Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu tất tần tật về các thông số trên máy chiếu mà bạn cần phải biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Máy chiếu là một trong những thiết bị được sử dụng khá phổ biến và hầu như ta có thể thấy nó xuất hiện rộng rãi ở các trường học, công ty, rạp chiếu phim,… Chính vì vậy, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về các thông số mà bạn cần phải biết trên máy chiếu để có thể sở hữu cho mình một chiếc máy chiếu chất lượng nhé!
Thông số máy chiếu là gì?
Thông số máy chiếu là tất cả những thông tin có liên quan đến máy chiếu đó, là những thông số kỹ thuật quan trọng để máy chiếu hoạt động theo đúng những gì mà nhà sản xuất đưa ra. Người tiêu dùng có thể dựa vào những thông số đó để tìm và sở hữu cho mình một chiếc máy chiếu ưng ý và phù hợp với nhu cầu của mình nhất.
Công nghệ của máy là LCD – DLP hay SXRD
Công nghệ máy chiếu được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam là hai loại công nghệ LCD (Liquid Crystal Display) và DLP (Digital Light Processing).
Công nghệ LCD(viết tắt là Liquid Crystal Display) là công nghệ hiển thị tinh thể lỏng giống với màn hình tivi LCD sở hữu khả năng điều khiển màu sắc, cho hình ảnh nét hầu như ở mọi độ phân giải, độ bão hoà màu tốt, hiệu quả về ánh sáng.
Công nghệ này sử dụng ba tấm LCD, mỗi tấm sẽ đảm nhận tái tạo một trong 3 màu sắc cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương.
Công nghệ DLP (viết tắt của Digital Light Processing) thường nhỏ gọn vì chúng dùng ít linh kiện hơn. Công nghệ sử dụng hệ thống vi gương siêu nhỏ (micromirror) để phản ánh sáng lên màn chiếu.
Để tạo được ánh sáng đơn sắc cho một chu kỳ đẹp, công nghệ DLP đã sử dụng 4 màu sắc cơ bản bao gồm: trắng, lục (xanh lá), đỏ, xanh dương. Từ đó đáp ứng nhu cầu xem phim, video tốt hơn, hình ảnh trơn tru hơn, độ tương phản cao nên hình ảnh sáng hơn, ảnh nét, chuyển màu và sắc độ xám mịn.
Ngoài ra, còn có công nghệ SXRD, đây là công nghệ nổi bật của hai dòng máy chiếu của Samsung và Sony. Với công nghệ này, hình ảnh xuất ra từ máy chiếu sẽ đảm bảo về mặt chất lượng với độ sáng từ 3000 Lumen, màu sắc và độ tương phản tuyệt đẹp 2.000.000:1 hỗ trợ HDR với độ phân giải Ultra-HD 4K (3840 x 2160).
Chắc chắn, bạn sẽ thấy sự khác biệt khi sử dụng máy chiếu có ứng dụng công nghệ này, mang lại cảm giác vô cùng sống động. Chỉ với Sony, màn hình phản xạ X-tal của SXRD sử dụng công nghệ hiển thị Liquid Crystal on Silicon được sản xuất bằng các kỹ thuật sản xuất tinh vi.
Độ phân giải của máy chiếu
Độ phân giải của máy chiếu là khi được chiếu lên người ta lấy tổng số điểm độ phân giải của chúng cộng lại. Khi đó hình ảnh trong máy chiếu là những điểm ảnh nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Độ phân giải | Số điểm ảnh ngang | Số điểm ảnh dọc | Tổng số điểm ảnh |
SVGA | 800 | 600 | 480,000 |
XGA | 1,024 | 768 | 786,432 |
WXGA | 1,280 | 800 | 1,024,000 |
FULL HD | 1,920 | 1,080 | 2,073,600 |
4K | 3,840 | 2,160 | 8,294,000 |
- SVGA thường dùng cho các ứng dụng xem phim, chiếu phim. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi bạn sử dụng máy này khi trình chiếu đồ họa hay tài liệu để thuyết trình như: PowerPoint,… bạn có thể nhìn thấy biểu hiện răng cưa trên máy tính.
- XGA thường được sử dụng cho các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, bởi vì nó đáp ứng được tốt cho việt trình bày dữ liệu và video mượt mà, sắc nét, đẹp mắt.
- WXGA được sử dụng cho các ứng dụng lớn như CAD/CAM bởi vì nó có độ phân giải cao.
- FULLHD sản phẩm này khá là đắt tiền, vì thế trên thị trường sản phẩm này khá ít, bởi độ phân giải của cao đạt được mức tối ưu, cho ra những hình ảnh có chất lượng tốt nhất.
- Độ phân giải 4K mang đến hình ảnh chiếu rõ nét và chi tiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì chất lượng hình ảnh tuyệt vời và vô cùng sinh động nên sản phẩm có giá khá đắt (tầm từ 40 triệu trở lên) và hiếm có sản phẩm sẵn ở các cửa hàng nhỏ.
