Bạn đang xem bài viết Tin học 9 Bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống Tin học lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 5, 6, 7, 8, 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Tin học 9 Bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tin học 9 Chân trời sáng tạo trang 5, 6, 7, 8, 9.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Giải Tin học 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 – Khám phá
Khám phá 1
Những thiết bị nào dưới đây có gắn bộ xử lí thông tin? Tại sao?
Trả lời:
– Những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở các hình:
+ Hình 2. Quạt điện bật, tắt, thay đổi tốc độ bằng điều khiển từ xa: Vì bộ xử lí thông tin gắn trên quạt đã tiếp nhận thông tin từ bộ điều khiển, xử lí thông tin và đưa ra những điều khiển động cơ của quạt;
+ Hình 3. Cửa được gắn cảm biến có thể tự động đóng, mở: Vì bộ xử lí thông tin đã tiếp nhận thông tin từ các cảm biến, xử lí thông tin và đưa ra các điều khiển phù hợp;
+ Hình 4. ATM cho phép rút tiền bằng thẻ từ: Vì cây ATM đã tiếp nhận thông tin từ thẻ từ, nhận lệnh điều khiển từ người dùng để thực hiện các hoạt động rút tiền, đổi mật khẩu…;
+ Hình 5. Thiết bị quét mã vạch trên vé tàu xe, hàng hóa: Vì nó đã tiếp nhận thông tin từ vé hoặc hàng hóa, gửi thông tin về máy tính xử lý;
+ Hình 6. Đồng hồ thông minh thông báo số đo huyết áp, nhịp tim: Dựa vào thông tin tiếp nhận từ các cảm biến, xử lí thông tin và đưa ra thông báo huyết áp, nhịp tim của người đeo thiết bị;
+ Hình 7. Máy chụp cắt lớp tiếp nhận tín hiệu để tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể bệnh nhân;
+ Hình 9. Máy tính cầm tay cho phép tính để đưa ra kết quả: máy tính tiếp nhận thông tin từ các nút bấm, thực hiện tính toán và đưa ra màn hình.
Khám phá 2
Trao đổi với bạn để nêu ví dụ về ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống:
- Máy tính được ứng dụng nhiều trong khoa học kỹ thuật như ứng dụng máy tính vào thiết kế đồ họa, chế tạo máy móc tự động, phóng vệ tinh vào vũ trụ, tạo robot tự động, …
- Máy tính được ứng dụng trong đời sống như: học trực tuyến, giải trí, giao tiếp qua mạng xã hội, mua bán trực tuyến, ngân hàng số, chính phủ điện tử…
Khám phá 3
Trao đổi với bạn để nêu ví dụ về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với xã hội và giáo dục.
Trả lời:
– Tác động tích cực của công nghệ đối với xã hội và giáo dục: Công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức hoạt động của con người về thu thập, lưu trữ, xử lý, chia sẻ thông tin (Thông tin có thể được truyền đi qua mạng internet một cách nhanh chóng và thuận tiện thay vì sử dụng cách truyền thống, tư duy về phương thức làm việc (Hiện nay làm việc không nhất thiết phải đến cơ quan mà có thể làm qua mạng), mua bán , tự động hóa quy trình sản xuất…
Công nghệ thông tin tạo cơ hội học tập cho mọi người thông qua kho dữ liệu khổng lồ được chia sẻ trên mạng Internet, học trực tuyến giúp người học học mọi lúc, mọi nơi.
– Tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đối với xã hội và giáo dục:
- Đối với xã hội: Con người có nguy cơ tiếp xúc nhiều với lừa đảo, thông tin tiêu cực, bị tấn công mạng, vi phạm pháp luật.
- Đối với giáo dục: Con người phụ thuộc vào nguồn tài liệu trên mạng, thu động trong tư duy.
Giải Tin học 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 – Luyện tập
Luyện tập 1
Trao đổi với bạn, nêu ví dụ về những thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin mà em biết.
Trả lời:
Những thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin như: Máy giặt, tủ lạnh, cổng tự động, máy hút bụi, …
Luyện tập 2
Em hãy nêu một số đặc điểm để phân biệt loa, nồi cơm điện có và không có bộ xử lý thông tin.
Trả lời:
– Nồi cơm điện không có bộ xử lí hay còn gọi là nồi cơm điện cơ: nồi được trang bị rơ le cơ học, tự động ngắt và chuyển sang chế độ giữ ấm khi đạt nhiệt độ nhất định. Nồi không có màn hình hiển thị, chỉ có đèn báo chế độ nấu, sử dụng mâm nhiệt đơn để làm nóng; chỉ thực hiện được một chế độ nấu.
– Nồi cơm điện tử sử dụng một bảng điều khiển điện tử để điều khiển chế độ nấu. Điều khiển bằng nhiều nút bấm điện tử. Mỗi nút tương đương với 1 tính năng, chế độ nấu; Sử dụng mâm nhiệt và công nghệ cảm biến từ để làm nóng; Nồi có thể có nhiều chức năng, tính năng thông minh.
Luyện tập 3
Nêu lí do máy tính được ứng dụng hiệu quả vào khoa học kĩ thuật và đời sống. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Lí do máy tính được ứng dụng hiệu quả vào khoa học kĩ thuật và đời sống:
Máy tính có thể tính toán nhanh, chính xác, có thể làm việc liên tục trong thời gian dài, truyền tải thông tin nhanh, chính xác, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ.
Giải Tin học 9 Chân trời sáng tạo Bài 1 – Vận dụng
Nêu ví dụ cho thấy công nghệ thông tin mạng lại sự thay đổi cho gia đình, nhà trường và bản thân em.
Trả lời:
Công nghệ thông tin mang đến sự thay đổi cho gia đình em là:
- Ti vi thông minh để em có thể xem trên nhiều lựa chọn: xem youtube, xem kênh truyền hình, kết nối wifi..
- Máy giặt có gắn bộ xử lí giúp em điều khiển các chế độ giặt.
Công nghệ thông tin mang đến sự thay đổi cho nhà trường của em:
- Nhà trường sử dụng sổ điểm, sổ học bạ điện tử thay vì sổ giấy.
- Nhà trường thực hiện thu tiền không dùng tiền mặt.
Công nghệ đem đến sự thay đổi cho bản thân em: Em có thể học online; nộp tiền không dùng tiền mặt, mua bán online…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tin học 9 Bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống Tin học lớp 9 Chân trời sáng tạo trang 5, 6, 7, 8, 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.