Bạn đang xem bài viết Thực phẩm chiên, rán gây hại cho cơ thể ra sao? Phương pháp nấu ăn thay thế lành mạnh, đảm bảo sức khỏe tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các thực phẩm chiên, rán được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ yêu thích. Nhưng chúng gây hại cho cơ thể ra sao? Liệu có phương pháp nấu ăn lành mạnh thay thế? Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây!
Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây hại cho cơ thể ra sao?
Gây căng thẳng hệ tiêu hóa
Khi chúng ta ăn các thức ăn béo như thức ăn chiên, khối lượng chất béo sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Trong chất béo, carbs và chất đạm, chất béo được tiêu hóa chậm nhất, và nó đòi hỏi enzyme và dịch tiêu hóa, như mật và axit dạ dày để phá vỡ nó. Thêm chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn sẽ làm việc thêm giờ, thường dẫn đến đầy bụng, buồn nôn và khó chịu.
Tiêu chảy và đau dạ dày
Triệu chứng phổ biến nhất của tiêu hóa là một chứng khó chịu. Chuyên gia Barmmer nói: “Thực phẩm béo không chỉ nằm trong dạ dày, mà còn xâm nhập vào ruột do tiêu hóa không được. Nhiều người cũng bị tiêu chảy và đau dạ dày sau khi ăn thực phẩm béo”.
Gây hại vi khuẩn đường ruột
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những gì bạn ăn ảnh hưởng đến vi khuẩn trong ruột, còn được gọi là vi sinh vật. Giảm tiêu thụ thức ăn béo sẽ không gây bất lợi cho những vi sinh vật này.
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như bơ, cá, dầu olive sẽ giúp cân bằng lượng a xít béo của cơ thể, từ đó có thể mang đến hoóc môn khỏe mạnh cho sức khỏe miễn dịch.
Gây mụn trứng cá
Bạn có thể không nhìn thấy mụn trứng cá ngay sau bữa ăn lớn, nhưng chuyên gia Barmmer nói rằng thức ăn béo có thể đóng vai trò trong mụn trứng cá. Hiệu quả là gián tiếp, xảy ra theo thời gian và là kết quả của một chế độ ăn uống.
Mụn trứng cá phần lớn là do sự mất cân bằng hoóc môn và sự mất cân bằng vi khuẩn, vì vậy thực phẩm dầu mỡ gây ra mụn trứng cá thông qua cách làm hại sức khỏe ruột.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và bệnh tiểu đường
Nguy cơ mắc các chứng bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tim sẽ tăng lên nếu như bạn không có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Một nghiên cứu năm 2014 từ các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan phát hiện những người ăn thực phẩm chiên 4 – 6 lần mỗi tuần tăng 39% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và 23% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Đối với những người ăn chúng hằng ngày, tỷ lệ này còn cao hơn.
Thực phẩm nhiều dầu có hàm lượng calo và chất béo cao
Tiêu thụ thực phẩm chiên trong dầu không ổn định hoặc không lành mạnh có thể có một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trên thực tế, ăn chúng thường xuyên có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn như tiểu đường, bệnh tim và béo phì.
Do đó, tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế nghiêm ngặt việc ăn các thực phẩm chiên rán qua dầu nhiều lần, fastfood,…
Thực phẩm chiên có thể chứa Acrylamide có hại
Ngoài có nhiều chất béo và calo, thức ăn chiên rán thông thường có thể tạo ra các hợp chất nguy hiểm tiềm tàng như acrylamide.
