Bạn đang xem bài viết Tài liệu ôn thi môn Sinh học lớp 12 Ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Sinh học tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu ôn thi môn Sinh học 12 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm, quan trọng nhất của môn Sinh học để ôn thi THPT Quốc gia 2024 hiệu quả hơn.
Bộ tài liệu ôn thi Sinh học THPT Quốc gia 2024 gồm 85 trang, chia ra thành 46 bài học, mỗi bài lại có những dạng câu hỏi khác nhau, có đáp án kèm theo, giúp các em ôn thi hiệu quả hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo 180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn:
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Sinh học lớp 12
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Câu 1: Gen là
A. Đoạn protein mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
B. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
C. Đoạn pôlipeptit mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
Câu 2: Khi nói về gen, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
B. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 phân tử ARN.
C. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định.
D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit.
Câu 3: Khi nói về mã di truyền, nhận định thứ mấy sau đây không đúng?
(1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các a.a trong chuỗi polipeptit.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và không gối đầu lên nhau.
(4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều có chung một mã di truyền ( trừ 1 vài ngoại lệ ).
(5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Nhiều bộ ba mã hóa 1 axit amin.
(6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
A. (1), (2), (3).
B. (3), (4).
C. (5), (6).
D. (1), (2).
Câu 4. Khi nói về mã di truyền, những nhận định ở vị trí thứ mấy sau đây là đúng?
(1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên protein quy định trình tự các a.a trong ARN.
(2). Mã di truyền là mã bộ ba.
(3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và gối đầu lên nhau.
(4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật có nhiều bộ mã di truyền.
(5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin. Trừ UAA; UAG; UGA (kết thúc dịch mã)
(6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Trừ AUG; UGG.
A. (1), (2), (3).
B. (2), (5), (6).
C. (3), (4), (5).
D. (4), (5), (6).
Câu 5: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prôlin là 5/XXU3/; 5/XXA3/; 5/XXX3/; 5/XXG3/; Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi pôlipeptit?
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba.
B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong một bộ ba.
C. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong một bộ ba.
D. Thay đổi nucleotit thứ 2 trong một bộ ba.
Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.
B. Enzim ADN pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X.
C. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5/ à 3/, nên trên mạch khuôn 3/ – 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3/ à 5/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki.
D. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3/ – 5/, nên trên mạch khuôn 3/ – 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5/ – 3/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki.
Câu 7: Khi nói về các loại enzim tham gia trong trình nhân đôi ADN, nhận định thứ mấy sau đây không đúng?
(1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
(3). Các đoạn Ôkazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
(4). Enzim axit amin – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
Câu 8: Khi Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những nhận định thứ mấy sau đây đúng?
(1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
(2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. (3). Các đoạn Ôkazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
(4). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
(5). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bảo toàn(tồn).
(6). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn(tồn).
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (4), (6).
C. (1), (2), (4), (5), (6).
D. (1), (2), (3), (5), (6).
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Câu 1: Khi nói về quá trình phiên mã, trong những nội dung sau đây, những nội dung ở vị trí thứ mấy là đúng?
(1). Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn ADN.
(2). Phiên mã là quá trình tổng hợp protein trên khuôn ADN.
(3). Phiên mã là thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung.
(4). Phiên mã là quá trình tổng hợp ADN trên khuôn ARN.
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2), (4).
Câu 2: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3′ → 5′.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3′ → 5′.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (2) → (1) → (3) → (4).
B. (2) → (4) → (3) → (1).
C. (1) → (2) → (3) → (4).
D. (1) → (3) → (2) → (4).
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa
A. lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
B. lượng sản phẩm của tARN được tạo ra.
C. lượng sản phẩm của rARN được tạo ra.
D. lượng sản phẩm của protein được tạo ra.
Câu 2: Khi nói về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật, điều nào sau đây không đúng?
A. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
B. Điều hòa dịch mã là điều hòa lượng protein được tạo ra trong tế bào.
C. Điều hòa sau dịch mã là làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp trong tế bào.
D. Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ dịch mã.
Câu 3: Khi nói về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật, những nội dung ở những vị trí thứ mấy sau đây đúng?
(1). Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của rARN được tạo ra.
(2). Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
(3). Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã.
(4). Điều hòa sau dịch mã là làm biến đổi tARN sau khi được tổng hợp trong tế bào.
(5). Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào.
A. (1), (2), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 4: Hai nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động của các gen ở vi khuẩn E. coli vào năm 1961 là:
A. Jacôp và Menđen.
B. Milơ và Mônô.
C. Jacôp và Mônô.
D. Jacôp và Moocgan.
…
>> Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tài liệu ôn thi môn Sinh học lớp 12 Ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Sinh học tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.