Bạn đang xem bài viết Soạn văn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Soạn văn 8 tập 1 bài 5 (trang 61) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, sau khi đã tìm hiểu phương pháp tóm tắt một văn bản tự sự, học sinh sẽ được củng cố bằng với tiết học luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Donwload.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.
Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự – Mẫu 1
I. Bài tập trong SGK
Câu 1. Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn đã nêu lên những sự kiện như trong SGK. Hãy theo dõi và thực hiện yêu cầu:
– Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc,
– Sắp xếp các sự việc cho hợp lý:
b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
g. Cuộc sống mỗi ngày một ngày khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm trận khủng khiếp.
e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
h. Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội
k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
– Đoạn văn tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc:
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Câu 2. Hãy nêu lên những sự kiện và nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một đoạn tóm tắt đoạn trích.
– Các nhân vật chính: chị Dậu, anh Dậu, cai lệ và người nhà lí trưởng.
– Các sự kiện chính:
- Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp.
- Chị Dậu phải bán con để lấy tiền nộp sưu thì anh Dậu mới được thả về.
- Nhờ hàng xóm giúp đỡ, chị có ít gạo nên đã nấu cháo cho chồng ăn.
- Anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến thúc sưu.
- Chị Dậu van xin khất sưu nhưng không được, cai lệ đòi trói anh Dậu.
- Chị Dậu vùng lên phản kháng.
– Tóm tắt:
Gia đình thuộc “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.
Câu 3. Có ý kiến cho rằng văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy thứ tóm tắt hai văn bản trên.
* Ý kiến: Hai văn bản trên khá khó để tóm tắt. Vì nội dung chủ yếu của hai văn bản xoay quanh những diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và cậu bé “Hồng, chứ không chỉ đơn thuần kể về các sự kiện.
* Tóm tắt:
– Tôi đi học
Hằng năm, cứ cuối thu là những kỉ niệm của buổi đầu đến trường lại mơn man trong lòng tôi. Con đường đi học vốn rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Trong khoảnh khắc cùng mẹ bước đi trên con đường ấy, tôi cảm thấy bản thân đã đổi khác. Khi đến sân trường Mĩ Lí, tôi thấy mình như nhỏ bé và có chút bỡ ngỡ. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học. Khung cảnh trong lớp dường như quen thuộc, ngay cả người bạn mới. Thầy giáo bắt đầu giảng bài – bài tập đọc: Tôi đi học.
– Trong lòng mẹ
Sau khi bố mất, mẹ phải đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng bà cô độc ác. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ. Hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng từ chối. Mặc dù vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó khiến cậu cảm thấy xót xa và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về khiến cậu vô cùng hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.
II. Bài tập ôn luyện thêm
Em hãy lựa chọn một truyện cổ tích mà em yêu thích và tóm tắt lại nội dung của truyện đó.
Gợi ý:
– Tấm Cám:
Truyện “Tấm Cám” kể về nhân vật chính là Tấm, một cô gái hiền lành, xinh đẹp. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám.
Một hôm, dì ghẻ cho mỗi chị em một chiếc giỏ, sai đi bắt tép và hứa ai bắt nhiều hơn sẽ được thưởng một chiếc yếm đào. Tấm chăm chỉ, chẳng mấy chốc mà gió đã đầy tôm tép. Cám cả buổi chỉ mải rong chơi nên chẳng bắt được con nào. Đến chiều, Cám lừa Tấm lội xuống ao tắm gội, rồi trút hết tôm tép sang giỏ của mình và đem về nhận chiếc yếm đào.
Khi Tấm lên bờ thì chỉ còn chiếc giỏ không. Tấm khóc, Bụt hiện lên bảo Tấm nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Tấm nhìn vào thì thấy có con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt cá lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền khóc lóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường.
Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Mụ dì ghẻ tìm cách không cho Tấm dự hội. Mụ ta lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp và bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh aai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Mọi người đều đến thử nhưng không ai vừa. Tới lượt Tấm thì chiếc hài vừa như in. Tấm được vua đưa vào cung làm hoàng hậu.
Đến ngày giỗ cha, nàng xin về nhà. Dì ghẻ lập mưu giết tâm và đưa Cám vào thay. Lại nói Tấm sau khi chết hóa thành chim vàng anh bay đến cung vua. Vua ngày ngày say mê vàng anh khiến cám ghen tức. Nhân cơ hội, Cám giết chết vàng anh và vứt lông ra sau vườn. Từ chỗ lông ấy mọc lên một cây xoan đào. Vua đi qua thấy cây xoan đào toả bóng mát liền sai lính mắc võng ở đây. Cám thấy vậy liền chặt cây xoan đào làm khung cửi để dệt áo cho vua. Lúc Cám dệt vải, nghe thấy tiếng kêu của khung cửu giống tiếng Tấm, hoảng sợ liền đốt khung cửi đem tro đổ ra ngoài cung. Từ chỗ đó mọc lên một cây thị, lớn lên, cả cây chỉ có một quả duy nhất. Có bà lão đi qua thấy quả thị liền bào: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất lạ thường. Bà quyết tâm tìm ra nguyên nhân và phát hiện ra Tấm. Bà xé nát vỏ thì và bảo Tấm ở hẳn với bà.
