Thang tư duy Bloom được cho là kỹ thuật phổ biến được giáo viên sử dụng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập, cuối cùng là đánh giá kết quả học tập của người học.
Từ lâu thang tư duy Bloom hay còn gọi là tháp tư duy Bloom được cho là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, các bài tập để kiểm tra, đồng thời đánh giá kết quả học tập đối với người học. Hiện tại thang tư duy Bloom được phổ biến rất rộng rãi trong giáo dục và được sử dụng để giúp giáo viên có thể kiểm tra sắp xếp câu hỏi theo các mức độ khác nhau. để giúp người đọc hiểu rõ hơn về tháp tư duy Bloom Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn Math xin đưa ra bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có được những thông tin hữu ích cho mình trong quá trình tìm hiểu nhé.
1. Thang Tư Duy Bloom là gì?
Tháng đó Bloom được xem là một công cụ nền tảng dùng để phân loại các mục tiêu và kỹ năng khác nhau mà giáo viên sử dụng để đặt ra cho học sinh của mình. Thang tư duy được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1956 bởi một nhà tâm lý học giáo dục tại Đại học Chicago có tên là Benjamin Bloom. Trong những năm gần đây thuật ngữ này được cập nhật mới bao gồm 6 cấp độ học tập khác nhau cụ thể là: ghi nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và cuối cùng là sáng tạo. Cấp độ này được sử dụng để tạo các cấu trúc mục tiêu cho quá trình học tập, tập bài học và đánh giá khóa học của học sinh. Hầu hết giáo viên đều áp dụng để có được mục tiêu giảng dạy phù hợp đem đến kết quả học tập tốt cho học sinh.
2. 6 Cấp Độ Tư Duy của tháp tư duy Bloom
Sau đây là 6 cấp độ tư duy của tháp tư duy Bloom mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn Math muốn chia sẻ đến bạn đọc. Vậy thang cấp độ tư duy bloom có những cấp độ nào?
2.1 Cấp độ ghi nhớ
Ghi nhớ chính là khả năng khôi phục, ghi và nhớ lại các kiến thức đã được học. Nói một cách dễ hiểu ghi nhớ tức là học sinh có thể nhắc lại các thông tin kiến thức mà thầy cô giáo đã giảng dạy. Ở cấp độ này Giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý cho học sinh để nhớ lại các khái niệm. Với loại câu hỏi này học sinh chỉ cần dùng vài từ để trả lời và câu trả lời không cần phải suy luận mà đơn giản chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại những gì mà giáo viên đã giảng dạy.
2.2 Cấp độ hiểu
Hiểu ở đây có nghĩa là khả năng diễn đạt ý nghĩa thông điệp bằng miệng, văn bản hoặc hình ảnh. Hiểu không chỉ là nhắc lại một thông điệp nào đó mà hiểu còn được thể hiện thông qua cách diễn giải, nêu gương, phân loại, tóm tắt, suy luận, so sánh và giải thích. Qua những gì giáo viên giảng dạy học sinh có thể hiểu được những điều vừa giảng. Do đó học sinh cần phải hiểu khái niệm sâu sắc hoặc hiểu mối quan hệ mà mình vừa học.
Ở cấp độ hiểu học sinh có thể tóm tắt lại hoặc kể lại những gì mình hiểu được, đây được cho là cấp độ quan trọng để giáo viên biết được năng lực của học sinh mình đến đâu.
2.3 Khả năng vận dụng
Được hiểu là khả năng vận dụng các thông, kiến thức thức đã được học vào một tình huống, hay thí nghiệm cụ thể. Mục tiêu ở mức độ này là học sinh có thể để sử dụng hoặc ứng dụng những gì giáo viên đã giảng dạy vào thực tế thế. Vận dụng ở đây không có nghĩa là trẻ phát triển sự trừu tượng mà chỉ cần ứng dụng những gì mình biết từ bài giảng của giáo viên.
2.4 Khả năng phân tích
Phân tích được hiểu là khả năng phân chia thông tin, kiến thức thành những phần nhỏ. Sau đó xác định các phần nhỏ đó có liên quan đến nhau với một cấu trúc hoặc mục đích cụ thể. Nói một cách dễ hiểu là vận dụng khả năng phân tích để khám phá một số khái niệm chi tiết giúp học sinh hiểu tốt hơn hoặc rút ra được những kết luận từ những điều mà mình phân tích được. Để có thể phân tích được thì học sinh cần phải hiểu được các khía cạnh của khái niệm, có thể kết nối và xem xét những ý kiến ảnh hưởng với nhau như thế nào từ đó đưa ra những kết luận cụ thể vào những gì mà mình đang phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề đó hoặc khái niệm đó.
2.5 Khả năng đánh giá
Đánh giá là dựa trên những tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua quá trình kiểm tra và phê bình để đưa ra một kết luận, 2 nhận định về một vấn đề nào đó.Ở cấp độ này Học sinh sẽ nghiên cứu chi tiết sự vật để đánh giá giá trị, chất lượng, tầm quan trọng, cũng như quy mô và điều kiện. Việc đánh giá không chỉ đơn giản đưa ra các ý kiến, mà học sinh còn cần phải so sánh và suy xét các ý kiến đó, đồng thời đánh giá giá trị của cái ý kiến, trên bình bày, lựa chọn những kiến thức hay mà mình vừa thu được.
2.6 Khả năng sáng tạo
Đây được cho là cấp độ cao nhất trong thang tư duy Bloom. Sáng tạo ở đây chính là khả năng Các sáng kiến thức, thông tin đã có để tạo thành một cấu trúc hay định lý mới theo đúng những gì mà học sinh đang hiểu.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tháp tư duy Bloom mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn Math muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thang đo tư duy này.