Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về các khe cắm trên Mainboard cơ bản và chi tiết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhằm mở rộng, nâng cấp cho máy tính kết nối đa dạng các thiết bị ngoại vi như card đồ họa, âm thanh, hình ảnh,… nên có đa dạng các loại khe cắm trên Mainboard. Qua bài viết sau, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn thông tin đến bạn các khe cắm trên Mainboard cơ bản và chi tiết nhé!
Khe cắm ISA (Industry Standard Architecture)
Khe cắm ISA là một trong những khe cắm xuất hiện đầu tiên trên Mainboard và lâu đời nhất hiện nay, còn có tên gọi khác là Industry Standard Architecture. Tốc độ truyền dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi của ISA rất kém.
Khe cắm này sử dụng phương pháp truyền dữ liệu song song, nên phù hợp với chuẩn dành cho các Mainboard trên các máy tính đời cũ, cho phép chúng thực hiện các giao tiếp với tất cả các loại card mở rộng. Do sử dụng phương pháp này, người dùng muốn tăng dữ liệu truyền, thì phải cần có kích thước lớn.
Khe cắm ISA phát triển chủ yếu với 2 phiên bản sau:
Khe cắm | Tốc độ xung nhịp | Số Bit | Dữ liệu truyền | Băng thông |
ISA | 4.77 MHz | 8 | 1 | 4,77 MB/s |
ISA | 8 MHz | 16 | 1 | 8 MB/s |
Khe cắm ISA sở hữu 8 Bit và 16 bit, nên phù hợp với các mainboard hỗ trợ CPU thế hệ cũ như Pentium 3 có tốc độ xử lý 933 MHZ. Khe cắm có thông số tối đa khá nhỏ nên trong một giây chỉ truyền dung lượng tối đa là 66 MB/s.
- Bus Width: 16 Bit.
- Bus Speed: 33 MHZ.
Khe cắm PCI (Peripheral Component Interconnect)
Khe cắm PCI là sự phát triển thay thế cho khe cắm ISA, nên cũng áp dụng phương pháp truyền song song, nhưng được nâng cấp hơn. Chuẩn kết nối này có 120 chân giúp bạn giao tiếp dữ liệu và kết nối các thiết bị ngoại vi như card mạng, card âm thanh, màn hình… với mainboard.
Tuy nhiên, nhược điểm của khe cắm PCI là chia sẻ băng thông. Khi bạn sử dụng nhiều card mở rộng cùng lúc, thì băng thông sẽ chia sẻ đều cho tất cả các card mở rộng được cắm trên mainboard, nên làm mất đi hiệu năng hoạt động.
Khe cắm PCI có đa dạng các loại khác nhau và chuẩn kết nối lớn hơn rất nhiều so với ISA.
Khe cắm | Tốc độ xung nhịp | Số Bit | Dữ liệu truyền | Băng thông |
PCI | 33 MHz | 32 | 1 | 133 MB/s |
PCI-X 64 | 66 MHz | 64 | 1 | 533 MB/s |
PCI-X 133 | 133 MHz | 64 | 1 | 1,066 MB/s |
PCI-X 266 | 133 MHz | 64 | 2 | 2,132 MB/s |
PCI-X 533 | 133 MHz | 64 | 4 | 4,266 MB/s |
Thông số tối đa của PCI:
- Bus Width: 32 bit với chuẩn PCI 2.0 là 64 bit.
- Bus Speed: 66MHZ.
- Băng thông: 264MBPs với chuẩn PCI 2.0 là 533 MBPs.
Khe cắm PCI Express (Peripheral Component Interconnect Express)
Khe cắm PCI Express ra mắt vào năm 2004, thay thế cho PCI, giúp truyền dữ liệu nối tiếp tốc độ cao, truyền nhanh và không gây nhiễu. Do đó, khe cắm được sử dụng rộng rãi trên các Mainboard bởi có tốc độ nhanh chóng, hỗ trợ tốt nhu cầu sử dụng.
PCI Express có các phiên bản sau:
Khe cắm | Tốc độ xung nhịp | Số Bit | Dữ liệu truyền | Băng thông |
PCIe 1.0 x1 | 2.5 GHz | 1 | 1 | 250 MB/s |
PCIe 1.0 x4 | 2.5 GHz | 4 | 1 | 1,000 MB/s |
PCIe 1.0 x8 | 2.5 GHz | 8 | 1 | 2,000 MB/s |
PCIe 1.0 x16 | 2.5 GHz | 16 | 1 | 4,000 MB/s |
PCIe 2.0 x1 | 5 GHz | 1 | 1 | 500 MBs |
PCIe 2.0 x4 | 5 GHz | 4 | 1 | 2,000 MB/s |
PCIe 2.0 x8 | 5 GHz | 8 | 1 | 4,000 MB/s |
PCIe 2.0 x16 | 5 GHz | 16 | 1 | 8,000 MB/s |
PCIe 3.0 x1 | 8 GHz | 1 | 1 | 1,000 MB/s |
PCIe 3.0 x4 | 8 GHz | 4 | 1 | 4,000 MB/s |
PCIe 3.0 x8 | 8 GHz | 8 | 1 | 8,000 MB/s |
PCIe 3.0 x16 | 8 GHz | 16 | 1 | 16,000 MB/s |
Trong các chuẩn PCle trên, chuẩn x16 sử dụng hiện nay cho các card đồ họa, bởi có tốc độ nhanh. PCI Express x32 đã được phát triển, nhưng chỉ sử dụng trong các siêu máy tính, cơ sở dữ liệu lớn.
PCIe dù đang dùng ở phiên bản nhưng chúng đều có chung liên kết PCI Express vật lý, với đa dạng các kích cỡ. Nếu chúng có thông số càng lớn, thì sẽ có tốc độ xử lý nhanh chóng.
Khe cắm AGP (Accelerated Graphics Port)
Đây là chuẩn thiết kế dành riêng cho việc xử lý đồ họa. Hầu hết, các mainboard gaming, đồ họa đều trang bị khe cắm mở rộng AGP. Khe cắm AGP là chuẩn dữ liệu truyền song song, nằm gần chip cầu bắc trên Mainboard.
AGP sẽ nằm ở vị trí tách biệt khi đi kèm với chuẩn PCI Express. Tốc độ và dữ liệu băng thông của AGP chi tiết như bảng sau:
Khe cắm | Tốc độ xung nhịp | Số Bit | Dữ liệu truyền | Băng thông |
AGP x1 | 66 MHz | 32 | 1 | 266 MB/s |
AGP x2 | 66 MHz | 32 | 2 | 533 MB/s |
AGP x4 | 66 MHz | 32 | 4 | 1,066 MB/s |
AGP x8 | 66 MHz | 32 | 8 | 2,133 MB/s |
Khe cắm AMR (Audio Modem Riser)
Nếu bạn là người yêu thích các chiếc máy tính có bộ xử lý trung của Intel như Pentium III và IV, thì không thể không biết đến khe cắm AMR. Đồng thời, khe cắm này có có mặt trên AMD Athlon và AMD Duron PC. Khe cắm AMR ra mắt vào năm 1998 do Intel phát triển.
Ở khe cắm này, Mainboard có thể sử dụng một analog (I/O) kết nối cho các chức năng âm thanh và modem.
Khe cắm CNR (Communication and Network Riser)
Khe cắm CNR là một trong những khe cắm cơ bản trên Mainboard, sản xuất vào năm 2000 bởi Intel. Khe cắm này hỗ trợ người dùng kết nối các thiết bị ngoại vi card audio, modem, USB và cổng mạng LAN.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các khe cắm trên Mainboard cơ bản và chi tiết. Mọi thắc mắc bạn đừng quên để lại bình luận dưới đây nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về các khe cắm trên Mainboard cơ bản và chi tiết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.