Bạn đang xem bài viết Thực đơn cho bé khi bị viêm phế quản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài sử dụng các thuốc điều trị, để bé nhanh khỏi cha mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của trẻ thời gian này. Cũng giống như những chứng bệnh viêm khác, viêm phế quản chịu tác động rất nhiều của cách ăn uống. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới, chế độ ăn uống có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến sự tăng lên hay giảm nhẹ của tình trạng bệnh viêm phế quản.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho trẻ khi bị viêm phế quản phổi
Khi trẻ bị viêm phế quản thì chế độ ăn uống nâng đỡ chính là tác nhân hàng đầu giúp trẻ mau chóng hồi phục và khỏi bệnh. Cho trẻ bị viêm phế quản ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc chung của các bậc cha mẹ. Sau đây, các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách dùng điều hòa hợp lý giúp trẻ không mắc bệnh viêm phế quản.
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản
Hạn chế tối đa hoặc tránh cho con ăn các đồ ăn chiên, xào như: Khoai tây chiên, gà rán, thịt chiên. Các thực phẩm giàu chết béo, dầu mỡ; kể cả sữa có hàm lượng chất béo cao cũng nên hạn chế trong thực đơn của trẻ viêm phế quản; vì nó có thể là nguyên nhân làm tăng triệu chứng khó thở của bệnh viêm phế quản.
Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo, khiến bệnh viêm phế quản nặng thêm. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.
Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn đối với trẻ bị viêm phế quản, bởi nếu trẻ viêm phế quản thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,… gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.
Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.
Nên tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.
Những thực phẩm cần tăng cường bổ sung trong thực đơn trẻ bị viêm phế quản
Hoa quả, rau xanh và các nguồn dinh dưỡng khác.
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho bệnh nhân viêm phế quản được bác sĩ khuyên dùng: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.
Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.
Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân viêm phế quản nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm phế quản.
Cho bé ăn thực phẩm giàu năng lượng và protein.
Chọn những thực phẩm giàu chất béo, chất đạm như : thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu, pho mát… Cũng có thể tăng lượng calo trong mỗi bữa ăn của trẻ bằng việc thêm dầu, bơ, bơ thực vật, bơ đậu phộng khi chế biến thực phẩm khác nhau.
Ăn uống quá nhiều có thể khiến trẻ mệt, do vậy, trong một ngày có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ giúp làm giảm lượng thức ăn trong một lần cho bé ăn.
Uống nhiều nước:
Uống nước đầy đủ rất quan trọng đối với trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Do trẻ ho nhiều, mệt mỏi không chịu uống nước hoặc bị nôn trớ gây mất nước rất nguy hiểm cho cơ thể vì nước là môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh trong cơ thể. Trẻ em bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng của bệnh nhân. Vì vậy ba mẹ cần chắc rằng trẻ uống nước đầy đủ để không bị mất nước. Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa bột. Các đồ uống dành cho trẻ bị mắc bệnh bao gồm: nước tinh khiết, nước cép trái cây (các đồ uống bổ sung muối và khoáng chất)…
Như vậy đối với trẻ em bị viêm phế quản thì chế độ ăn uống cũng là một phương pháp góp phần điều trị bệnh viêm phế quản.
Các sản phẩm thay thế thuốc
Mật ong là một phương thuốc hiệu quả để giảm ho và đau họng cho bé yêu. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong. Cho bé sử dụng các loại thảo mộc có tác dụng giảm viêm, giảm triệu chứng như bạc hà, húng chanh, cỏ xạ hương …
Thông thường, ở thành thị, bạn khó có thể tìm thấy các loại thảo mộc để dùng trực tiếp cho bé, bạn có thể cân nhắc việc tìm đến một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp cho hệ hô hấp của bé khỏe mạnh, tránh nhiễm các bệnh hô hấp và giúp giảm những triệu chứng ho, khó thở, đờm rãi khi bé mắc bệnh.
Món ăn phòng viêm phế quản cho trẻ
Viêm phế quản ở trẻ có thể điều trị bằng thuốc, Tây y hoặc Đông y; bên cạnh đó, dùng các món ăn bài thuốc vẫn là cách an toàn hơn. Một số món ăn có thể dùng cho trẻ em mắc bệnh như dưới đây:
1. Cháo hành
Hành lá, hành củ vừa đủ, gạo nếp 60g, vài lát gừng tươi. Chế biến: hành cắt đoạn dài 2-3 cm, hành củ cắt nhỏ, rồi đem nấu cháo với gạo nếp, gừng, nêm nếm vừa dùng. Ăn lúc cháo còn nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Những người ho do táo nhiệt, người hay ra nhiều mồ hôi thì không nên dùng.
2. Cháo tôm mướp hương/bí đỏ
Mướp hương (mướp ngọt); gạo tẻ muối ăn( 2g). Chế biến: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu. Mướp hương gọt vỏ rửa sạch, xắt miếng vuông nhỏ 1cm. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu trên lửa lớn cho sôi, đợi gạo nở thì cho mướp hương, tôm, muối, vào nấu chín thành cháo, cho thêm vài lát gừng.
Cho bé ăn 1 bữa mỗi ngày, hỗ trợ giúp long đàm , giảm ho.
3. Cháo bí đao, thịt heo
Gạo tẻ; bí đao, thịt thăn heo, gừng, muối. Chế biến: Bí đao gọt vỏ, băm nhỏ. Thịt heo rửa sạch xay nhuyễn. Gạo tẻ vo sạch để ráo nước. Nấu gạo tẻ với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi thì cho thịt heo, bí đao vào, giảm nhỏ lửa nấu thành cháo, nêm muối và thêm vào lát gừng.
Cho trẻ ăn vào bữa trưa/tối mỗi ngày; giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, nhiều đờm, sốt cao.
4. Cháo hạnh nhân
Hạnh nhân 15g, gạo trắng 50g. Chế biến: hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền với nước, rồi gạn lấy nước này đem nấu cháo với gạo, nêm ít gia vị. Ăn lúc cháo nóng, vào sáng sớm và chiều tối. Món cháo này có công dụng giảm ho, khó thở, ngực bứt rứt.
Qua bài viết trên đây tindep.com muốn chia sẻ cho cho các bà mẹ chế độ ăn uống chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi tại nhà. Nếu thực hiện đúng, tindep.com tin chắc rằng khi bé bi viêm phế quản phổi tại nhà chuyên chăm sóc đối với các bà mẹ chỉ là chuyện nhỏ. Chúc các bà mẹ và các con luôn khỏe mạnh!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thực đơn cho bé khi bị viêm phế quản tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.