Bạn đang xem bài viết Thủ tục đăng ký hộ khẩu, thường trú theo quy định mới nhất năm 2022 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định mới nhất của năm 2022 như thế nào. Nếu bạn chưa biết, hôm nay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn sẽ giải thích rõ cho bạn những thủ tục này một cách chi tiết nhất qua bài viết sau nhé.
Hồ sơ đăng ký hộ khẩu, thường trú
Đăng ký thường trú ở chỗ ở thuộc sở hữu của mình
Để đăng ký thường trú ở chỗ ở thuộc sở hữu của mình, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2022/TT-BCA.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Đăng ký thường trú ở chỗ ở không thuộc sở hữu của mình
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ hoặc cha, mẹ về ở với con; Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu, hồ sơ gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2022/TT-BCA. Trong đó nêu rõ việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp hoặc người được ủy quyền.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ hoặc với các thành viên trong gia đình, trừ trường hợp thông tin này đã thể hiện trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ.
Những trường hợp khác được đăng ký thường trú do thuê, mượn, ở nhờ cần có những giấy tờ như:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2022/TT-BCA. Trong đó nêu rõ việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp hoặc người được ủy quyền.
- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã công chứng, chứng thực theo luật định.
Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
Trường hợp người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ giúp là nhà ở, hồ sơ gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2022/TT-BCA. Đối với người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người hoạt động tôn giáo được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện cơ sở tín ngưỡng.
- Văn bản xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Trường hợp trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ giúp là nhà ở, hồ sơ gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2022/TT-BCA. Đối với người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Cư trú và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Đăng ký thường trú cho người được chăm sóc, nuôi dưỡng
Để đăng ký thường trú cho người được chăm sóc, nuôi dưỡng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
- Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện
Để đăng ký thường trú cho người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện, cần có những giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuậtvà bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân
Hồ sơ đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quan trong Công an nhân dân bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
- Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký thường trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
Tham khảo thêm: Những giấy tờ làm căn cước công dân gắn chip
Thủ tục đăng ký hộ khẩu, thường trú
Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú gồm 5 bước sau:
Bước 1Chuẩn bị hồ sơ theo đúng đối tượng trên (1 bộ hồ sơ).
Bước 2Nộp hồ sơ tại cơ quan công an cấp xã theo 2 cách:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại công an cấp xã (Hồ sơ có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó).
- Nộp trực tuyến qua cổng cung cấp dịch vụ trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Bước 3Bổ sung hồ sơ nếu có hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi hồ sơ đã hợp lệ.
Bước 4Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 5 Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). Thời gian làm việc không quá 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ khẩu, thường trú
Đăng ký hộ khẩu, thường trú ở đâu?
Để đăng ký hộ khẩu, thường trú theo hình thức trực tiếp, bạn đến trực tiếp tại Công an cấp xã nơi có tài sản cư ngụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng cung cấp dịch vụ trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, sau khi tiếp nhận, bạn sẽ được hẹn đến cơ quan công an cấp để tiến hành giải quyết đăng ký hộ khẩu, thường trú.
Điều kiện để đăng ký thường trú tại Hà Nội, TP. HCM là gì?
Trước đây, theo Luật cư trú 2013, công dân muốn đăng ký hộ khẩu, thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương phải có thời gian tạm trú nhất định ở địa phương đó.
Ví dụ, để đăng ký thường trú vào các quận của TP.HCM, cần có đủ 2 năm tạm trú tại thành phố trở lên. Nếu đăng ký thường trú tại các huyện vùng ven của TP.HCM thì cần ít nhất 1 năm tạm trú tại thành phố. Riêng nội thành Hà Nội cần ít nhất 3 năm tạm trú.
Nhưng, Luật cư trú mới 2020 ra đời, những quy định về thời gian tạm trú ở các thành phố trực thuộc trung ương này đã được bãi bỏ. Chính vì thế, điều kiện để đăng ký thường trú tại Hà Nội, TP.HCM sẽ giống như những tỉnh thành khác.
Theo đó, những điều kiện để được đăng ký thường trú như sau:
1. Đối với người dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
2. Người dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp: vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở thuê, mượn, ở nhờ thì phải được chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho đăng ký và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. Đồng thời phải bảo đảm diện tích nhà ở (thuê, mượn, ở nhờ) tối thiểu do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
4.Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở đối với: người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; người đại diện cơ sở tín ngưỡng; người trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa.
5. Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
6. Đăng ký thường trú tại phương tiện đối với người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện.
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do tòa án quyết định.
Đăng ký thường trú có được cấp sổ hộ khẩu?
Theo Luật Cư trú mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, khi người dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú mà dẫn đến sự thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ đã cấp.
Cũng theo Luật Cư trú mới, từ sau ngày 1/7/2021, người dân đi đăng ký thường trú sẽ không được cấp sổ hộ khẩu mới. Mọi thông tin về cư trú của cư dân sẽ được lưu trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Vừa rồi, Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn vừa giới thiệu đến bạn chi tiết những thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú mới nhất năm 2022. Hy vọng bạn đá có được những kiến thức thật thú vị qua bài viết.
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thủ tục đăng ký hộ khẩu, thường trú theo quy định mới nhất năm 2022 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.