Bạn đang xem bài viết Sucrose (saccharose) là gì? Vai trò của sucrose đối với sức khỏe tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sucrose là một trong những loại đường mà chúng ta dùng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu sucrose là gì và vai trò của chúng đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé.
Sucrose (saccharose) là gì?
Sucrose (saccharose) là một disaccharide bao gồm một đơn vị glucose và một đơn vị fructose liên kết với nhau. Sucrose được chuyển hóa bởi enzyme sucrase nằm trên bề mặt niêm mạc ruột non, hấp thụ vào máu và di chuyển đến các tế bào.[1]
Sucrose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả và ngũ cốc. Đặc biệt, sucrose có trong thực phẩm chế biến và tinh chế trên quy mô công nghiệp rộng lớn thường được chiết xuất từ đường mía hoặc củ cải đường.
Đường sucrose được chia thành nhiều loại, sử dụng rộng rãi để làm ngọt, bảo quản và tạo kết cấu trong chế biến thực phẩm chẳng hạn như kẹo, kem, ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm đóng hộp, soda và đồ uống có đường khác,…
Vai trò của sucrose đối với sức khỏe
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Sucrose là một carbohydrate tinh khiết có hàm lượng năng lượng là 3,94 kcal hoặc 17 kJ/g.
Sucrose cung cấp năng lượng cần thiết để thực hiện các chức năng thể chất và tinh thần, hồi phục cơ thể một cách nhanh chóng.
Có vai trò quan trọng cho não bộ
Sucrose khi vào cơ thể sẽ được phân tách thành glucose cần thiết cho não bộ hoạt động, kích thích tuyến tụy giải phóng insulin. Từ đó đưa ra các tín hiệu kiểm soát lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể giúp tránh béo phì.
Tạo ra nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể
Glucose khi phân tách từ sucrose sẽ khiến đường trong máu tăng cao. Từ đó, nguồn nguyên liệu này có thể tạo ra năng lượng cho các hoạt động thể dục thể thao hoặc biến thành glycogen được lưu trữ trong cơ hoặc gan để sử dụng khi cần thiết.[2]
Hỗ trợ sự phát triển trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ hấp thụ chủ yếu calo được chuyển hóa từ lactose có trong sữa mẹ. Tuy nhiên sau 6 tháng tuổi, trẻ nên bổ sung thêm sucrose và một số thức ăn khác như rau, hoa quả,… để cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho trẻ.
Nếu không nhận đủ đường, cơ thể trẻ sẽ chiết xuất calo từ protein, ảnh hưởng đến việc trao đổi chất và cản trở sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, đường sucrose tạo ra nồng độ pH lý tưởng cho các loại vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh và là một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Vì thế, việc bổ sung sucrose nên được cân nhắc hợp lý và khoa học.
Trẻ nên bổ sung thêm sucrose và một số thức ăn khác như rau, hoa quả,… để cung cấp đủ lượng calo cần thiết
Cung cấp năng lượng cho phụ nữ đang mang thai
Cung cấp năng lượng, duy trì sức khỏe cho thai kỳ là vai trò quan trọng sucrose mang lại cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý việc bổ sung lượng đường phù hợp vì hiện tượng thừa cân và tiểu đường thai kỳ rất dễ xảy ra khi dung nạp quá nhiều sucrose.
Cung cấp năng lượng, duy trì sức khỏe cho thai kỳ là vai trò quan trọng sucrose mang lại cho phụ nữ mang thai
Lưu ý khi bổ sung sucrose
Tâm trạng lâng lâng
Sucrose khi được bổ sung vào cơ thể được tiêu hóa nhanh chóng khiến lượng đường trong máu tăng và giảm đột ngột, ảnh hưởng đến tâm trạng. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và cáu kỉnh.
Sucrose được tiêu hóa nhanh chóng khiến lượng đường trong máu tăng và giảm đột ngột ảnh hưởng đến tâm trạng
Tăng cân
Cấu trúc phân tử đơn giản làm cho sucrose được tiêu hóa nhanh chóng, giải phóng glucose vào máu nhanh hơn so với tốc độ calo bị đốt cháy. Sucrose gây cảm giác thèm ngọt khiến bạn ăn nhiều hơn.
