Bạn đang xem bài viết Sốt xuất huyết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, được phát hiện đầu tiên tại Philippines vào năm 1950. Bệnh truyền từ người này sang người khác thông qua vật truyền bệnh là muỗi vằn (khác với bệnh sốt rét do vật trung gian là muỗi đòn xóc). Bệnh biểu hiện bằng tình trạng sốt cao liên tục trong 3-5 ngày, sau đó đột ngột hết sốt và giai đoạn này có biểu hiện xuất huyết ngoài da hoặc nặng hơn là xuất huyết nội tạng (đường tiêu hoá, tiết niệu hay xuất huyết não). Sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột gây truỵ mạch và gây tử vong.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể biểu hiện nhiều dạng từ nhẹ giống như nhiễm siêu vi thông thường cho đến nặng gây tử vong.
Triệu chứng của sốt xuất huyết
Tùy thuộc vào từng loại sốt xuất huyết mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau:
Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)
Bắt đầu thường người bệnh sẽ có triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày khi bị nhiễm virus từ muỗi. Tiếp theo diễn biến của bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39 – 40 độ C, phát ban, buồn nôn, đau đầu, đau sau mắt, đau cơ và khớp.
Các ban sẽ xuất hiện khoảng 3 – 4 ngày và thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Các nốt ban có thể xuất hiện lại sau đó.
Sốt xuất huyết có chảy máu
Các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu. Người bệnh có thể bị các vết bầm tím, chấm xuất huyết do chảy máu dưới da (rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân), nôn ra máu, đi ngoài phân đen, hoặc phân có màu đỏ tươi.
Có thể gây ra tử vong cho người bệnh.
Sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)
Triệu chứng ở thể này giống với sốt xuất huyết cổ điển kèm với chảy máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp); Chân tay lạnh, mệt mỏi, ly bì; Tình trạng nôn tăng; Đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể (nhức hốc mắt, đau nhức cơ thể).
Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân mắc sốt xuất huyết
Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, sốt xuất huyết do virus gây ra và lây lan thông qua vật trung gian là muỗi vằn. Có 2 loại muỗi vằn truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Đặc điểm của muỗi vằn là đốt chủ yếu vào ban ngày.
Có bốn chủng virus sốt xuất huyết bao gồm virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng này đều xuất hiện ở Việt Nam và gây dịch bệnh. Khi mắc sốt xuất huyết sẽ có miễn dịch tạo thành kháng lại kháng nguyên gây bệnh. Tuy nhiên miễn dịch chỉ có tính đặc hiệu với từng chủng, điều này có nghĩa người bệnh sau khi mắc bệnh vẫn có thể bị sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc 3 bởi những chủng khác.
Điều trị sốt xuất huyết
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý truyền nước và tuyệt đối không cho người bệnh uống Ibuprofen hay Aspirin để hạ sốt. Những trường hợp gợi ý bệnh trở nặng thì cần nằm viện theo dõi cho đến khi bệnh thuyên giảm để tránh biến chứng.
Nếu như bệnh nhân sốt nhẹ, cảm thấy hơi mệt có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần phải lưu ý:
Hạ sốt đúng cách: Có nhiều cách hạ sốt tuy nhiên nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, uống lặp lại 4 đến 6 giờ. Có thể đắp khăn trên trán để cảm thấy dễ chịu, hạ sốt và tránh co giật ở trẻ nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cần bổ sung đủ nước, các chất dinh dưỡng dễ tiêu, cung cấp thêm vitamin A, B, C để tăng cường chuyển hóa, miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Tái khám theo đúng lịch đã hẹn với bác sĩ: Nếu người bệnh đặc biệt là trẻ em có các dấu hiệu khóc quấy, khó chịu, đau bụng, xuất huyết, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tay chân lạnh… hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì phải đến bệnh viện gần nhất.
Khi người bệnh nhất là trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết, không cạo gió, cắt lễ vì có thể gây đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng cho trẻ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Không cho trẻ uống các loại nước có màu đen, đỏ vì gây nhẫm lẫn với máu và tình trạng xuất huyết.
Phòng ngừa sốt xuất huyết
Xem thêm: Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt bằng cách như sau:
– Loại bỏ nơi trú ngụ cũng như sinh sản của muỗi.
– Đậy kín các dụng cụ chứa nước như lu, bể, giếng, chum, vại… để muỗi không có nơi đẻ trứng.
– Thả cá vào dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng (bọ gậy).
– Đổ bỏ nước đọng trong các dụng cụ chứa nước không dùng đến, thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải trong nhà.
– Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng.
– Mặc quần áo dài tay.
– Ngủ màn (kể cả ban ngày), rèm che tẩm hóa chất diệt muỗi.
– Dùng bình xịt muỗi, kem đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi…
Khi sốt xuất huyết bùng phát thành dịch cần tránh đi đến nơi có dịch bệnh, mặc áo dài tay, thoa kem chống muỗi, phối hợp với địa phương phun xịt hóa chất phòng chống dịch. Nếu gia đình có người mắc bệnh cần cho ngủ màn để tránh muỗi đốt lây truyền cho người xung quanh.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết
(Hình ảnh tổng hợp từ kenh14.vn, baomoi.com, ViCare, google,…)
An Khang
Phó Giáo Sư, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sốt xuất huyết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.