Ngoài độ phân giải thường thấy của máy chiếu như trên, còn có một số độ phân giải không thông dụng khác như: SXGA (1280 x 1024), SXGA+ (1400 x 1050), UXGA (1600 x 1200), QXGA (2048 x 1536),…
Độ tương phản
Độ tương phản của máy chiếu được hiểu và ước tính bằng cách, lấy tỷ lệ vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh khi phản chiếu, hay người ta thường hiểu theo nghĩa khác là lấy tỷ lệ giữa phần màu trắng và tỷ lệ phần màu đen mà khi chiếu lên, nó tạo ra được.
Cho đến hôm nay, người ta vẫn chưa đưa ra tiêu chuẩn cụ thể nào về độ tương phản của máy chiếu trên màn hình. Nhà sản xuất thương lấy độ tương phản máy chiếu bằng cách đo độ tương phản trên mỗi ảnh, sau đó họ đem đi so sánh với chính máy chiếu đó, lúc máy chiếu không có tín hiệu.
Tuy nhiên, bạn nên chọn độ tương phản từ 400:1 trở lên vì thông số này cao thì càng có khả năng trình chiếu tốt trong điều kiện sáng.
- Máy chiếu LCD hiện nay có tỷ lệ tương phản là 2000:1.
- Máy chiếu DLP có độ tương phản cao hơn lên tới 3000:1.
Độ sáng (ANSI lumen)
Độ sáng của máy chiếu được đo bằng ANSI lumen, cách dễ dàng nhất khi chọn máy chiếu là dựa vào độ sáng của nó, độ sáng phù hợp nhất là từ 1.000 đến 5.000 lumen, khi đó chỉ số này càng lên cao thì độ sáng của máy chiếu càng cao.
Khi chọn mua máy chiếu, để tối ưu nhất có thể, bạn hãy thống kê số lượng người và diện tích, kích thước phòng họp, phòng học hay rạp chiếu phim,… Từ đó sẽ dễ dàng cho việc lựa chọn máy chiếu phù hợp với độ sáng nó mang lại. Một yếu tố mang tính quyết định nữa là máy chiếu đó được trình diễn ở chế độ động hay tĩnh.
Ống kính máy chiếu
Ống kính máy chiếu là một trong số những linh kiện không thể thiếu trong quá trình sử dụng máy chiếu, là yếu tố tạo nên hình ảnh máy chiếu. Bên trong ống kính sẽ được lắp đặt các thấu kính có chức năng phóng đại hình ảnh khi sử dụng.
Ống kính có rất nhiều loại khác nhau, vì thế, khi có nhu cầu mua sắm, bạn nên lựa chọn kích cỡ phù hợp với diện tích và số lượng người tối đa được ước tính từ trước bên trong căn phòng.
Một lỗi quan trọng mà nhiều người mắc phải là không chú ý số bù của góc vuông, vì khi góc bù góc vuông càng lớn thì việc bố trí máy được linh hoạt hơn, không cần phải cố định một góc. Đồng thời, giúp máy chiếu định hướng cho hình ảnh vuông góc với màn hình.
Kích thước màn chiếu
Kích thước màn hình máy chiếu cũng có nhiều loại, rất đa dạng, mà kích thước của những loại này khác nhau. Khi chọn mua kích thước màn hình chiếu tùy thuộc vào các yếu tố của môi trường xung quanh như: Độ sáng, khoảng cách và góc của máy chiếu.
Thông thường kích thước tối ưu nhất của màn hình chiếu nằm trong khoảng 40 inch – 300 inch.
Tuổi thọ đèn chiếu
Khi bạn mua máy chiếu, không những lưu ý những linh kiện và lợi ích của nó mang lại mà còn phải quan tâm đến tuổi thọ sử dụng của đèn chiếu của máy sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian bao nhiêu, để giảm bớt chi phí khi sửa chữa và thay thế cái mới.
Bạn nên lựa chọn các đèn chiếu có tuổi thọ từ khoảng 4000 giờ trở lên vì những đèn chiếu đó được xem là tốt nhất hiện nay.
Khả năng kết nối
Vì nhu cầu công việc trong cuộc sống hằng ngày rất đa dạng, nên khi bạn mua máy chiếu nên xem xét số cổng tín hiệu để có thể kết nối cùng lúc từ nhiều nguồn bên ngoài với máy chiếu, như khả năng kết nối với laptop, điện thoại, iPad,…
Đặc biệt là khi kết nối với điện thoại thông minh, bạn cần tìm hiểu xem máy chiếu đó có cổng hỗ trợ HDMI không dây không? Khi kết nối bạn lưu ý tải ứng dụng HDCast hay EZCast (cho điện thoại Android) để thực hiện quá trình kết nối với máy chiếu tốt hơn nhé!
Mời bạn tham khảo các mẫu máy chiếu đang kinh doanh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
Trên đây là bài viết tổng hợp tất tần tật về các thông số trên máy chiếu mà bạn nên biết. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích từ bài viết này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu tất tần tật về các thông số trên máy chiếu mà bạn cần phải biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.