Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 7: Bộ xương Giải SGK Sinh học 8 trang 27 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi và bài tập chương 2 trang 23 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh 8 Bài 7 trang 23 giúp các em hiểu được kiến thức về các thành phần chính của xương, các khớp xương. Giải Sinh 8 bài 7: Bộ xương được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8 bài 7: Bộ xương mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Sinh 8 Bài 7 Bộ xương
I. Các phần chính của bộ xương
1. Cấu tạo của bộ xương: gồm 3 phần chính.
+ Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt.
- Xương sọ: gồm 8 xương ghép lại thành hộp sọ lớn chứa não.
- Xương mặt: nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật
+ Xương thân gồm: xương ức, xương sườn và xương sống.
Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.
Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (có 2 đôi không gắn với xương ức).
+ Xương chi (xương tay và xương chân)
+ Xương tay và xương chân đều có những phần tương tự nhau, nhưng khác nhau về kích thước, cấu tạo đai vai, đai hông, sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
2. Chức năng của bộ xương
- Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian.
- Tạo khung → hình dạng nhất định.
- Chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng.
- Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.
II. Các khớp xương
– Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.
Cơ thể con người có ba loại khớp xương chính, chúng được phân loại theo chuyển động mà chúng cho phép:
Cơ thể con người có ba loại khớp xương chính, chúng được phân loại theo chuyển động mà chúng cho phép:
- Khớp bất động (Synarthroses): Đây là những khớp cố định. Chúng được định nghĩa là hai hoặc nhiều xương tiếp xúc gần nhau và không có chuyển động. Xương sọ là một ví dụ về khớp xương bất động. Các khớp bất động giữa các xương của hộp sọ.
- Khớp bán động (Amphiarthroses): Còn được gọi là khớp sụn, những khớp này được định nghĩa là hai hoặc nhiều xương được giữ chặt chẽ với nhau đến mức chỉ có thể cử động hạn chế. Các đốt sống của cột sống là những ví dụ điển hình về khớp bán động.
- Khớp động (Diarthroses): Còn được gọi là khớp hoạt dịch, các khớp này có chất lỏng hoạt dịch giúp tất cả các bộ phận của khớp chuyển động nhịp nhàng với nhau. Đây là những khớp phổ biến nhất trong cơ thể bạn. Ví dụ bao gồm các khớp như đầu gối, háng, vai,….
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 7 trang 25
– Bộ xương có chức năng gì?
– Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.
Trả lời:
a) Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được, xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).
b) * Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:
– Mỗi xương đều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:
– Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.
+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.
– Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.
– Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:
+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.
+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác
+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)
+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân
+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân
* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:
– Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.
– Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
Giải bài tập Sinh học 8 bài 7
Bài 1 (trang 27 SGK Sinh học 8)
Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào ?
Gợi ý đáp án
Bộ xương người gồm 3 phần:
- Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.
- Phần thân gồm cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
- Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
Bài 2 (trang 27 SGK Sinh học 8)
Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người ?
Gợi ý đáp án
Sự khác giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người :
– Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.
– Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.
Bài 3 (trang 27 SGK Sinh học 8)
Nêu rõ vai trò của của từng loại khớp.
Gợi ý đáp án
Vai trò của các loại khớp :
– Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: bao gồm các khớp như đầu gối, háng, vai,….
– Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.
– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 7: Bộ xương Giải SGK Sinh học 8 trang 27 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.