Một hôm, nhà vua đi ngang qua, thấy hàng nước liền ghé vào nghỉ ngơi. Vua nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền ngạc nhiên hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão nói rằng trầu do con gái mình têm và gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình thì vô cùng hạnh phúc liền rước Tấm vào cung. Cám thấy chị trở về xinh đẹp hơn xưa liền tò mò hỏi chị. Tấm chỉ cho Cám cách tắm nước sôi để tránh hơn. Cám làm theo và chết bỏng. Dì ghẻ nghe tin cũng uất ức mà chết theo.
– Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy:
An Dương Vương vốn là vua của nước Âu Lạc. Vua cho xây thành Cổ Loa nhưng liên đều bị đổ. Lúc bấy giờ có thần Kim Quy hiện lên giúp đỡ và còn tặng ông một chiếc móng để làm nỏ thần. Nỏ thần giúp An Dương Vương liên tiếp đánh bại đội quân của Triệu Đà khiến hắn vô cùng tức giận. Vì vậy, Triệu Đã vẫn chờ đợi cơ hội thích hợp. Hắn cho con trai là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu. Một thời gian sau, khi biết Mị Châu đã tin tưởng mình, Trọng Thủy liền dò hỏi bí mật về nỏ thần. Mị Châu ngây thơ tiết lộ hết mọi bí mật. Còn Trọng Thủy thì tìm cách đánh cắp nỏ thần và trở về đưa cho cha. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Thua cuộc, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu tiến về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Vua cầu cứu thần Kim Quy, thần hiện lên báo rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương liền rút gươm ra chém chết Mị Châu. Trọng Thủy biết tin vì quá hối hận mà nhảy xuống giếng tự tử. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước ở giếng Trọng Thủy thì thấy sáng lạ lùng.
Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự – Mẫu 2
I. Bài tập trong SGK
Câu 1. Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn đã nêu lên những sự kiện như trong SGK. Hãy theo dõi và thực hiện yêu cầu:
Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc,
Sắp xếp các sự việc cho hợp lý: b – a – d – c – g – e – i – h – k.
– Đoạn văn tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc:
Lão Hạc là một nông dân nghèo. Gia tài của lão chỉ có mảnh vườn. Vợ lão mất từ lâu. Con trai lão không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su để lại cho lão con chó Vàng làm bạn. Đói kém mất mùa, cuộc sống của lão ngày càng khó khăn. Lão phải bán con Vàng. Tiền bán chó và số tiền dành dụm được lâu nay, lão gửi ông giáo nhờ lo việc ma chay khi lão nằm xuống. Lão còn nhờ ông giáo trông nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai sau này. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để đánh bả con chó lạ hay sang vườn nhà mình. Ông giáo cảm thấy buồn khi biết chuyện. Chỉ đến khi lão Hạc chết một cách đột ngột và dữ dội, ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai hay vì sao lão chết chỉ trừ có ông giáo và Binh Tư.
Câu 2. Hãy nêu lên những sự kiện và nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một đoạn tóm tắt đoạn trích.
– Các nhân vật chính: chị Dậu, anh Dậu, cai lệ và người nhà lí trưởng.
– Các sự kiện chính:
- Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp.
- Chị Dậu phải bán con để lấy tiền nộp sưu thì anh Dậu mới được thả về.
- Nhờ hàng xóm giúp đỡ, chị có ít gạo nên đã nấu cháo cho chồng ăn.
- Anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến thúc sưu.
- Chị Dậu van xin khất sưu nhưng không được, cai lệ đòi trói anh Dậu.
- Chị Dậu vùng lên phản kháng.
– Tóm tắt:
Gia đình nghèo khó, chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.
Câu 3. Có ý kiến cho rằng văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy thứ tóm tắt hai văn bản trên.
* Ý kiến: Hai văn bản trên khá khó để tóm tắt. Vì nội dung chủ yếu của hai văn bản xoay quanh những diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và cậu bé “Hồng, chứ không chỉ đơn thuần kể về các sự kiện.
* Tóm tắt:
– Tôi đi học: Hằng năm, đến cuối thu là những kỉ niệm về ngày đầu đi học lại mơn man trong lòng tôi. Con đường đi học vốn rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Trong khoảnh khắc cùng mẹ bước đi trên con đường ấy, tôi cảm thấy bản thân đã đổi khác. Khi đến sân trường Mĩ Lí, tôi thấy mình như nhỏ bé và có chút bỡ ngỡ. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học. Khung cảnh trong lớp dường như quen thuộc, ngay cả người bạn mới. Bài học đầu tiên là bài tập đọc: Tôi đi học.
– Trong lòng mẹ
Bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng sống cùng bà cô. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ. Hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng từ chối. Mặc dù vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó khiến cậu cảm thấy xót xa và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng về. Gặp lại mẹ, cậu vô cùng xúc động.
II. Bài tập ôn luyện
Tóm tắt văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Gợi ý:
Trời mưa tầm tã lúc một giờ đêm khiến nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Con đê của làng X phủ X xem chừng có nguy cơ bị vỡ. Từ chiều đến giờ hàng trăm con người cố gắng bảo vệ. Tình cảnh trông vô cùng thảm hại. Trái ngược lại, viên quan phụ mẫu ở trong đình không xa đang ung dung ăn uống, say sưa đánh tổ tôm. Khi có người cấp báo đê sắp vỡ, quan vẫn mặc kệ, chửi mắng sai lính đuổi ra. Đến lúc đê vỡ, dân chúng lầm than. Cũng là lúc mà quan sung sướng vì được ù ván bài lớn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn văn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Soạn văn 8 tập 1 bài 5 (trang 61) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.