Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Giải SGK Sinh học 8 trang 198 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Sinh 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 63 trang 198 giúp các em hiểu được kiến thức về các biện pháp tránh thai. Giải Sinh 8 Bài 63 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Soạn Sinh 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, mời các bạn cùng tải tại đây.
Soạn Sinh 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Lý thuyết Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 63
- Giải bài tập Sinh học 8 Bài 63 trang 198
Lý thuyết Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
I. Ý nghĩa của việc tránh thai
Nước ta đang thực tích cực thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình:
- Giúp mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con đảm đảm đầy đủ điều kiện nuôi dạy con cái tốt nhất
- Đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no
- Giảm áp lực dân số đối với Việt Nam và thế giới
- Đảm bảo nền kinh tế phát triển, các chế độ phúc lợi: học tập, bệnh viện, vui chơi, giải trí, lương hưu… được tốt nhất.
– Tránh thai là bảo vệ sức khoẻ cho người phụ nữ:
- Đối với bạn gái dưới tuổi 20, cơ thể còn đang phát triển, hệ sinh dục chưa hoàn thiện, không nên mang thai. Nếu đã ngoài 35 tuổi, việc sinh nở cũng có thể khó khăn, cơ thể lâu hồi phục, trứng đã “già” nên nguy cơ con sinh ra bị bệnh cao hơn.
- Sinh con dày (cách nhau không tới 2 năm) hoặc sinh nhiều con sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mẹ và con.
- Việc nạo thai gây nguy cơ viêm nhiễm sinh dục hoặc gặp các tai biến khác là khá cao. Đặc biệt khi nạo phá thai ở những cơ sở không đảm bảo y tế.
II. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
– Ở các bạn nữ, khi có kinh lần đầu chứng tỏ là các bạn đã có khả năng có thai, nếu không biết giữ gìn và có các biện pháp phòng tránh thì có thể mang thai ngoài ý muốn.
– Mang thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:
- Tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn …
- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao hơn.
– Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi đang đi học còn ảnh hưởng đến học tập, địa vị xã hội, công tác, gia đình, cuộc sống …
* Lưu ý: nếu đã lỡ mang thai mà không muốn sinh con thì cần xử lí và giải quyết sớm ở những cơ sở có trang thiết bị tốt, cán bộ có chuyên môn vững vàng.
III. Các biện pháp thánh thai
1. Cần có các biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn
– Cần có 1 tình bạn trong sáng, lành mạnh, tránh quan hệ tình dục trong độ tuổi còn đi học
– Gia đình, nhà trường, xã hội nên tổ chức các buổi tuyên truyền, trò chuyện về những nguy cơ có hại khi có thai ở tuổi vị thành niên, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể với chủ đề sức khỏe sinh sản vị thành niên …
– Nếu xảy ra việc quan hệ tình dục thì phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn: sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai …
2. Các biện pháp tránh thai
– Thuốc tránh thai. Một trong các biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng hiện nay là thuốc tránh thai. Đây là sự kết hợp giữa Hormone Estrogen và Progestin hay chỉ duy nhất thành phần Progestin, có tác dụng ngăn ngừa khả năng mang thai hiệu quả. Nếu sử dụng đúng chỉ định, có thể đạt hiệu quả cao trong vấn đề tránh thai và một số lợi ích khác:
- Cải thiện triệu chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Giảm tình trạng viêm nhiễm vùng chậu, loãng xương.
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
- Có khả năng phòng chống ung thư, mang thai ngoài tử cung.
- Giúp làm giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, thiếu máu do thiếu Sắt.
– Miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai tuy không phổ biến như các biện pháp tránh thai khác, nhưng vẫn được tin dùng bởi những công dụng hiệu quả.
Một số tác dụng phụ thường xuất hiện khi sử dụng phương pháp này là: chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, có triệu chứng đau ở vú, buồn nôn kèm nôn. Nếu tình trạng trên kéo dài, nên gặp bác sĩ để thay đổi phương pháp phù hợp hơn hoặc thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý nếu có.
