng cảnh Tuoliang
Cách 138 km từ Thạch Gia Trang, núi Tuoliang cao 2.281 m (so với mực nước biển) là ngọn núi cao nhất ở Thạch Gia Trang và cũng là một trong năm đỉnh núi cao nhất ở tỉnh Hà Bắc. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình nơi đây chỉ 19 độ C khiến nơi đây trở thành một khu nghỉ mát mùa hè hoàn hảo. Thời tiết dễ chịu, không khí trong lành, khung cảnh thanh bình của thung lũng núi cuốn hút du khách. Khu thắng cảnh Tuoliang có gần 100 thác nước đẹp (Sandy Fall, Bailong Fall, Renzi Fall…), hàng chục suối nước trong vắt (Bing Spring, Bailong Spring, Mabao Spring…). Mùa thu là thời gian tốt nhất để ghé thăm Tuoliang, khi ngọn núi được bao phủ bởi những tán lá đỏ.
Núi Cangyan
Được biết đến với những phong cảnh thiên nhiên và văn hóa, ngọn núi này tạo thành các mũi phía đông của dãy núi Taihang và tự hào với nhiều ngôi chùa và địa điểm tôn giáo. Năm 1998, Núi Cangyan được công nhận là một trong những khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia Trung Quốc. Độ cao trung bình của núi Cangyan vượt quá 1.000 mét. Hầu hết khách du lịch đều bị thu hút bởi 16 danh thắng quan trọng nơi đây. Đỉnh cao của ngọn núi được gọi là Yuhuang Ding. Núi Cangyan có khí hậu ôn đới trong suốt mùa đông và mùa hè, nơi này là một khu du lịch nghỉ mát lý tưởng cho bạn khi đến với Thạch Gia Trang.
Công viên rừng quốc gia Wuyuezhai
Công viên rừng quốc gia Wuyuezhai nằm trên sườn phía Đông của dãy núi Taihang, khoảng 110 km đi từ Thạch Gia Trang. Công viên có tổng diện tích 120 km2. Với hàng trăm thác nước trong khu vực, Wuyuezhai là một nơi lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe trong mùa hè nóng nực, cũng như lên núi cao, thực hiện các thí nghiệm khoa học và tham gia vào các hoạt động thú vị khác. Đồng cỏ ở độ cao 200 m của công viên sẽ mang lại cho du khách cảm giác như đang đứng trên Trảng cỏ Bashang, cách 280 km về phía bắc Bắc Kinh. Công viên rừng quốc gia Wuyuezhai là địa điểm tuyệt vời cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê chinh phục những vùng đất mới.
Vu Gia Thôn
Còn gọi là Thạch Thôn, đây là một thôn trấn khá ẩn dật và nép mình sau những ngọn đồi gần biên giới Hà Bắc – Sơn Tây. Trong thôn, dường như tất cả mọi thứ từ nhà cửa, nội thất,… đều được làm từ đá. Trong Vu Gia Thôn có nhiều kiến trúc thuộc diện bảo tồn như: Những con đường cũ, những ngôi nhà cổ xây từ triều Minh, triều Thanh, rạp hát cổ, đền miếu. Ngoài ra, đây cũng là một ngôi làng điển hình ở Trung Quốc với 95% dân cư mang họ Vu. Và nhà thờ tổ họ Vu niên đại 500 năm. Trải qua 24 thế hệ cũng là một trong những điểm tham quan của Vu Gia Thôn.
Xibaipo
Xibaipo là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất khi nói đến cách mạng Trung Quốc, cùng với Jinggangshan, Ruijin và Diên An. Ban đầu, Xibaipo là một ngôi làng bình thường với khoảng 100 cư dân. Vào tháng 5/1948, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Ủy ban Trung ương Đảng và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thiết lập trụ sở của họ ở ngôi làng này. Kết quả là, Xibaipo trở thành trung tâm chỉ huy cho cuộc cách mạng cộng sản. Ngoài ra, nhiều nhà cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc đã sống ở đây, chẳng hạn như Mao Trạch Đông, Liu Shao Chi, Chu Ân Lai và Zhude.
Cầu An Tế
Cầu An Tế (hay cầu Đại Thạch) là một cây cầu đá hình vòm cung bắc qua sông Hào ở huyện Triệu, Thạch Gia Trang. Cầu được xếp là một trong bốn cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc (tứ đại cổ kiều), là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc. Cầu dài 50,82 m có hướng Bắc-Nam, rộng 9 m, cao 7,3 m. Nhịp chính giữa của cầu này dài đến 37,37 m. Mặt cầu chia làm 3 làn đường. Làn ở giữa dành cho ngựa và xe. Hai làn bên dành cho người đi bộ. Cầu được xây từ năm Khai Hoàng thứ mười lăm (595) đến năm Đại Nghiệp thứ nhất (605) trong thời Tùy Dạng Đế. Người thiết kế và chỉ huy thi công là Lý Xuân. Cây cầu nổi tiếng ở Trung Quốc vì vẻ đẹp của nó. Có tác giả thời Minh ví cây cầu như trăng non lộ khỏi đám mây, như một cầu vồng dài trên thác nước,… Đến khi một giáo sư của đại học Thanh Hoa tái phát hiện bí mật kỹ thuật của cây cầu và công bố nó thì cây cầu trở nên nổi tiếng thế giới.
