Bạn đang xem bài viết Sự tích Ông Táo Về Trời trong phong tục Việt Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo tục lệ cổ truyền của Việt Nam, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên trời. Mọi người đều thực hiện theo phong tục như là một cách truyền lại từ người đi trước nhưng ít người biết hết được về sự tích ông Táo và những điều thú vị về vị thần này. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm về sự tích ông táo về trời như thế nào nhé!
Sự tích ông Táo về trời – chuyện Hai ông một bà
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ địa, Thổ kỳ của Trung Hoa nhưng được dân gian Việt Nam lưu truyền thành sự tích “2 ông 1 bà”– Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp và người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo theo phong tục việt nam.
Theo dân gian kể lại, ngày xa xưa có một đôi vợ chồng, người vợ là Thị Nhi, người chồng là Trọng Cao, sống với nhau mặn nồng tha thiết. Thế nhưng một hôm vì nóng giận, Trọng Cao làm Thị Nhi uất ức mà bỏ đi. Thị Nhi lang thang đến một ngôi làng nọ gặp Phạm Lang, hai người phải lòng nhau và kết duyên vợ chồng.
Về sau khi Trọng Cao nguôi giận vì quá thương nhớ Thị Nhi đã bỏ xứ đi tìm vợ về. Trọng Cao đi từ xứ này đến xứ khác, đến khi trong người chẳng còn gì mà vẫn không tìm thấy vợ, Trọng Cao lâm vào cảnh ăn xin để sống qua ngày.
Một ngày nọ trong lúc xin ăn vào ngày 23 tháng Chạp, Trọng Cao vô tình gặp Thị Nhi đang đốt giấy tiền vàng bạc trước nhà. Nhận ra chồng mình vì thương xót nên Thị Nhi mang gạo ra giúp đỡ. Phạm Lang trông thấy và tỏ lòng nghi ngờ Thị Nhi. Thị Nhi lấy lòng xấu hổ và nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trọng Cao cảm tình ân nghĩa cũng lao vào lửa mà chết theo. Phạm lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Ngọc Hoàng trông thấy xót thương cho mối tình của 3 người bèn phong cho cả 3 thành Táo Quân giúp Ngọc Hoàng trông coi việc bếp núc, đất đai, chợ búa của nhân gian và lên trời bẩm báo Ngọc Hoàng từ 23 tháng Chạp hàng năm.
Từ đó cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt lại cúng đưa tiễn ông Táo về trời để bẩm báo việc nhân gian cho Ngọc Hoàng.
Ý nghĩa cúng ông Công, ông Táo
Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là tay chân của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.
Thường ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu.
Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người ta thường mua bộ giấy 2 mũ ông 1 mũ bà để làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể. Mong Ông Táo Quân tâu với Ngọc Hoàng những điều hay, ý đẹp, cầu may mắn và giảm bớt những điều không hay trong năm qua.
Ông Táo không chỉ có ở Việt Nam và cũng không chỉ cưỡi cá chép về trời
Không chỉ ở Việt Nam mà ông Táo còn được các quốc gia khác thờ phụng như Đài Loan, Trung Quốc, Singapore,… Tất cả những quốc gia này vào ngày 23 tháng Chạp đều bắt đầu cúng tiễn đưa ông Táo về trời tương tự như tại Việt Nam.
Kể cả phương tiện đi lại của Táo Quân mỗi nền văn hóa đều có câu chuyện khác nhau. Tại Việt Nam có quan niệm dân gian cho rằng cá chép vàng là loài cá tiên xưa sống trên Thiên Đình và là cá vượt Vũ môn nên ông Táo mới cưỡi cá chép, vì phạm lỗi nên phải xuống trần gian, mỗi dịp 23 tháng Chạp ông Táo dùng để cưới về trời.
Nhưng cũng có một số vùng miền tại Việt Nam hoặc ngay cả Trung Quốc, Đài Loanlại cho rằng ông Táo về trời bằng ngựa nên vào ngày này họ sẽ cúng cùng ngựa giấy.
>> Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?
Vì sao có Lễ đưa ông Táo và Lễ rước ông bà ngày Tết?
Trong phong tục của người Việt, từ ngày 23 tháng Chạp đến giao thừa, chúng ta chỉ có lễ tiễn ông Táo mà không có lễ rước, có lễ rước ông bà (ngày giao thừa) mà không hề có lễ đưa. Vì sao lại như vậy nhỉ?
Theo quan niệm dân gian, sở dĩ không có định rõ ngày rước ông Táo vì ông Táo về lại trần gian sớm hay muộn còn phụ thuộc vào lịch làm việc cụ thể ở từng năm. Táo Quân chỉ được trở lại trần gian khi Ngọc Hoàng Thượng Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”. Và chuyện của Ngọc Hoàng định ngày nào thì người phàm trần chúng ta sẽ không thể biết được. Vì thế mới không có lễ rước ông Táo.
Còn việc có lễ rước Ông Bà ngày giao thừa là do tổ tiên từ xưa cho rằng, ông ba vẫn luôn ở trong nhà, ngay trên bàn thờ gia tiên, nên ta phải cúng tế ông bà tại bàn thờ Cửu huyền thất tổ. Rước ông bà ở đây có nghĩa là rước những người mà gia đình không trực tiếp thờ cúng (chẳng hạn tổ tiên lâu đời, ông bà bên ngoại,…). Như vậy, rước ông bà sẽ là mời tất cả tổ tiên về dùng bữa cơm cùng với gia đình ngày giao thừa.
Có lễ rước mà không có lễ đưa tiễn ông bà, bởi vì con cháu muốn những “vị khách” này ở lại chung vui cùng ông bà (mà gia đình đang thờ cúng). Họ muốn đi khi nào thì đi. Và tiếp tục đến năm sau, gia đình lại làm lễ rước ông bà.
Cúng ông Táo là phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt mỗi cuối năm với mong muốn Táo Quân sẽ trình báo những điều tốt đẹp nhất từ đó Ngọc Hoàng sẽ ban phước lành cho gia đình.
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự tích Ông Táo Về Trời trong phong tục Việt Nam tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.