Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 6: Phản xạ Giải SGK Sinh học 8 trang 23 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Sinh 8 Bài 6: Phản xạ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Sinh học 8 Bài 6 trang 23 giúp các em hiểu được phản xạ là gì, cấu tạo và chức năng của nơron. Giải Sinh 8 bài 6 Phản xạ người được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Phản xạ mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Sinh 8 Bài 6 Phản xạ
I. Phản xạ là gì?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Ví dụ, khi đột ngột chạm tay vào cốc nước nóng ta có phả ứng rụt tay lại. Phản xạ không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng các kích thích của môi trường trong. Ví dụ, sự tăng nhịp hô hấp và sự thay đổi nhịp co bóp của tim… khi lao động, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, da tái lại (do co mạch dưới da khi trời lạnh)… đều là các phản xạ.
II. Cấu tạo và chức năng của nơron
– Cấu tạo của một noron điển hình:
- Thân nơron có chứa nhân
- Sợi phân nhánh ở các góc thân
- Sợi trục ở một góc thân, bên ngoài có các bao miêlin, khoảng cách giữa các bao miêlin gọi là eo Ranvie
– Chức năng: tế bào thần kinh có 2 chức năng cơ bản:
- Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh.
- Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân noron và truyền dọc theo sợi trục nhờ xinap.
– Các loại nơron: có 3 loại
Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :
- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
- Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
- Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
III. Cung phản xạ
1. Phản xạ
– Ví dụ:
- Sờ tay vào vật nóng → rụt tay lại
- Nhìn thấy quả chua → tiết nước bọt
– Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
– Ở thực vật có hiện tượng khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại → đây không phải là phản xạ vì thực vật không có hệ thần kinh.
2. Cung phản xạ
– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)
– Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.
3. Vòng phản xạ
– Ví dụ:
- Khi tay chạm vào ngọn nến → cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da) → xung thần kinh theo noron hướng tâm → noron trung gian ở trung ương thần kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.
- Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.
– Khái niệm: vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi. Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.
– Các phản xạ đều được thực hiện theo một vòng khép kín
Lưu ý: dù phản ứng chỉ 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích thì vẫn có thông tin ngược. Vì vậy dù phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 6
Câu 6 trang 20
– Hãy nêu thành phần cấu tạo cùa mô thần kinh.
– Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6 -1).
Trả lời:
– Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào (nơron) thần kinh.
– Cấu tạo: Mỗi nơron đều gồm phấn thân và các tua.
- Phần thân gồm clúit tế bào và nhân.
- Các tua gồm / tua dài (gọi là sợi trục) và nhiều tua ngắn (gọi là sợi nhánh).
– Chức năng: Nơron có 2 chức năng là cám ứng và dần truyền xung thần kinh
+ Cảm ứng: Nơron có khả nàng phát sinh xung thần kinh khi có kích thích
Kích thích → Nơron → Xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiểu nhất định:
Từ sợi nhánh → Thán nơron → Sợi trục
– Nơron thần kinh gồm các loại sau:
- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
- Nơron trung gian (Nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, dảm bảo liên hệ giữa các nơron.
- Nơron li tâm (nơron vận dộng) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng
Câu 6 trang 21
Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thán kinh ử nơron hướng tâm và nơron li tâm?
Trả lời:
+ Nơron cảm giác dần truyền xung thần kinh hướng về trung ương.
+ Nơron vận động dẫn truyền xung từ trung ương tới cơ quan trả lời.
Giải bài tập Sinh học lớp 8 Bài 6: Phản xạ
Bài 1 (trang 23 SGK Sinh học 8)
Phản xạ là gì ? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ
Gợi ý đáp án
* Địnhnghĩa: Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.
Hoặc đơn giản như: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
* Một vài ví dụ về phản xạ:
- Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.
- Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ.
- Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ…
Bài 2 (trang 23 SGK Sinh học 8)
Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó
Gợi ý đáp án
Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ :
Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ
– Phân tích ví dụ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.
Ví dụ 2: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ.
Nếu ta dẫm phải hòn than nóng thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh.
Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng) làm chân rụt lại
Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 6: Phản xạ Giải SGK Sinh học 8 trang 23 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.