Cây cầu kính ở công viên địa lý Hongyagu
Cây cầu dài 488 m, rộng 4 m, treo lơ lửng ở độ cao 218 m, nối liền hai vách đá thẳng đứng, bên dưới là thung lũng. Sàn cầu được lót từ 1.077 tấm kính cường lực trong suốt dày 4 cm, tổng khối lượng kính nặng 70 tấn. Vì nằm ở trên cao, thường xuyên hứng những cơn gió lớn nên cầu được cố định bởi nhiều sợi dây cáp để tạo độ chắc chắn. Ông Liu Qiqi, người chịu trách nhiệm xây dựng, cho biết khả năng chịu tải của cầu cao gấp 3,5 lần so với tiêu chuẩn áp dụng cho cầu kính do Trung Quốc đưa ra. Nó có thể chịu được trọng lượng của 2.000 người cùng lúc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho khách du lịch thì nơi đây chỉ cho phép tối đa 500 người được lên cầu một lần.
Các ngôi chùa ở Chính Định
Chính Định từng là trung tâm tôn giáo trong khoảng thời gian hơn 1.000 năm và là nơi sáng lập của một trường phái lớn trong Thiền tông Phật giáo. Trải qua nhiều biến cố, nhiều tổ hợp kiến trúc tôn giáo cũ đã bị tổn hại và xuống cấp nghiêm trọng, chỉ còn lại các mảng tàn tích tách rời. Tuy nhiên, vẫn còn chùa Long Hưng được bảo tồn nguyên vẹn và sự tồn tại của 4 ngôi chùa nổi tiếng khác. Đông môn Tường thành của Kê Minh Dịch trấn đã được khôi phục và du khách có thể trèo lên tường thành để ngắm nhìn phong cảnh thị trấn. Đi về phía Đông là góc tường thành có tầm nhìn đẹp nhất, có thể trông thấy những cánh đồng và núi Jiming. Tây môn nằm bên trong trấn, miếu thành hoàng làng nằm ngay gần đó với cỏ dại um tùm và những mảnh đổ nát.
Vĩnh Ninh Tự
Đây là ngôi chùa lớn nhất và lâu đời nhất thị trấn Kê Minh Dịch tọa lạc trên đỉnh núi Jiming, nơi du khách có thể thưởng ngoạn phong cảnh Tây Bắc hùng vĩ. Hiện tại nó vẫn là nơi để các cư dân đến đây thắp nhang thờ cúng và tổ chức các lễ hội lớn vào tháng 4 hàng năm.
Miếu Thái Sơn
Những bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp trong chùa miêu tả quá trình phát triển của các nhân vật Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo nổi tiếng đã bị làm mờ. Theo cách nói của một số người thì đây là cách để bảo vệ ngôi chùa khi cuộc Cách mạng văn hóa diễn ra.
Miếu Khổng Tử
Dọc theo các con phố, du khách sẽ thấy nhiều ngôi miếu nằm rải rác, trong đó có cả miếu Khổng Tử. Và cũng giống bao ngôi miếu Khổng Tử khác, đây cũng là nơi để trẻ em trong trấn kéo đến học tập.
Cổ tự Long Hưng
Ngôi danh lam cổ tự Long Hưng, tục gọi là Đại Phật tự, nằm tại Thạch Gia Trang, huyện Chánh Định, tỉnh Hà Bắc. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, là một đơn vị được bảo vệ trọng điểm, 1 trong 10 ngôi Danh lam cổ tự lừng danh của Trung Quốc. Cổ tự Long Hưng được kiến tạo vào triều đại nhà Tùy, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 6 (586), buổi sơ khai với danh hiệu Long Tàng Tự. Năm 971, Bắc Tống niên hiệu Khai Bảo năm thứ 4, phụng Tống Thái tổ Triệu Khuôn Dẫn sắc chỉ chú tạo tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng cao 21,3m và xây dựng nên Đại Bi các. Kể từ đó những triều đại Nguyên, Minh tiếp tục trùng tu xây dựng nên kiến trúc khác nhau theo nhiều thế hệ. Đến đời nhà Thanh, Hoàng đế Khang Hy và Càn Long hai lần duy tu quy mô, năm 1710 niên hiệu Khang Hy năm thứ 49 sắc chỉ ban Tứ ngạch “Long Hưng Tự”. Trên đây làm một vài thông tin về Hà Bắc Trung Quốc cũng như những cảnh đẹp bạn khó có thể bỏ qua khi đặt chân tới nơi đây. Hy vọng rằng với những điều chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp cho chuyến du lịch Hà Bắc sắp tới của các bạn sẽ có nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn. Nếu bạn đang có ý định đi du lịch trung quốc theo tour trọn gói, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất.
Đăng bởi: Võ Sơn
Từ khoá: Tỉnh Hà Bắc Trung Quốc : Vị trí, kinh tế, văn hóa, du lịch
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tỉnh Hà Bắc Trung Quốc : Vị trí, kinh tế, văn hóa, du lịch tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.