Bạn đang xem bài viết Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ngắn gọn, hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hình ảnh chiếc món lá truyền thống bình dị, mộc mạc và đơn giản đã gắn liền với cuộc sống của người Việt chúng ta. Nón lá là một biểu tượng đặc trưng của Việt Nam khi so sánh với các nước bạn bè trên Thế Giới. Thông qua hình ảnh của chiếc nón lá, người phụ nữ Việt Nam sẽ tôn được vẻ đẹp kiêu sa, mộc mạc và duyên dáng. Vậy chiếc nón lá có nguồn góc từ đâu, quy trình là như thế nào, tác dụng của chiếc nón lá ra sao,… Mời quý bạn cùng Wiki Cách Làm tham khảo bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam dưới đây. Tin chắc rằng quý bạn sẽ cảm nhận nét độc đáo và ý nghĩa của một chiếc nón lá truyền thống Việt Nam.
Bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Bài thuyết minh số 1
Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam, hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng của người Việt. Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm hứng với bạn bè về văn hóa, con người.
Nón lá thân thương với hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá chính là biểu tượng du lịch. Tà áo dài là trang phục truyền thống nón lá vật dụng không thể thiếu bởi đất nước ta nguồn gốc từ một nước nông nghiệp, thường xuyên làm viẹc ngoài trời thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng để che nắng khi làm việc từ đó nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta.
Nón lá công dụng cũng như các loại mũ khác. Nón lá dạng hình chóp, đáy tròn trịa thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá dùng làm vật trang trí đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm ra nón.
Nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón lá lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng thường người ta hay chọn lá cọ. Lá làm nón phải đạt tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá sau khi được chọn phơi héo từ 2 đến 4 tiếng, khi lá mềm chuẩn bị để làm thành nón. Chuẩn bị nguyên liệu nan tre. Nan tre từ thân cây tre, độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nguyên liệu sau cùng mà người làm cần có đó là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.
Những chiếc nón lá ngày nay trang trí đa dạng, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ người tiêu dùng. Sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón và giúp chiếc nón lá có độ bền màu khi sử dụng sẽ lâu hơn. Người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao, khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.
Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam.
Bài thuyết minh số 2
Nước ta tự hào có nền văn minh lâu đời và truyền thống văn hóa với nhiều nét đẹp riêng độc đáo, trong đó tà áo dài va chiếc nón lá trở thành biểu tượng riêng cho nền văn hóa Việt Nam.
Chiếc nón lá xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, hình ảnh nón lá điêu khắc trên trống đồng vào khoảng 2500-3000 năm trước công nguyên. Trong cuộc sống chiếc nón lá gắn liền với con người Việt Nam từ công việc đồng áng đến các các sinh hoạt thường nhật. Để có thành quả chiếc nón là đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của người làm.
Trước tiên chọn lá cọ làm nón, phơi khô. Phần khung của nón lá được tạo thành bởi mười sáu nan tre được vót cho thật nhẵn bóng, người làm sẽ uốn chúng thành những vòng tròn với đường kính từ lớn đến nhỏ. Vòng khung có đường kính lớn nhất vào khoảng năm mươi xen-ti-met và nhỏ nhất thì chỉ bằng một đồng xu, được xếp dần lên tạo thành hình chóp nhọn. Người làm sẽ phủ lên khung nón các lớp lá. Lá chọn từ lá dừa hoặc lá cọ, nhưng lá cọ sử dụng nhiều hơn bởi độ đẹp và chắn chắc hơn.
Sau đó là đến công đoạn làm chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, chắc và phải có màu trắng, lá nón thẳng, đường kim đều, tỉ mỉ. Sau khi thực hiện xong các công đoạn, người làm còn phết lên mặt nón một lớp dầu bóng để bảo quản tốt sau đó mang đi phơi khô. Khoảng nan tre thứ ba hoặc thứ tư bên trong mặt nón, người dùng thường kết chỉ ở hai bên đối xứng để có thể buộc dải lụa nhiều màu sắc sử dụng để làm quai để sử dụng hoặc treo lên khi không sử dụng.
Chiếc nón lá gắn bó và trở thành người bạn thân thiết trong lao động và sinh hoạt. Người nông dân ra đồng cũng mang nón lá, đi chợ cũng mang theo, những khi làm việc ra ngoài giữa trưa nắng cũng mang chiếc nón lá theo cùng,…
Nón lá công dụng như che mưa, che nắng hoặc trong những buổi trưa hè nóng bức, chiếc nón lá sử dụng làm chiếc quạt nan, xua tan nóng nắng ngột ngạt. Chiếc nón lá trở thành hình ảnh quen thuộc trong các điệu múa dân gian, thơ ca nhạc họa,…khi chiếc nón lá kết hợp với tà áo dài sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng cho người phụ nữ.
Mặc dù cuộc sống ngày nay có nhiều chiếc mũ hiện đại khác ra đời những chiếc nón lá vẫn thân thuộc, truyền thống văn hóa của mỗi người Việt.
