Nhiều trẻ nhỏ có khối phồng to ở rốn, dân gian thường hay gọi đây là “rốn lồi”. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị rốn ở trẻ.
Thoát vị rốn là loại dị tật khá phổ biến, bệnh gặp nhiều ở trẻ sinh non hay sinh nhẹ cân. Thoát vị rốn thường không quá nguy hiểm và vẫn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh biến chứng nặng sẽ có khả năng gây biến chứng thì sẽ cần can thiệp. Vậy để tìm hiểu kĩ hơn về thoát vị rốn ở trẻ cũng như khi nào nên thực hiện phẫu thuật, hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Thoát vị rốn ở trẻ là gì?
Theo TS. Dược khoa Trương Anh Thư, thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có thể hiểu rằng khi trẻ sinh ra với dây rốn gắn ở bụng, dây rốn đưa các chất dinh dưỡng nuôi trẻ trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Sau khi sinh, dây rốn của bé sẽ được cắt ngay. Trong khoảng 1 đến 2 tuần cuống rốn sẽ teo dần và tự rụng đi, vết thương lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ của dây rốn sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.
Thoát vị rốn ở trẻ xảy ra khi phần nội tạng bị lòi ra khỏi vị trí bình thường trong cơ thể. Bệnh này xảy ra khi nội tạng trong bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị này có thể chứa dịch, hay một phần của nội tạng ví dụ như: ruột, hoặc các nội tạng khác từ ổ bụng.
Theo nghiên cứu thì bệnh thoát vị rốn chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt xảy ra nhiều hơn ở trẻ sinh non và sinh nhẹ cân. Hầu hết, các trường hợp trẻ mắc thoát vị rốn sẽ tự đóng khi trẻ được 3-4 tuổi, nhưng cũng có những trường hợp trẻ 5-6 tuổi mới hết thoát vị rốn.
Tuy nhiên trong trường hợp rốn không tự đóng được, có thể sẽ cần đến can thiệp phẫu thuật.
Làm sao nhận biết trẻ bị thoát vị rốn?
Theo TS. Dược khoa Trương Anh Thư, Nhìn vào rốn của trẻ sẽ thấy vùng rốn bị sưng phồng to, càng xuất hiện rõ hơn khi trẻ khóc, vặn mình hoặc khi đi tiêu. Có thể thấy tạng thoát vị ngay dưới vòng cân của trẻ. Khối thoát vị sẽ to từ từ ra trong các trường hợp: Táo bón, ho, quấy khóc…
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
- Khóc to, khóc ngằn ngặt, tỏ ra đau đớn
- Bụng bé có vẻ to hơn, tròn hơn, “đầy” hơn bình thường.
- Vùng da trên khối thoát vị sưng nề và đỏ.
- Có các biểu hiện như sốt, nôn, khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài được, khó khăn khi đi ngoài.
- Có máu trong phân.
- Khi có các biểu hiện này, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Những sai lầm dễ mắc khi xử lý trẻ mắc thoát vị rốn
Với kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau xử lý khi thấy trẻ bị “rốn lồi” rằng dùng băng dính dán đồng xu lên rốn của trẻ sẽ mau chóng khỏi bệnh.
Có lẽ họ tin rằng việc đặt đồng xu và dán băng dính sẽ ép và làm cho vùng bị thoát vị nhỏ dần đi. Nhưng điều này là SAI LẦM HOÀN TOÀN, thậm chí điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc cản trở máu tới nuôi cơ quan bên trong. Phụ huynh TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LÀM, hãy đưa con đi khám được kiểm tra và xử trí đúng cách.
Khi nào nên thực hiện phẫu thuật?
Phẫu thuật thoát vị rốn ở trẻ thường được chỉ định trong các trường hợp thoát vị rốn có đặc điểm như sau:
- Có các biến chứng như kẹt, thắt nghẹt, thủng và lòi ruột ra ngoài.
- Phần rốn thoát vị không tự đóng sau 4 tuổi
- Có đường kính vòng rốn lớn hơn 1.5 cm
- Có các triệu chứng như đau, khó chịu.
- Thoát vị rốn dạng “vòi” ( có tên gọi y khoa là procosboid hernia). Vòng rốn không hẹp lại trong quá trình theo dõi có thể cân nhắc điều trị phẫu thuật khi trẻ được 2 tuổi.
Nên biết những gì khi chuẩn bị phẫu thuật thoát vị rốn ở trẻ?
Bệnh thoát vị rốn thường sẽ tự đóng trước khi em bé được 1 tuổi, nếu khối thoát vị của trẻ không tự đóng lại khi bé được 3 tuổi thì hầu như sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Sau phẫu thuật túi thoát vị sẽ không còn, tránh cho trẻ bị các biến chứng nguy hiểm mà túi thoát vị gây ra một khi trẻ lớn lên.
Tuy nhiên bệnh thoát vị rốn có thể tái phát. Trước khi tiến hành phẫu thuật, phụ huynh nên tìm hiểu rõ các lời khuyên và lưu ý của bác sĩ.
Nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật thoát vị rốn ở trẻ?
- Có thể đưa con về nhà ngay trong ngày.
- Trẻ sẽ được cho thuốc giảm đau, dặn dò để giữ cho những mũi khâu được khô ráo và sạch sẽ.
- Trẻ có khả năng quay trở lại trường học sau một tuần phẫu thuật, nhưng không nên tập luyện hay hoạt động mạnh gắng sức trong vòng sáu tuần.
- Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám trong vòng một vài tuần sau phẫu thuật để quan sát tình hình sức khỏe của trẻ.
- Đa số trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục hoàn toàn.
Những lưu ý hậu phẫu thuật thoát vị rốn
Trong thời gian này, vết mổ phải được bảo vệ một cách cẩn thận, tránh thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực bụng bằng cách ấn nhẹ vào đường rạch.
Các hoạt động này bao gồm:
- Đứng lên từ vị trí ngồi
- Hắt xì
- Ho
- Rặn khi đại tiện
- Nôn mửa
Qua bài viết trên là những chia sẻ về bệnh thoát vị rốn ở trẻ, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã cung cấp được những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có được những kiến thức cần thiết để chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bị dị tật này!
Nguồn: Hello Bacsi
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn