Bạn đang xem bài viết Sự khác nhau giữa dây loa và dây tín hiệu trong hệ thống âm thanh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hệ thống dàn karaoke được kết nối bởi rất nhiều đường dây khiến cho bạn gặp không ít khó khăn để phân biệt chúng khi sử dụng. Vậy hãy để Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa dây loa và dây tín hiệu trong hệ thống âm thanh ra sao nhé!
Dây loa là gì? Phân loại và cấu tạo của dây loa
Dây loa, tiếng Anh gọi là speaker cable, là dây có nhiệm vụ truyền dẫn tín hiệu mức cao – được khuyếch đại từ amply đến hệ thống loa.
Phân loại dây loa
Hiện tại, dây loa có 3 loại:
– Dây loa đơn (gọi là single end): đây là kiểu dây phổ biến, bạn có thể nhận biết khi nhìn thấy 2 cọc nối đấu ở hai đầu dây.
– Dây loa đa mối (gọi là bi-wire hoặc tri-wire): mỗi đầu dây có2 hoặc 3 cọc nối đấu, thường sử dụng cho loa có 2 hoặc 3 cọc nối (hoặc những loa có từ 2 – 3 đường tiếng độc lập).
– Dây loa có nhiều dạng đầu cắm, như đầu kim cong, kim thẳng, càng cua,…hay bắp chuối. Trong đó, dầu dây bắp chuối và càng cua thường thấy ở các dây loa cao cấp.
Cấu tạo bên trong dây loa
Dây loa có cấu tạo rất đơn giản, vì chỉ có 2 dây đồng bên trong lõi dây như kiểu hai dây điện âm – dương. Ngoài ra, kích thước dây loa cũng to nhỏ khác nhau tùy theo công suất và mức độ của hệ thống dàn âm thanh lớn hay nhỏ.
Dây tín hiệu là gì? Phân loại và cấu tạo của dây tín hiệu
Dây tín hiệu, tiếng Anh gọi là connector, là dây có nhiệm vụ truyền tín hiệu mức thấp từ giữa các thiết bị nguồn với nhau (như đầu băng, đầu CD,…) tới amply công suất.
Phân loại dây tín hiệu
Dây tín hiệu cũng gồm 3 loại:
– Dây tín hiệu không cân bằng (gọi là unbalanced interconnect, hoặc single-end): có 2 lõi bên trong và phần đầu cắm dạng bông sen RCA, chuyên sử dụng để kết nối các thiết bị như amply và DVD.
– Dây cân bằng (gọi là balanced interconnect): là loại dây được dùng phổ biến vì có khả năng truyền tín hiệu ổn định và chống nhiễu tốt, gồm có 3 sợi dây lõi bên trong và phần đầu nối dạng XLR.
– Dây tín hiệu số (gọi là digital interconnect): có thể được làm bằng kim loại, nhựa hoặc thủy tinh hữu cơ. Công dụng của dây này là để truyền tín hiệu số từ các nguồn phát digital (như đầu đĩa, laptop) tới bộ xử lý digital.
Cấu tạo của dây tín hiệu
Dây tín hiệu có cấu tạo hơi phức tạp, gồm 3 phần – là đầu cắm, dẫn điện và cách điện.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa dây loa và dây tín hiệu
Để phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại dây này, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm cơ bản như sau, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc kết nối hệ thống âm thanh:
- Giống nhau: Đều là dây dẫn trong hệ thống âm thanh
- Khác nhau:
Dây loa |
Dây tín hiệu |
|
Khái niệm |
Loại dây truyền tín hiệu ở mức cao (vài cho đến vài trăm volt) từ amply cho đến các loa trong hệ thống âm thanh. |
Loại dây truyền tín hiệu ở mức thấp (millivolt cho đến vài volt) giữa các thiết bị nguồn với nhau tới amply công suất. |
Công dụng |
Truyền tín hiệu từ amly đến các loa. |
Truyền tín hiệu từ giữa các thiết bị nguồn với nhau, và tới amply công suất. |
Phân loại |
Có 3 loại: dây loa đơn, dây loa đa mối và dây loa nhiều đầu cắm. |
Có 3 loại: dây tín hiệu cân bằng, dây tín hiệu không cân bằng và dây tín hiệu âm thanh số. |
Cấu tạo |
Đơn giản, có 2 dây đồng như dây điện gồm có dây âm và dây dương. |
Phức tạp, gồm có 3 bộ phận chính đầu cắm, phần cách điện và phần dẫn điện. |
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết về sự khác nhau giữa dây loa và dây tín hiệu trong hệ thống âm thanh rồi. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận phía dưới nhé, chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sự khác nhau giữa dây loa và dây tín hiệu trong hệ thống âm thanh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.