Bài thuyết minh số 3
Hình ảnh chiếc nón lá gần như gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Đi cùng với chiếc nón lá đó là tà áo dài thướt tha dành cho các chị em phụ nữ. Từ ngàn xưa đến nay, hình ảnh chiếc nón lá luôn được du khách nước ngoài trầm trồ và khen ngợi vẻ đẹp kiêu sa của một chiếc nón lá. Thông qua sự bình dị, mộc mạc của nón lá, người phụ nữ Việt Nam được tôn lên một vẻ đẹp thanh thao và quyến rũ. Song hình ảnh của chiếc nón lá đã đi vào những dòng thơ, ca dao, tục ngữ và làm nên một nền văn hóa tinh thần lâu đời của người dân Việt.
Cụ thể hình ảnh chiếc nón lá ẩn ý trong từng câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi lên một cách rất chân thật và sống động. “Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”. Có thể nói chiếc nón lá truyền thống của dân tộc Việt Nam xuất hiện từ rất lâu đời.
Lịch sử hình thành và lưu giữ nét đẹp của truyền thống cho đến thế hệ tuổi trẻ ngày nay. Điều này chứng tỏ nón lá là biểu tượng văn hóa bền vững, gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, nhất là người nông dân, chân lắm tay bùn, chân đạp đất, đời đội trời. Hình ảnh chiếc nón lá đại diện cho cuộc sống hằng ngày của người dân Việt nói chúng và người nông dân chân lắm tay bùn nối riêng.
Nhắc đến nón lá, quý bạn sẽ nghĩ ngay đến vùng đất bình yên Huế – mảnh đất nên thơ, trữ tình và nụ cười thân thiện của người con gái nơi đây. Được biết Huế là nơi sản xuất nón lá lớn nhất của nước Việt Nam. Có rất nhiều hộ gia đình kinh doanh và theo đuổi nghề làm nón này mấy chục năm cùng với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những ai ghé thăm nơi này chắc hẳn sẽ mua một vài chiếc nón lá về để làm quà du lịch cho người thân và bạn bè.
Để làm được một chiếc nón, đòi hỏi người thợ cần sự tinh tế, tỉ mỉ trong các khâu. Từ khâu chọn nguyên vật liệu, cách phơi lá cho đến cách đan từng đường kim mũi chỉ để tạo nên một chiếc nón lá xinh đẹp và cứng chắc. Nón lá được làm từ lá dừa hoặc làm từ lá cọ. Mỗi loại lá sẽ mang lại giá trị lẫn vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Thường nón lá làm bằng lá dừa sẽ xuất hiện ở các tỉnh Nam Bộ, bởi nơi đây trồng rất nhiều cây dừa.
Tuy nhiên chất lượng của nón lá làm bằng lá dừa không bằng nó lá bằng lá cọ. Bởi lá cọ có độ mềm mại và độ bền cứng chắc hơn. Khi lựa chọn, bạn cần chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy và có nổi gân. Cách lựa chọn này sẽ giúp nón lá tạo điểm nhấn nổi bật cho sản phẩm. Quá trình phơi lá cho mềm cũng được người thợ tỉ mỉ, để giai đoạn làm nón lá dễ dàng.
Bạn hãy phơi lá mềm từ 2 – 4 tiếng, lúc này lá cọ sẽ vừa mềm vừa phẳng. Khâu làm vành lá là khâu quan trọng nhất để tạo nên một chiếc nón lá đẹp. Người làm cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và sức dẻo dai bền. Khi chuốt tre cần phải chuốt tỉ mỉ, khi nào nan tre uốn cong mà không bị gãy thì được nhé. Sau đó người thợ sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn để tạo thành khung của một chiếc nón lá.
Thường nón lá sẽ có hình chóp vừa vặn và cân đều. Khi đã hoàn thành giai đoạn làm khung và lá, bạn hãy bắt tay vào bước chằm nón. Đây là khâu giữ cho khung và lá bán chặt vào nhau. Thường người thợ sẽ chằm nón bằng những sợi ni lông mỏng màu trắng có độ dai nhất định. Khi khâu chằm lá hoàn tất, người thợ sẽ bắt đầu dùng một loại dầu bóng và quết đều mặt ngoài của chiếc nón lúa. Sau đó đem sản phẩm vừa làm được phơi nắng. Lớp dầu bóng này có tác dụng bảo vệ lớp lá cọ bền bỉ theo thời gian khi đi nắng hoặc mưa.
Nét đẹp của chiếc nón lá đã đi sâu vào văn hóa và tiềm thức của người dân Việt, nó là hình ảnh quên thuộc và gắn liền với cuộc sống của người dân, nhất là người con gái Việt Nam. Đại diện cho người nông dân chân lắm tay bùn, chân đạp đất và đầu đội trời. Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Xem thêm: Nghị luận xã hội về an toàn giao thông
Bên trên là 3 mẫu bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam chi tiết và đầy đủ nội dung. Quý bạn có thể tham khảo và đúc kết những bài học quý báu cho bản thân. Có thể nói, chiếc nón lá Việt Nam là một vật dụng không thể thiếu và là người bạn thân thiết đối với người dân Việt. Tuy chiếc nón lá không mang giá trị cao về mặt vật chất nhưng về giá trị tinh thần thì không có vật phẩm nào thay thế và so sánh được.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ngắn gọn, hay nhất tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.