– Bao cao su
Phương pháp này giúp các cặp đôi đạt hiệu đến 99% hiệu quả nếu sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, trong các biện pháp tránh tránh thai, việc sử dụng bao cao su còn nổi bật với ưu điểm bảo vệ sức khỏe, hạn chế một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
- Ngăn không cho trứng chín và rụng.
- Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 63
Câu hỏi trang 197
– Hãy phân tích ý nghĩa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình
– Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào ?
– Cuộc vận động đó có ý nghĩa gì ? Lý do ?
– Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học
Trả lời:
– Hãy phân tích ý nghĩa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình : giúp cho mỗi gia đình có hiểu biết như không sinh con quá sớm ( trước 20 tuổi ), không đẻ dày, đẻ nhiều và thực hiện sinh đẻ có kế hoạch (1-2 con )
– Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào ? : tuyên truyền cuộc vận động không kết hôn sớm, mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con, do đó cần áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp ( sử dụng bao cao su khi quan hệ, uống thuốc tránh thai sau mỗi lần quan hệ )
– Cuộc vận động đó có ý nghĩa gì ? Lý do ? : Giúp mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con có điều kiện nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, phát triển được kinh tế gia đình và xã hội
– Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học : sẽ gây rất nhiều khó khăn ( ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, điều kiện nuôi dưỡng thai,…)
Câu hỏi trang 197:
Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ?
Trả lời:
Cần có một tình bạn trong sáng lành mạnh, tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên. Gia đình, nhà trường, xã hội nên tổ chức các buổi tuyên truyền, trò chuyện về những nguy cơ có hại khi có thai ở tuổi vị thành niên. Nếu xảy ra quan hệ tình dục thì nên áp dụng các biện pháp tránh thai
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 63 trang 198
Bài 1 (trang 198 SGK Sinh học 8)
Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Phải làm gì để điều đó không xảy ra?
Gợi ý đáp án:
*Những ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là:
– Dễ sảy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ.
– Con khi đẻ ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong cao.
– Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng hoặc chửa ngoài dạ con, tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo gây vỡ tử cung khi chuyển dạ lần sau.
– Phải bỏ học, ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp.
*Để tránh rơi vào tình trạng trên, cần phải:
- Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc trong tương lại.
- Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Bài 2 (trang 198 SGK Sinh học 8)
hững hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì Làm thế nào để tránh được?
Gợi ý đáp án:
– Hậu quả:
- Làm ảnh hưởng đến tâm lí, chưa chuẩn bị tâm lí làm mẹ khi còn nhỏ tuổi.
- Ảnh hưởng đến việc học.
- Dễ bị vô sinh, băng huyết, nhiễm khuẩn và thường sót rau.
– Biện pháp:
- Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục.
Bài 3 (trang 198 SGK Sinh học 8)
Hãy liệt kê các phương tiện dùng để tránh thai theo bảng sau:
Cách ngăn có thai | Phương tiện sử dụng | Có ưu, nhược điểm gì? (nếu em biết) |
Ngăn không cho trứng chín và rụng | ||
Ngăn trứng thụ tinh | ||
Ngăn sự làm tổ của trứng (đã thụ tinh) |
Gợi ý đáp án:
Cách ngăn có thai | Phương tiện sử dụng | Có ưu, nhược điểm gì? (nếu em biết) |
Ngăn không cho trứng chín và rụng | – Viên thuốc tránh thai – Que cấy ngừa thai |
– Tránh thai hiệu quả – Đắt tiền |
Ngăn trứng thụ tinh | – Tính ngày trứng rụng – Bao cao su – Triệt sản nữ – Triệt sản nam |
Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng |
Ngăn sự làm tổ của trứng (đã thụ tinh) | Dụng cụ tránh thai (dụng cụ tử cung – vòng tránh thai) | – Ngăn được sự làm tổ của trứng đã thụ tinh – Có thể gây ra một số bệnh trong nhiều trường hợp |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Giải SGK Sinh học 8 trang 198 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.