Acrylamide là một hợp chất được hình thành trong thực phẩm giàu carbohydrate trong các phương pháp nấu ăn nhiệt độ cao như chiên. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, acrylamide được phân loại là chất có thể gây ung thư. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ ung thư thận, nội mạc tử cung, buồng trứng,…
Phương pháp nấu ăn thay thế lành mạnh, đảm bảo sức khỏe
Sử dụng dầu ăn an toàn, lành mạnh
Loại dầu được sử dụng để chiên ảnh hưởng rất nhiều đến các rủi ro sức khỏe liên quan đến thực phẩm chiên. Một số loại dầu có thể chịu được nhiệt độ cao hơn nhiều so với những loại khác giúp chúng an toàn hơn khi sử dụng:
- Dầu thực vật không chứa Cholesterol: thành phần chính của chúng là các Axit béo không no. Ở trạng thái lỏng nên dễ dàng tăng khả năng hấp thu khi vào cơ thể chúng ta. Loại dầu này không chứa Cholesterol nên đảm bảo sự an toàn cho người dùng.
- Dầu ô liu: là loại chất béo đến từ thực vật, giàu chất béo không bão hòa nên có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hơn thế nữa, dầu còn chứa Polyphenol chống oxy hóa và Axit Oleic. Là nguồn chứa Vitamin E tuyệt vời giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn. Và chất Phenol có trong dầu ô liu có khả năng chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh,…
Tuy nhiên, có nhiều khuyến cáo không nên nấu dầu ô liu ở nhiệt độ cao như chiên, xào. Mà đợi cho thức ăn gần chín mới nêm vào, bởi chế biến ở nhiệt độ cao, dầu ô liu sẽ khiến mùi vị của thức ăn biến đổi và gây hại cho cơ thể.
- Dầu đậu nành: là thực phẩm cung cấp chất béo, được làm từ hạt đậu nành nguyên chất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe với hàm lượng đạm và chất béo cao. Không chứa Cholesterol nhưng lại giàu Omega 3 – 6 và 9 tốt cho tim mạch và sức khỏe của bạn.
- Dầu dừa: là một loại dầu ăn được chiết tách từ cơm dừa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp. Do cung cấp nguồn nhiệt rất ổn định nên nó ít bị oxy hóa, và do hàm lượng chất béo no cao nên có thể cất giữ lâu đến 2 năm, thích hợp trong các cách nấu ăn ở nhiệt độ cao như chiên hay rán.
- Dầu gạo: được làm từ lớp vỏ cám – thành phần dinh dưỡng của hạt gạo. Trong dầu gạo chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như: Vitamin E, Phytosterols, Gamma Oryzanol. Nhờ đó sử dụng dầu gạo hàng ngày sẽ ngừa bệnh tim mạch và ngăn chặn quá trình lão hóa. Hơn thế nữa, dầu gạo có khả năng chịu được nhiệt độ cao (khoảng 240 độ C), nhờ đó có thể giảm nguy cơ cháy khét thức ăn.
Ngoài các loại dầu ăn nêu trên, một số dầu ăn cũng tốt cho sức khỏe như: dầu gấc, dầu cá hồi hay dầu hạt cải, dầu hướng dương,…
Lựa chọn phương pháp thay thế cách chiên truyền thống
- Sử dụng lò nướng : phương pháp này bao gồm nướng thực phẩm ở nhiệt độ rất cao (450 ° F hoặc 232 ° C), cho phép thực phẩm được giòn bằng cách sử dụng ít hoặc không có dầu.
- Sử dụng nồi chiên không dầu: phương pháp này không sử dụng hoặc sử dụng một lượng dầu rất ít để làm chín thức ăn, giúp cắt giảm tới 75% hàm lượng chất béo, giảm đến 90% acrylamide và một số hợp chất có hại khác như Aldehyd,… so với chiên thường. Nhờ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh suy tim, ung thư tuyến tiền liệt, phổi, bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao,…
Trên đây là các phương pháp nấu ăn thực phẩm chiên, rán lành mạnh, đảm bảo sức khỏe mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn chia sẻ đến bạn. Hi vọng các bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như các thành viên trong gia đình nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực phẩm chiên, rán gây hại cho cơ thể ra sao? Phương pháp nấu ăn thay thế lành mạnh, đảm bảo sức khỏe tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.