Nhạy cảm với insulin
Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột sau các bữa ăn giàu sucrose, nồng độ insulin tăng cao để vận chuyển glucose và đốt cháy tại các tế bào cơ. Việc hoạt động quá mức khiến các thụ thể insulin bị hao mòn theo thời gian, gây ra tình trạng đường huyết cao mãn tính.
Sâu răng
Nếu đường sucrose tồn tại trên răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành acid ăn mòn men răng dẫn đến mất hoặc sâu răng.
Thay đổi cholesterol
Bên cạnh chế độ ăn nhiều lipid, hàm lượng lớn sucrose thúc đẩy hình thành lượng lớn chất béo trung tính đã tồn tại tự nhiên ở trong máu. Từ đó, dẫn đến quá nhiều lipid, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
Ngoài ra, sucrose còn ảnh hưởng đến cholesterol bằng cách giảm mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL), là một cholesterol tốt cho cơ thể.
Thực phẩm chứa sucrose
Sucrose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong các loại thực phẩm hằng ngày như:
- Thực phẩm tự nhiên: Mía đường, mật ong, thốt nốt, củ cải đường, một số trái cây…
- Thực phẩm chế biến: Ngũ cốc, kem, bánh kẹo, nước uống đóng chai…
Mía đường là một nguồn cung cấp sucrose tự nhiên
So sánh Sucrose, Glucose và Fructose
Sucrose, glucose và fructose là ba loại đường đều được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và có cùng lượng calo trong 1 gam. Tuy nhiên, chúng khác nhau về cấu trúc hóa học, cơ thể chuyển hóa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Về cấu trúc:
- Fructose hay còn gọi “đường trái cây” là monosaccharide có độ ngọt cao hơn các loại đường khác nhưng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Tương tự fructose, glucose cũng là một loại đường đơn quan trọng nhất và tồn tại tự nhiên trong máu, tạo nên nguồn năng lượng cho cơ thể.
- Sucrose lại là một disaccharide được tạo thành từ 50% fructose và 50% glucose. Sucrose có vị ngọt hơn glucose nhưng ít ngọt hơn fructose.
Cơ chế hấp thu và sử dụng:
- Glucose được hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc ruột non vào máu và phân phối đến các tế bào nhờ insulin. Từ đó, glucose được chuyển thành năng lượng sử dụng tức thời hoặc được lưu trữ trong các tế bào cơ và gan để sử dụng khi đường huyết giảm.
- Fructose được chuyển hóa ở gan và hấp thụ trực tiếp vào máu từ ruột non. Khác với glucose, fructose làm tăng lượng đường trong máu chậm và không tác động đến insulin. Ngoài ra, fructose cũng được chuyển thành glucose hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo.
- Khác hoàn toàn với hai loại đường đơn trên, sucrose lại cần được phân chia nhỏ thành các monosaccharide nhờ enzyme tạo ra bởi lớp niêm mạc ruột non và hấp thu vào máu.
Tuy nhiên, tiêu thụ bất kỳ loại đường nào quá mức cũng có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị chỉ nên bổ sung đường ở mức 5 – 10% lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn.[3]
Do đó, để đảm bảo có một chế độ ăn lành mạnh, bạn nên ăn các thực phẩm phẩm nguyên hạt, ít thực phẩm chế biến sẵn và không cần thiết phải hạn chế các loại đường có trong trái cây, rau quả.
Xem thêm:
- Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?
- Nên sử dụng bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về sucrose cũng như vai trò của sucrose đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu thấy hữu ích bạn nhé.
Nguồn: Levelshealth, Healthline
Nguồn tham khảo
-
Carbohydrate Digestion and Absorption
https://sugar.ca/sugars-health/carbohydrate-digestion-and-absorption
-
Regulation of glucose metabolism from a liver-centric perspective
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26964834/
-
Sugar intake for adults and children
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/149782/9789241549028_eng.pdf;jsessionid:638E5B23C742F83F17080591AD2E299B?sequence:1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sucrose (saccharose) là gì? Vai trò của sucrose đối với sức khỏe tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.